Thứ sáu, 26/04/2024,


CHÙM THƠ LỤC BÁT DỰ THI “NGÀN NĂM HỒN VIỆT, TÂN MÃO – 2011” SỐ 44 (04/08/2011) 



Tác giả Hoàng Duy Bình (Hải Phòng)
ĐT: 01.667.792.695, Email: hoangduybinhbs@gmail.com

VỚI EM

Em đừng nhặt gió heo may
Mà gom thành bão bẻ cây vườn người
Đừng buông giọt mắt em rơi
Nỗi buồn đâu dệt thành vui bao giờ
Đừng coi lá nổi làm đò
Chớ đem trong đục để dò nông sâu
Đừng làm những chuyện đẩu đâu
Không vôi chẳng có cau trầu nồng cay
Em đừng chở tối sang ngày
Buộc trăng vào mối tình này mộng mơ
Trời xanh nắng đỏ câu thơ
Lòng thanh tĩnh tựa con đò êm trôi
Cứ hồn nhiên thế, em ơi!
Chân tình như hạt mưa rơi ngọt lành.

MẸ

Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa.

CHỊ TÔI

Tuổi già nương tựa chồng con
Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa
Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh

Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu
Sốt rừng, bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng

Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng

Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh

Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi.

TƠ LÒNG

Xưa chưa buông hết sợi tình
Để giờ dốc cạn lòng mình mà yêu

Xưa còn một nửa cánh diều
Giờ đem vén mảnh mây chiều tìm trăng

Trách người nên bãi dâu xanh
Để cho tằm phải nhọc nhằn nhả tơ.

ĐẬU BẾN MẮT EM

Em về đưa mắt nhìn quanh
Chẳng thấy người vội liếc nhanh lên lầu
Cái nhìn tinh quái làm sao
Chắc tìm ai lúc đầu chiều gọi em

Trời xanh trong mắt em nhìn
Anh hóa mây biếc đắm chìm ở trong
Hay là thành hạt mưa giông
Để em đôi mắt thành sông nước đầy
Đất trời như ủ men say
Thuyền anh đậu bến đêm ngày mắt em.

VÔ ĐỀ

Nhiều khi mua rủi bán may
Đi mua đêm để bán ngày, lạ chưa?
Lại còn mua nắng bán mưa
Rau non vứt xó để mua cải ngồng
Sự đời là mớ bòng bong
Ai đem khôn dại đếm đong việc đời
Cầm vàng, khôn quá… vàng rơi
Có khi dại nhặt sắt... tôi thành vàng.

CHIỀU THU HỒ TÂY

Chiều thu ngồi ngắm Hồ Tây
Đâu đây mặt nước giăng dày tiếng chuông
Thuyền ai mờ lẫn trong sương
Tưởng như chở những giọt tương tư về
Mây đi đón mảnh trăng thề
Cây buông lá, gió rầm rì lời ca
Đất trời rộng đến bao la
Mà không dấu nổi trong ta nỗi niềm.

TỰA CỔNG CHỜ MƯA

Nhà anh mở cổng ven đường
Em đi dạy học ngày thường qua đây
Chiều buồn ra ngắm gió mây
Nhớ em anh đứng trên này ngóng em
Mỗi lần em ngước nhìn lên
Là khi anh thấy con tim bồi hồi
Dường như tím cả đất trời
Cái nhìn theo suốt cuộc đời của anh

Hôm kia trời đổ mưa giông
Mưa như trút nước, đùng đùng sấm vang
Nom em sướt mướt trên đường
Mảnh mai thân liễu, anh thương em nhiều
Nhưng anh cũng trách một điều
Sao em không trú mưa vào cổng anh
Sao em vội hay vô tình
Để anh tựa cổng một mình lẻ loi

Hôm qua lại nắng đỏ trời
Em đi cõng nắng trên người, ô hay
Ước gì anh hóa hàng cây
Hay là thành những đám mây che đầu
Ước gì anh hóa nhịp cầu
Nối tình yêu giữa hai đầu đôi ta

Trưa nay đứng tựa cổng nhà
Mơ màng anh thấy như là sắp mưa.

TRĂNG

Lên lầu đừng khép song đào
Để trăng còn được ra vào tự nhiên
Lúc chập tối hay nửa đêm
Nhiều khi như thấy Hằng tiên thầm thì
Nửa gối chiếc, nửa giường the
Dành cho trăng nghỉ, có về được không?
Canh khuya trong giấc mơ vàng
Quờ tay chạm phải trăng nằm cạnh sao
Ngoài kia gió thổi rì rào
Tiếng gà báo thức va vào bóng trăng.

Hoàng Duy Bình

Tác giả Lê Đình Tiến (Hưng Yên)
ĐT: 01648506415, Email:movenoixalam_123@yahoo.com

XÙ XÌ

Tôi về thăm lại bờ sông
Trẻ trâu hồi đó cứ chòng em... tôi...
Giả vờ chơi đám cưới thôi
Thế là khúc khích em cười chạy sau.

Xù xì hai đứa với nhau
Em thua ngồi khóc phía sau bờ tường
Thôi nào cô bé dễ thương
Nín đi đừng để mắt vương vấn nhiều

Đền em mất một con diều
Em còn giận dỗi cả chiều chẳng chơi
Thế là chẳng nói một lời
Bờ sông chỉ tội ông trời mưa ngâu
Thế là, có thế là đâu
Xin thời gian chút nhiệm mầu mà thôi.

Xa rồi bé lọ lem ơi
Theo chồng bỏ lại mình tôi thẫn thờ.
Ngày xưa đám cưới giả vờ
Nụ cười rơi mất bên bờ sông xưa
Ú tìm em chốn song chưa
Ước chi hồi đó tôi thua xù xì.

Lê Đình Tiến

Tác giả Đỗ Văn Chính (Hà Nội)
ĐT: 0936836570, Email: huongchexanh63@yahoo.com/vn

NHỚ HỘI LIM

Em ơi còn nhớ Hội Lim,
Anh và em giữa muôn nghìn lời ca?
Hay về vui với người ta
Để quên anh với “ý a” giữa đời?

Giá đừng có giọt mưa rơi
Đừng vương trên má khiến tôi rối bời!
Mi em ướt đẫm lâu rồi
Khăn tôi khô lắm mà tôi rụt rè.

Nay về đếm nỗi đam mê
Gói vào thơ gửi bốn bề trăng sao
Cầu trời cho ngọn gió đào
Đưa lời tôi tới nơi nào có em.Z

Ngóng chờ đêm cứ thâu đêm,
Mệt nhoài ôm nỗi buồn tênh mệt nhoài.
Bao giờ cho đến giêng hai
Đồi Lim mở hội Xứ Đoài lại lên.

MẸ GOM NẮNG QUÁI MƯA BAY

Mẹ đi trời nắng chang chang
Mẹ về mưa trút mưa chan trắng đồng

Chân trần nón lá lưng ong
Quang mềm đòn gánh vít cong tháng ngày

Mẹ gom nắng quái mưa bay
Vo tròn chín tháng mười ngày thành con

Mẹ qua trăm nẻo đường mòn
Vượt ngàn thác lũ mong con nên người

Tuổi nay mẹ ngoại tám mươi
Thương con thường nở nụ cười cho con!

CÁI LÚM ĐỒNG TIỀN

Phải chăng cái lúm đồng tiền
Làm tôi chết đứng giữa miền ngả nghiêng
Hồn xuôi về chốn cô miên
Giật mình còn ngỡ tóc tiên buộc mình!

Đỗ Văn Chính

Tác giả Ngô Xuân Thanh, bút danh Bình Thanh - Cỏ gà
(Nam Định) ĐT: 01238476960, Email: binhthanhnd@gmail.com

DÒNG SÔNG LỤC BÁT

Chân tõe hát Việt dân ca*
Mênh mang tình đất thiết tha tình người
Càn khôn vật đổi sao dời
Dòng sông Lục bát ngọt lời cội quê...

Lột vách đãi khách xa cơ*
Bát cơm lỡ vận ngày qua dặm ngàn!
Nắn vuông uốn méo cho tròn
Trăm năm* nhân ngãi mãi còn thương nhau!

Vinh hoa duyên nợ là đâu*
Giọt chiều tri ngộ sông sâu lật thuyền!
Âm dương vắt óc mà suy*
Thông tùng dối nắng bóng thì ai cho?

Dứt lòng buốt tiếng gọi đò*
Bả vinh hoa vẫn cốc cò ngả nghiêng!
Nước non trăn trở lời nguyền*
Sương tô điểm núi xum miền nông sâu!

Ngược dòng một cánh buồm nâu*
Gạo tiền cơm áo gội mầu chanh chua!
Thiền dâng đời một đạo bùa*
Kiếp người bóng đứng nghiêng trưa đổ chiều!

Mắt xanh đối diện bao điều
Gương pha lê vỡ trong chiều cỏ may
Công cha nghĩa mẹ cao dày
Dòng sông LỤC BÁT chở đầy hoa thơm
Là hương sắc một đài sen
Hồn thiêng non nước mang tên Bác Hồ*!

Một dòng "Huyền thoại" triều mơ
Mong thành hạt cát nối bờ cỏ hoa!...

* Ý thơ trong các câu thơ lục bát tài hoa của các thi nhân:
Nguỵễn Trãi, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương,Tú Xương,
Tản Đà, Nguyễn Bính, ĐồngĐức Bốn, Bùi Giáng,
Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ, Ca dao, Nguyễn Trọng Tạo.

TÌM KỶ NIỆM XƯA

Ngượng ngùng với ánh trăng sao
Cau trầu trao nụ ước ao... nhiệm mầu!

Ngẫm thời nón lá áo nâu
Chân trần gánh lúa qua cầu trĩu vai
Dẻo cơm bùi sắn thơm khoai
Hạt vàng nâng bước chân người phương xa
Trọn nghĩa nuớc vẹn tình nhà
Hương cau vẫn ngát nẻo xa dặm dài!

Ngày xanh vàng kỷ niệm xưa
Một bàn tay máy lại qua bới đào
Vùi mưa lấp nắng ào ào
Sân rêu tượng đá nôn nao cô hồn
Gà đâu gọi sáng đầu thôn
Trâu già thèm cỏ sân gôn cuối chiều
Trở trăn mặc cảm mùa yêu
Xôn sao gió mới cánh diều thêm dây
Thẫn thờ mẹ nhớ những ngày
Sắn quần trong khói cấy cày chênh chao!

Vườn cau đốn lỏn từ bao
mọc lên san sát mái lầu ngất cao
Giàn trầu xanh dậu ca dao
Quả cau bằng nhựa cứa vào tim tôi
Chỉ còn trắng chiếc bình vôi
Thơm vườn cổ tích nét cười răng đen!!!

VIẾNG MỘ THI NHÂN

Thanh minh trò viếng mộ người
Gió xuân vít lá cong trời tháng ba
Đời người:"nắng táp mưa xa"
Mộ phần không mái nhập nhoà lửa hương!

Thảng như sông chảy vô thường
Dòng xe,khúc hát trong đường...ru qua
Nhà trò dựng lại tích xưa
"Với tình"dẫu mấy nắng mưa phũ phàng
Công viên quy tập khang trang
Nắng chiều nương bóng tượng vàng "Quốc Công*!

Nhà hàng ếch ngậm ớt hồng
Ngàn năm buốt tiếng đêm đông "gọi đò"!

Sông công lắm cá nhiều cò
Loá vòng danh lợi diễn trò trái ngang
Bờ hồ ghế đá xếp hàng
Văn minh váy ngắn lệch càng nhiêng đêm...

Bầu máu nóng vội qua thềm
Bia xanh khắc nỗi nhân hiền diết da*

Một trường trào lộng muôn hoa
Nhân sinh trong mái nhà nhà hả hê...

Gọi hè hối hả nhạc ve
Vị Xuyên sóng nhẹ vỗ về giấc tiên!...

*Quốc Công tiết chế Trần quốc Tuấn
*Mặt sau tấm bia khắc bài thơ của cụ tam nguyên
Nguyễn Khuyến tặng cụ Tú

Bình Thanh

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Trâm Anh - tramankpham@gmail.com - 01284452085 - 6/26 lý tự trọng  (Ngày 24/08/2011 1:33:08)

Trong chùm thơ của tác giả Hoàng Duy Bình,tôi thích nhất là bài "Chiều thu Hồ Tây".Là người Hải Phòng nhưng ông lại có những dòng thơ vô cùng lãng mạn viết về một thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội,đó là Hồ Tây.
Chiều thu ngồi ngắm Hồ Tây
Đâu đây mặt nước giăng dày tiếng chuông
Thuyền ai mờ lẫn trong sương
Tưởng như chở những giọt tương tư về
Mây đi đón mảnh trăng thề
Cây buông lá, gió rầm rì lời ca
Đất trời rộng đến bao la
Mà không dấu nổi trong ta nỗi niềm.
Chỉ với tám câu thơ lục bát nhưng khi đọc bài thơ mà cảm tưởng như Hồ Tây đang thực sự hiện lên trước mắt ta vậy.Mở đầu với câu "chiều thu ngồi ngắm Hồ Tây",chẳng phải đây là một thú vui của người Hà Nội nói riêng và những người từng đến Hà Nội nói chung sao?Hà Nội chiều thu với những khoảng lặng đầy trữ tình,và tâm hồn nhà thơ cũng xao xuyến.Mặt nước phẳng lặng như tờ lại vang đầy tiếng chuông.Tiếng chuông chiều từng hôi từng hồi đều đặn trong cái không gian lặng lẽ thật là xuyến xao lòng người."Thuyền ai mờ lẫn trong sương-Tưởng như chở những giọt tương tư về".Câu thơ khiến chúng ta cảm nhận ngay sự mờ ảo của không gian chiều thu Hồ Tây và trong đó có con thuyền "mờ lẫn" ẩn hiện.Cảnh vật trở nên hết sức lung linh,mơ hồ,tác giả dưòng như đã bị mê hoặc bởi cảnh sắc mờ ảo nơi đây.Tưỏng răng con thuyền đó là chở tương tư,nhà thơ quả thật có tâm hồn lãng mạn.Chiếc thuyền đi vào trong màn sương có khi nào là của một cô gái chèo lái,mang đi sự tương tư của một chàng trai,chiếc thuyền trôi đi xa khuất tầm mắt được nàh thơ thể hiện thật nhẹ nhàng,thấm đậm tình cảm của người làm thơ."Mây đi đón mảnh trăng thề-Cây buông lá, gió rầm rì lời ca,những cảnh vật quanh Hồ Tây được nhà thơ nhân hoá,mang hành động,tâm can như con người.Cảnh vật trở nên vô cùng lãng mạn,cây buông lá,gió thầm thì lời ca,mây đi đón mảnh trăng thề.Thiên nhiên vạn vật đang giao hoà giao cảm,mây có trăng làm bạn,đón ánh trăng sáng vời vợi của mùa thu,còn cái gió se lạnh của mùa thu lại rít lên như rầm rì lời ca,cây lá xào xạc bởi những tán lá vàng mùa thu rơi.Một khung cảnh Hồ Tây chiều thu nồng nàn,mang một hương vị,một dấu ấn mà chỉ có hà Nội mới có được.hai câu thơ cuối "Đất trời rộng đến bao la-Mà không dấu nổi trong ta nỗi niềm."Bài thơ khép lại với lời thơ có hơi thở não nề của tác giả,đất trời là một không gian bao la rộng lớn là vậy,nhưng không dấu nỗi niếm của tác giả, ta thấy đựoc nỗi lòng mà tác giả thể hiện ở hai câu cuối.
Đọc xong bài thơ nhưng vẫn cảm thấy như hơi thở mùa thu Hà NỘi,thấy cảnh sắc tĩnh lặng rất nên thơ của Hồ Tây.Những câu thơ ngắn ngủi nhưng nhà thơ đã thổi cái hồn thi sĩ của mình vào làm cho cảnh vật Hồ Tây lãng mạn hơn bao giờ hết

  Trần Thị Ngọc Anh - quydoi_lanhlung_hp96@yahoo.com - 01295768408 - 16/165 Vũ Chí Thắng, Lê Chân, Hải Phòng  (Ngày 18/08/2011 10:37:39)

Trong chùm thơ của tác giả Hoàng Duy Bình, tôi thích nhất bài thơ “Chiều thu Hồ Tây”. Lần đầu tiên đọc thơ Hoàng Duy Bình và đặc biệt là bài thơ này, tôi khá ấn tượng bởi những lời thơ lục bát giản dị nhưng ý nghĩa không hề giản đơn, ngôn ngữ tuy dễ hiểu nhưng không hề thô sơ mà còn có nét gợi cảm.
Bản thân tôi cũng có nhiều kỉ niệm gắn liền với Hồ Tây- một thắng cảnh đẹp của Thăng Long Hà Nội và cũng là đối tượng trữ tình của bài thơ. Mẹ tôi vốn là một phụ nữ Hà Nội chính gốc, mẹ lấy bố tôi- là một người dân đất Cảng và sau đó về Hải Phòng sinh sống lập nghiệp. Bố mẹ tôi lần đầu gặp nhau chính là nơi Hồ Tây này. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên tôi được bố mẹ cho lên đó (coi như lần đầu tiên vì khi đó tôi mới là đứa trẻ có nhận thức), đó hình như cũng là một buổi chiều thu, khi những làn gió nhẹ thổi qua mang theo hơi lạnh, 3 người chúng tôi đứng bên nhau và ngắm hồ bên chiếc rào chắn ngang hông ở ven hồ. Lúc đó tôi cũng thấy kỳ lạ lắm, tôi những tưởng hồ đó là một chiếc gương vì nó in lại những hình ảnh của mây trời trên cao. Tôi toan bước xuống thăm thú,… nhưng nào đâu có được! Bây giờ tôi cũng đã lớn khôn thêm và biết rằng không được bước xuống hồ, nhưng những khoảnh khắc lặng yên ngắm hồ như khi xưa tôi còn bé cứ thưa thớt dần đi khiến tôi khi đọc bài thơ ấy cứ thấy cay cay nơi sống mũi, bởi ít khi tôi thực sự ngắm nhìn và mở lòng với vè đẹp thơ mộng, hữu tình của Hồ Tây- nơi tôi từng có những lúc vụng dại. Tuy vậy qua bài thơ này, tôi cũng cảm nhận được những nét đẹp vốn có của nơi đây, và cũng hiểu thêm một chút gì đó về tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra cho ta một không gian trời thu vào buổi chiều tối: “Chiều thu ngồi ngắm Hồ Tây/ Đâu đây mặt nước giăng đầy tiếng chuông”. Trong khoảnh khắc chiều thu mênh mang, chủ thể trữ tình đã lắng nghe được tiếng chuông chùa Trấn Vũ đâu đây vang vọng, ý thơ này ta đã bắt gặp trong câu ca dao “Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Từng tiếng chuông vang lên theo nhịp đều đặn, chầm chậm như lan, như tỏa xuống mặt nước, như tan ra, như hòa với những làn nước thu trong xanh. Khi đó, chắc hẳn trái tim con người cũng sẽ cảm thấy xốn xang… Ngắm thêm một chút nữa, sương đã giăng đầy và bao trùm không gian: “Thuyền ai mờ lẫn trong sương/ Tưởng như chở những giọt tương tư về”. Hình ảnh thuyền trong bài thơ khiến chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận thấy một không gian huyền ảo, mơ hồ khó đoán định khi sự vật dù có nét nhưng những nét đậm, nhạt, thanh mảnh cứ thay nhau lẩn khuất sau những màn sương, khiến trái tim ta cũng trở nên lâng lâng, mơ hồ. Và có lẽ đang trong tâm trạng tương tư của một chàng trai, chủ thể trữ tình đã đem tâm trạng đó gửi gắm vào những chiếc thuyền mộc nhỏ bé đang trôi theo dòng nước. Tâm tình ấy gửi theo chiếc thuyền nhỏ để chúng đi xa tít tầm mắt, để đến với người anh tương tư. Nhưng khi thuyền trở về, ta lại bắt gặp những nỗi niềm đó, tình yêu âm thầm, lặng lẽ ấy đã không được đáp lại… Ở câu thơ này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ một cách sáng tạo qua cụm từ “giọt tương tư” gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị như trong những câu đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải): nỗi tương tư thấm đẫm trong không gian rồi ngưng đọng thành giọt tâm trạng long lanh, lấp lanh như những giọt sương thu… Và nỗi niềm của tác giả lại truyền ra bốn phương, tỏa rộng và lên cao: “Mây đi đón mảnh trăng thề/ Cây buông lá, gió rì rầm lời ca”. Hai câu thơ ngắn gọn đã miêu tả khung cảnh xung quanh Hồ Tây với những hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên như mây, trăng, cây lá, gió nhưng những sự vật, hiện tượng đó lại được nhà thơ nhân hóa một cách tài tình khiến chúng cũng như có hồn, có khí. “Trăng” thường được dùng cùng với “hoa” để chỉ những người con gái đẹp nết, đẹp người, còn “mây” trong hoàn cảnh này lại chỉ những kẻ thương thầm trộm nhớ một bóng hình nào đó như chủ thể của bài thơ, mây có nhiều mà trăng chỉ có một. Ta lại bắt gặp nỗi niềm của tác giả qua những hình ảnh thiên nhiên như vậy, nhưng dường như để tìm lại những dư vị lắng đọng cho lòng mình, nhà thơ lại tìm đến những lời ca dịu dàng, thân ái “Cây buông lá, gió rì rầm lời ca”. Từng cơn gió nhẹ thoảng qua mang theo lời ca tiếng hát của vạn vật đã thổi mát cho tâm hồn nhà thơ, khiến chúng bớt đi sự nặng trĩu của những tâm sự, nỗi niềm. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đã hợp lại thành một bức tranh họa đồ đũng nghĩa, mở rộng ra cả ba chiều cao, rộng, sâu, nổi bật nên nét đẹp tinh tế nhất và bây giờ là lúc tác giả kết thúc bài thơ bằng một hơi thở dài: ”Đất trời rộng đến bao la/ Mà không dấu nổi trong ta nỗi niềm”. Bài thơ tuy ngắn nhưng không vì thế mà mất đi cảm xúc, ngược lại không chỉ cho ta cảm nhận được vẻ đẹp của Hồ Tây mà còn cảm nhận được tâm tư mà nhà thơ lồng ghép, gửi gắm trong từng vần thơ, từng nét chữ khiến ta cũng cảm thấy rung động, nâng niu và trân trọng. Âu đó cũng là cái tài hoa mới có trong thơ Hoàng Duy Bình.

  Đặng MInh Trang - nh0xkyn_badly1102_hp96@yahoo.com - 01215340219 - lớp 10C10 - Trung học phổ thông Ngô Quyền  (Ngày 18/08/2011 10:02:32)

“Mẹ có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống,tình yêu và hạnh phúc
Mẹ có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời,một mặt đất,một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát
Mẹ có nghĩa là ánh sang
Một ngọn đèn thắp băng máu con tim
Mẹ có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi không đòi lại bao giờ”
“Trong màn đêm giá lạnh,một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật.Trong cuộc đời mỗi người ngọn nến đó không ai khác là mẹ”Mẹ,sao mà cao cả thế?phải chăng vì thế mà không ít nhà thơ,nhà văn đã tốn không biết bao mồ hôi,công sức để viết nên những vần thơ,những trang văn tuyệt mĩ về mẹ.Trải qua thời gian,trải qua bao năm tháng,thời gian như con én đưa thoi.Thời gian vừa là thứ tàn nhẫn nhất nhưng cũng là phương thuốc nhiệm mầu cho bất cứ ai.Nó tàm phá bao vẻ đẹp của thế gian nhưng lại xoá nhoà bao đau khổ,tủi hờn cực nhọc.Mẹ ra đi để lại trong con bao nỗi nhớ thương nhưng tình yêu và hạnh phúc khi bên mẹ sẽ mãi hiện hữu trong con.
Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa.

Nhà thơ Hoàng Duy Bình đã viết như thế.Mẹ là Phật đại nguyện hoá than.MẸ là hoa,hoa đẹp tuyệt trần.Mẹ là nước,nước nguồn vô tận.Mẹ một thân,một mình,chịu thương,chịu khó nuôi con trưởng thành.MẸ không mưu cầu hạnh phúc riêng cho bản than.MẸ dạy con đủ điều tốt trên đời. Để một ngày con lớn khôn,con xa mẹ,tự bay bằng đôi cánh trên khung trời riêng của mình,mẹ vẫn luôn:
“ Rồi thế nào nữa đây
Nỗi nhớ cứ ngày một lớn,một lớn
Bóng mẹ ngày một nhỏ,một nhỏ
Mẹ chờ ai trong mỏi mòn
Về đi thôi…!
Người ơi…!
Ai đó chờ ai…
Hoài…!”
Vậy mà mẹ ra đi,nào đâu biết trái tim con đau,ruột gan như đứt từng khúc,nước mắt rớt rơi từng đêm.Mẹ ra đi khi con chưa kịp báo đáp điều gì vậy mà sao tình mẹ,lòng mẹ vẫn theo con.Tình yêu ấy sao mà bình yên đến lạ,không cần con phải đạt được,không cần con phải xứng đáng.Tình yêu ấy luôn bên con như không khí luôn luôn tồn tại trong tự nhiên vậy.Nếu cổ tích xưa bắt đầu bằng một ông vua hay một nàng công chúa,thì cổ tích con,bắt đầu từ ngày con có mẹ.
Chỉ hai ngày nữa thoai là ngày lễ Vu Lan – ngày cha mẹ.Hãy gửi những lời yêu thương nhất,thật lòng đến những con người đã có công sinh thành và dưỡng dục ta.Hãy llàm cha mẹ ta vui,hạnh phúc khi Người vẫn luôn bên cạnh ta. Đừng để đến lúc không còn cơ hội ta mới chợt hỏi mình rằng, đã bao giờ ta làm gì cho Cha,cho Mẹ.Còn con,cho con được nói lời cảm ơn mẹ,Mẹ yêu nhé!
“Con cảm ơn mẹ!
Con cảm ơn mẹ…vì mẹ luôn ở đó
Vì bài hát sinh nhật mẹ luôn hát tặng con
Vì tình yêu trọn vẹn và tinh khiết mà con sẽ kô bao giờ nhận được từ ai khác
Mẹ dạy con học cách mỉm cười khi thất bại
Mẹ đã cho con biết không fải lúc nào nước mắt kũng là hiên thân của sự yêu mềm
Cám ơn mẹ…vì Mẹ là Mẹ của con”

  Lê Thị Quỳnh Phương  - envoy_of_the_death_hp - 01694191718 - Lớp 10c10 Ngô Quyền Hải Phòng  (Ngày 18/08/2011 9:25:26)

Khi có chiến tranh, những có người cao cả đã xông pha trận mạc, chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc, nhưng đến lúc đất nước được giải phóng, tự do thì cũng chính họ và gia đình phải chịu nhiều thương đau nhất, gửi xác nơi chiến trường , bị nhiễm chất độc màu da cam , ... còn với “Chị tôi” của Hoàng Duy Bình thì phải “đem theo sự nhỡ nhàng về quê”.
Hình ảnh người chị khi về già vẫn chưa có ai bầu bạn phải nưa tượng nơi cửa chùa đã in đẫm trong tâm trí của Hoàng Duy Bình :
"Tuổi già nương tựa chồng con
Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa
Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh"
Số phận của chị thật hẩm hiu khi về già ai cũng có chỗ nương tựa là chồng con nhưng chị thì lại phải "sớm hôm cửa chùa". Bao nhiều cay đắng cuộc đời, chị đã chôn chặt vào cõi hư vô của chùa chiền cả rồi. Tiếng mõ với lời tụng kinh hằng ngày kia chính là tâm sự không biết nói, chia sẻ cùng ai của chị. Khi còn trẻ, chị đã dũng cảm lên đường vì độc lập tự do của tổ quốc mà hi sinh tất cả :
"Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu
Sốt rừng, bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng
Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng"
Với khí thế hào hùng của tuổi trẻ, nhiệt huyết đầy mình, chị đã "đem theo cả tuổi xanh lên đường" mà không quản ngại khó khăn gian khổ. Người chị trước đây cũng là một cô thiếu nữ rất đẹp với "má hồng, môi thắm, tơ vương" nhưng điều đó giờ đây đã không còn mà khuôn mặt chị in hằn sự cơ cực, nhọc nhằn, ác liệt của chiến tranh: sốt rừng rồi bom đạn. Thống nhất đất nước, ai ai cũng vui mừng , chị cũng thế, cũng rất vui sướng, mừng rỡ vì bao công sức mình và các anh em đồng chí khác bỏ ra đã đạt được, thành sự thật. Nhưng chị cũng rất buồn cho mình khi mà "tình yêu đôi lứa hẹn thề" của chị đã nhỡ nhàng như lá úa vàng trôi đi theo dòng đời cay đắng để người con gái phải chịu sự đơn côi, lẻ loi mình một mình đành phải gửi gắm thân mình nơi cửa chùa thanh tịnh :
"Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh
Dù đã cố gắng quên đi nỗi đau nhưng chị vẫn không thể quên được sự mất mát đó , nghe lời Kinh, Phật lại "nhuộm lòng chị đau". Khi thấy bầy chim làm tổ chị lại càng đau lòng thêm bởi đó là hình ảnh của đôi lứa, của gia đình êm ấm. Thôi thì cuộc đời đã vậy mình làm sao có thể thay đổi được nên chị đành "tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn". Chị là con người cao cả, hy sinh hạnh phúc của đời mình để gia đình, nhà nhà mọi người được êm ấm, thanh bình, chị như là "lá rụng cho vườn thêm xanh".
Nhà thơ Hoàng Duy Bình đã kết thúc lại bài thơ với hình ảnh :
"Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi"
Chiều tàn chỉ còn sót lại vài "sợi nắng mong manh" như chị vậy. Chị đã yên phận nơi chùa chiền "Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi".Qua bài thơ "Chị tôi" nhà thơ Hoàng Duy Bình đã nói lên nỗi niềm của chị mình, sự xót thương cho chị và nhắc nhở chúng ta rằng phải biết ơn những người đã hi sinh để thế hệ chúng ta bây giờ được hưởng thái bình, hạnh phúc.

  Nguyễn Quỳnh Nga - primopuel@yahoo.com - 01268398171 - Lớp 10c10 THPT Ngô Quyền,Hải Phòng  (Ngày 18/08/2011 9:09:29)

Lục bát là thể thơ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.Bởi thế chăng mà những bài thơ viết theo thể lục bát luôn có chút gì đó trang nghiêm, theo đúng những chuẩn mực mà ngươì xưa đã đề ra,và đề tài dành cho thơ lục bát cũng thường luôn là những đề tài trong xã hội xưa cũ. Ngày nay,thế hệ thi họa Việt Nam thường là các tác giả trẻ,họ sáng tác với lối tư duy mới,thường theo thể thơ tự do,ít gò bó theo chuẩn mực nhất định,vậy nên khi đọc"Chiều thu hồ Tây",tôi bỗng thấy có ấn tượng thật sâu sắc.Tác giả đã khéo léo lồng ghép trong bản sắc dân tộc một hơi hướng đương đại mới,bài thơ không hề bị gò ép,ý thơ tuyệt đẹp,lãng mạn và khiến người đọc phải trầm lắng theo những dòng suy tư.
"Chiều thu ngồi ngắm hồ Tây
Đâu đây mặt nước giăng dày tiếng chuông"
Hồ Tây đẹp,ai cũng biết.Trong mùa thu,lại là buổi chiều tàn nắng tắt,thử hỏi ai có thể cưỡng lại được cái vẻ mê hồn đắm thắm của cảnh sắc thiên nhiên?Tiếng chuông nơi cửa chùa nào đang gieo vào không gian,êm đềm mà cững thật mong manh.Âm thanh "giăng dày" trên mặt nước,nhưng thật ra cũng chỉ như làn sương khói...
"Thuyền ai mờ lẫn trong sương
Tưởng như chở những giọt tương tư về"
Giữa không gian mà thực và ảo đan xen mơ màng,thi gia cất tiếng hỏi như vọng lại từ tiềm thức:"Thuyền ai...?" Con thuyền ấy sao cô đơn lẻ loi trong cảnh chiều,khiến tâm trạng con người dấy lên vẻ yếu mềm sâu trong tim.Chiều thu,cảnh vật buồn man mác đến gieo sầu hay bới chính cái "sầu tương tư" của người cầm bút đã nhuốm lên từng trang thơ? Nỗi nhớ ùa về,gặm nhấm con tim,nhưng liệu"con thuyền" kia có phải là con thuyền trong lòng tác giả? Hay chỉ là hư vô,là hi vọng đợi chờ không thể xóa nhòa?
"Mây đi đón mảnh trăng thề
Cây buông lá,gió rầm rì lời ca"
Bóng tối tràn về,mảnh trăng trên trời cao đã lên,bóng mây vờn quanh dịu dàng.Nỗi sầu thương kia dâng lên,nghẹn ngào một nỗi xúc cảm sâu sắc trong bạn đọc,nhưng tất cả đều như mờ nhòa,chỉ còn tiếng gió ru lòng ta:
"Gió vẫn hát rì rào
Gió ru tim tôi ngày nào
Gió muốn nói điều gì xa lắm..."
Cụ Nguyễn Du chẳng phải đã nói:"Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ", thật vậy,vạn vật giữa thời khắc chuyển giao đêm ngày chỉ là cái cớ,bởi sâu trong tâm hồn tác giả đã mang nặng ưu tư.
"Đất trời rộng đến bao la
Mà không giấu nổi trong ta nỗi niềm."
Ra vậy,người ngồi đó bên hồ Tây là muốn giấu đi cái nỗi niềm đang mang nặng trong lòng,nhưng vô hiệu.Ngạn ngữ Ấn Độ có câu:"Muốn quên ai là luôn nghĩ về người đó",muốn quên đi điều gì chứng tỏ ta vẫn luôn nhớ về nó...Tác giả thầm trách đất trời bao la không có nơi dành cho quên lãng hay đang muốn trách chính mình,không thể che giấu nổi con tim?Hai câu thơ kết lại bài thơ được biểu cảm trực tiếp,không gián tiếp qua cảnh vật nữa.Cảm xúc của tác giả như dâng đến cao trào,không thể trốn tránh,không bao biện!
Bài thơ mang dư âm vọng lại bên tai ta...Còn đó tiếng chuông chùa binh yên đến độ mong manh,cón đó gió với trăng,với bóng chiều của một buổi mùa thu mang nỗi sầu vô tận.Trời thu ấy có thể ru cho hồn ta dịu êm trở lại,nhưng cũng là tiếng nói chân thực đến từ sâu thẳm trái tim ta...

  Bùi Minh Tuấn 10c10 - buiminhtuan_cass96@yaooho.com.vn - 01229306608 - 106 khu trung cư Lương Khánh Thiện  (Ngày 18/08/2011 8:49:46)

Người mẹ luôn là niềm cảm hứng sáng tác của các nhà thơ,nhà văn. Bởi lẽ trong gian nan vất vả của cuộc sống, người mẹ luôn dành chôcn tinh yêu thương thắm thiết,cang ước mong cho con mau lớn khôn, khỏe mạnh.Ta caon bắt găp điều dó qua bài thơ "Mẹ",tác giả Hoàng Duy Bình đã gửi gắm tình cảm tha thiết, sự biết ơn vô bờ bến của người con xa quê với người mẹ đã khuất
Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa.
Hình ảnh quê hương vẫn còn đó, sau bao nhiêu năm mà làng quê vẫn không thay đổi. Một làng quê yên bình, thanh tĩnh với những dòng sông xanh thơ mộng, dòng nươc trôi đều đều một cách chậm rãi gợi một cảm giác buồn. Nhưng sau nỗi buồn đó tác giả đã thể hiện một vùng quê màu mỡ, tươi tốt với những bãi ngô, rặng chuối mọc hai bên bờ. Hình ảnh làng quê đã gợi ra hình ảnh mẹ, dường như những câu thơ đã thể hiện nỗi xót
xa về một người mẹ tần tảo. Trong những năm chiến tranh, một hình ảnh người mẹ vất vả, chịu thương chịu khó đã giúp con vượt qua mọi khó khăn, nhất là về sự thiếu thốn tình cảm của cha. Chiến tranh cứ đến rồi lại đi, người mẹ vẫn đợi, vẫn chờ. Câu thơ không từ nào trực tiếp tố cáo tội ác của chiến tranh, vậy mà lòng căm thù, nỗi đau tê tái dược thể hiện hết sức sâu sắc. Công việc của mẹ vất vả là thế nhưng vì
con mẹ vẫn hết lòng. Giọt mồ hôi của mẹ giờ đây cũng đươc tác giả nhân
hóa thành sông, có lẽ không một từ nào có thể miêu tả hết nỗi nhọc nhằn vất vả của mẹ.Nhà thơ đã cho người đọc thấy sự chua sót cho cuộc dời vất vả của người mẹ đáng yêu. Người con giờ đây dã khôn lớn, đã có một gia đình nhưng vẫn không quên được nghĩa mẹ xưa. Người mẹ đã tần tảo để đến giờ con cháu được hưởng phúc. Dù có khó khăn, mẹ luôn làm nhiều điều nghĩa để đến lúc "gần đất xa trời" vẫn để lại cho đời biết bao là thiện nghĩa, tiếng thơm.
Phải chăng nghĩa mẹ không gì đền đáp hết dược, cho dù mẹ dã ra đi nhưng đã in sâu trong lòng tác giả Duy Bình để rồi đã sáng tác bài thơ
đầy mạch cảm xúc như vậy

  phạm ngọc trâm anh - tramankpham@gmail.com - 01284452085 - 6/26 lý tự trọng  (Ngày 18/08/2011 1:47:47)

Con gái mà có má lúm đồng tiền thì thật là dễ thương và duyên dáng ,chàng trai nào cũng đều xiêu lòng trước nụ cười của những cô gái có má lúm đồng tiền.. Đọc bài thơ "Má lúm đồng tiền" ,chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi mà tôi có cảm giác như đang được ngắm nhìn đôi má lúm đồng tiền trên gương mặt tươi cười của một cô gái vậy
CÁI LÚM ĐỒNG TIỀN
Phải chăng cái lúm đồng tiền
Làm tôi chết đứng giữa miền ngả nghiêng
Hồn xuôi về chốn cô miên
Giật mình còn ngỡ tóc tiên buộc mình
Đấy là bài thơ tôi cảm thấy rất thích,cách bài thơ truyền tải tới người đọc đơn giản nhưng lại rất tính tế..Thể thơ lục bát mang đậm âm hưởng dân gian,nhịp thơ nhẹ nhàng mà cô đọng,gieo vần chữ cuối của câu sáu vần với chứ thứ sáu của câu tám thật hay.Nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ,câu hỏi tu từ,biện pháp nói quá,biện pháp nhân hoá đã truyền tải đựoc vẻ đẹp của lúm đồng tiền nói riêng và người con gái xinh đẹp,duyên dáng nói chung tới người đọc trong đó có tôi .(haha)
Hai câu thơ đầu " Phải chăng cái lúm đồng tiền-Làm tôi chết đứng giữa miền ngả nghiêng",nhà thơ xưng "tôi",hai câu thơ như lời trò chuyện của nhà thơ với cái lúm đồng tiên.hai câu thơ thực sự đáng yêu khi nhà thơ bộc bạch ngay rằng lúm đồng tiên làm mình "chết đứng giữa miền ngả nghiêng".Chỉ là cái trũng nho nhỏ trên má mà có sức hút lại kỳ làm tác giả say đắm.Cái lúm đồng tiền làm con gái cười tươi hơn,khuôn mặt rạng rỡ và dịu dàng hơn,cái lúm đồng tiền còn là niềm kiêu hãnh về nét duyên trời cho.Cái lúm đồng tiền như đã làm lu mờ tâm trí con người,chỉ biết chết lặng trước nó.
" Hồn xuôi về chốn cô miên-Giật mình còn ngỡ tóc tiên buộc mình",sự yêu mến cái lúm đồng tiền rạng ngời của tác giả đựoc bộc lỗ rõ nét quá hai câu thơ cuối.."Tác giả dường như khồng giữ đựoc hồn người nữa khi nhìn thấy nụ cười,má lúm đông tiếm nhỏ xinh.Những câu thơ không thể hiện trực tiếp vẻ đẹp của má lúm đồng tiên mà lại đi thể hiện về cảm xúc của tác giả,nó là sự ngất ngây,mê muội bởi cái lúm đồng tiền nhưng cũng đủ để thể hiện nét quyến rũ của nó rồi.Tác giả còn giật mình ngỡ tóc tiên buộc mình,quả là một sự tưởng tượng phong phú,.Tâm hồn nghệ sĩ bay bổng và phong phú của tác giả cứ làm ta lâng lâng,chỉ là cái lúm đồng tiền trên má người con gái mà như phép thuật kì diệu có thể làm xiêu lòng người,say mê.
Bài thơ kết thúc với bốn câu nhưng để lại trong ta dư vị thật khó phai,nó là cái lúm đồng tiền duyên dáng dịu dàng làm say đắm lòng người.Viết nên bài thơ hăn là kẻ có tâm hồn lãng mạn bởi đọc bài xong ,ta thấy yêu cái lúm đồng tiền mà mỗi khi người ta cười nó lại hiện lên.Thật không ngờ bốn câu thơ lục bát này lại có thể tinh tế như thế,những cảm xúc của tác giả chính là thể hiện nét dẹp của núm đồng tiền một cách gián tiếp mà tự nhiên nhất.
 

  Trần Thị Ngọc Ánh - tun.xitrum@yahoo.com - 0936935513 - 6/48 Đặng Kim Nở, Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng  (Ngày 17/08/2011 22:16:48)

Đã trải qua 15 năm tuổi đời- khoảng thời gian không hề ngắn- nhưng có lẽ vẫn chưa đủ để hiểu được cái giá trị của tình mẹ đặc biệt với một người chưa đảm nhiệm vị trí của một người mẹ như tôi. Nhưng chỉ có một điều tôi cảm nhận được qua những trang văn, trang thơ. Đó chính là sự vĩ đại, thiêng liêng nơi trái tim của mẹ. Những điều ấy nghe có vẻ thật lớn lao, mông lung. Nhưng với tôi, thế giới tình mẹ còn đẹp đẽ hơn bội lần như thế. Và hơn hết lúc nào tôi cũng luôn dành một tình cảm thật đặc biệt cho người mẹ của mình. Tác giả Hoàng Duy Bình chắc hẳn cũng phải là một người con có tình yêu với mẹ sâu sắc thì mới có thể viết nên những vẫn thơ đẹp mà trữ tình như trong “ Mẹ “ đến vậy !
Ngay từ cái nhan đề của bài thơ đã khiến cho người ta hấp dẫn, lôi cuốn. Chỉ với một từ “ mẹ” mà thôi nhưng hàm chứa trong đó là biết bao tâm tư tình cảm mà tác giả muốn dành cho mẹ. Người ta vẫn biết mẹ là người đã sinh ra ta, có công nuôi nấng ta nên người, là người luôn dành cho ta tình yêu thương vô bờ bến mà khó có ai sánh nổi, cũng là người luôn sát cánh, dõi theo chặng đường đời của mỗi con người. Vì thế mà mẹ luôn có một vị trí đặc biệt, cao cả trong mỗi trái tim của những ai đảm nhiệm vị trí của người con. Còn với Hoàng Duy Bình, chắc hẳn ông cũng có những cảm xúc thật sâu sắc dành cho mẹ của mình. Những vẫn thơ trong " Mẹ"- tác phẩm tiêu biểu trong chùm thơ của ông- thật đẹp mà ý nghĩa vô cùng.
Cái hay, cái đẹp của bài thơ thể hiện rõ nhất ở những câu thơ đầu với hình ảnh tảo tần của người mẹ.
Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa

Mở đầu bài thơ, tác giả đã đưa người đọc trở về với quê hương của mình. Nơi ấy đã từng bồi đắp, nuôi dưỡng cho tâm hồn của người nghệ sĩ này. Bốn câu thơ đầu đã mở ra một không gian thật thanh bình, yên ả, trong trẻo của làng quê. Nơi đây có “ sông xanh”, có “ bãi ngô”, “rặng chuối”. Chỉ với một từ “ vẫn” đã khiến cho tất cả trở nên thật quen thuộc trong kí ức của người tác giả. Trong cái không gian bao la ấy, người ta đã bắt gặp một nét vẽ rất thân thương. Hình ảnh người mẹ đang dần hiện ra ở những câu thơ tiếp theo. “ Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi/ Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về”. Hai câu thơ thật đẹp diễn tả được rõ nỗi khắc khoải, nhớ mong của người mẹ trong những năm bom đạn gào thét. Phải chăng nó đã in bóng xuống “ hiên xưa” để mà giờ đây, khi đất nước đã hòa bình trở lại thì nó đã mòn lõm? Sống những năm tháng phải xa chồng, thiếu vắng đi trụ cột của gia đình, chắc hẳn mẹ đã phải trải qua bao khó khăn, gian khổ. Mẹ đâu chỉ là mẹ, mẹ còn gánh trên vai vị trí của một người cha để mà đảm nhiệm, quán xuyến hết mọi công việc trong nhà. Có phải vì thế mà “ Mồ hôi nước mắt mẹ tuôn/ Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông”. Hai câu thơ khiến người ta cảm nhận được rõ những vất vả, tảo tần mà mẹ phải chịu đựng. Cái hay, cái hấp dẫn của “ Mẹ” đâu phải ở những hình ảnh thơ, ngôn từ đẹp đẽ. Người ta thích nó ở cái chất trữ tình đúng hơn là tình cảm của người con gửi gắm rõ qua từng câu, từng chữ. Đọc lên mà thấy rõ được sự đồng cảm, sẻ chia, thương xót cho cuộc đời của mẹ. Mạch cảm xúc ấy vẫn tuôn chảy với những câu thơ:” Cả đời gạn đục khơi trong/ Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời/ Sông kia bên lở bên bồi/ Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua”. Cuộc đời của mẹ nào có mấy êm đềm, nhàn hạ. Trên đôi vai nhỏ bé ấy là chồng chất bao lo toan của cuộc đời. Đặt vào cái hoàn cảnh khi đất nước còn loạn lạc, ta mới càng trân trọng những vất vả, tảo tần của người mẹ. Đó chính là hiện thân của bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Và cuối cùng tác giả cũng đã có cơ hội để được bộc lộ trực tiếp những xúc cảm của mình qua hai câu thơ “ Thân cò lặn lội đồng xa/ Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa”. Cò thương mẹ hay là con thương mẹ? Hình ảnh cò trắng luôn gắn bó, gần gũi trong những câu ca dao mà mẹ dành cho con suốt từ khi còn mới nằm nôi. Vậy mà giờ đây cánh cò ấy đã “ ướt nhòa” trước những bão giông, sóng gió của cuộc đời mẹ. Với những hình ảnh thơ thật giản dị, gần gũi, cảm xúc chân thật kết hợp với thể thơ truyền thống, Hoàng Duy Bình thực sự đã cho người đọc cảm nhận được rõ cuộc đời của người mẹ tác giả nói riêng cũng như người mẹ Việt Nam nói chung trong những năm kháng chiến. Họ đã phải trải qua, chứng kiến, chịu đựng với biết bao thăng trầm của cuộc sống. Nhưng vẫn một lòng một dạ dành cho chồng, cho con. Từ đó người ta mới thấy trân trọng, yêu thương với những người làm mẹ.
“ Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi. Và mẹ em chỉ có một trên đời”. Những câu hát thân thương ấy vẫn luôn thường trực trong mỗi trái tim người con. Sau này, dù có đi đến đâu thì ánh sáng của mặt trời người mẹ vẫn luôn ấm áp, vỗ về đứa con bé bỏng, yêu dấu của mình.

 

  Dương Hải Anh-10C10-THPT Ngô quyền - thienvuong_0408_hp@yahoo.com - 01202201112 - 53/4/170 Phạm Hữu Điều-LC-Hp  (Ngày 17/08/2011 22:04:38)

Vẻ đẹp ,sự hi sinh của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã là một nguồn thi cảm dạt dào cho các thi ngia.Tiếp nối nguồn cảm xúc ấy,”Chị tôi”của Hoàng Duy Bình đã khiến người đọc vô cùng xúc động khi đến với cuộc đời chị-một người phụ nữ Việt:
"Tuổi già nương tựa chồng con
Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa
Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh”
Hình ảnh người chị trong bài còn là người phụ nữ mang bao nỗi đau lòng không được chia sẻ.Suốt năm tháng chị chôn chặt nỗi đau ,thổ lộ tâm sự bằng tiếng gõ mõ lời tụng kinh.Cả cuộc đời chị đã hi sinh rất nhiều .Ngay cả tuổi thanh xuân chị cũng hi sinh cho đất nước:
“ Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu
Sốt rừng, bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng
Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa hẹn thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng”
Vì độc lập dân tộc, chị lên đường tham gia kháng chiến ,hi sinh tuổi trẻ của mình không chút ngần ngại.”Má hồng, môi thắm”chị lên đường kệ cho mưa bom bão đạn vẫn kiên cường chiến đấu.Chị lên đường khi mới ở độ tuổi đôi mươi-độ tuổi đẹp nhất cuộc đời người con gái.Nhưng khi trở về thì tuổi xuân đã qua đi.Giờ đây gương mặt đã thêm nếp nhăn,tình yêu cũng đã úa vàng trôi theo dòng nước.Trở về với sự nhỡ nhàng,chị tìm đến cửa phật xuống tóc đi tu và cũng là tìm đến nơi bình yên lúc về già.
Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh
Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi."
Bài thơ khép lại nhưng người đọc vẫn còn một hình ảnh người phụ nữ hi sinh tất cả vì quê hương đất nước.

  Ngô Gia Hân - Han.hpv96@yahoo.com - 01243355855 - 244 Phan Bội Châu  (Ngày 17/08/2011 21:59:01)

Là một người con ai ai cũng phải biết ơn người đã sinh thành và nuôi lớn mình thành người.Đọc bài thơ ''Mẹ'' của tác giả Hoàng Duy Bình em rất án tượng bởi tình yêu của người mẹ dành cho con là vô bờ bến.Ngay từ những dòng thơ đầu tiên tác giả đã tái hiện lại những cảnh vật của ngày xưa rất gần gũi và thân thương :
''Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi.''
Những từ ngữ , hình ảnh thơ mà tác giả viết đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
''Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời.''
Mẹ sống cùng với những ngày tháng tảo tần dành hết tình yêu thương cho chồng con.Mẹ đã đổ ra bao nhiêu giọt mồ hôi và nước mắt có thể đổ thành sông,thành suối.Cả đời mình mẹ chỉ sống vì con cái , bỏ hết sức mình để cố gắng làm lụng.
''Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa.''
Khi được nhìn thấy nụ cười tươi trên khuôn mặt của mẹ làm cho con nhớ mãi.Đã lâu lắm rồi con không thấy mẹ cười đẹp và dịu hiền như vậy.Tình cảm của mẹ dành cho con ngấm sâu vào cơ thể.Nhìn sâu thẳm vào trong đôi mằt mẹ con cảm nhận được hết tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho con.Lời ru của mẹ nhẹ nhàng như tiếng gió reo.Cảm ơn mẹ -người đã nuôi dưỡng con trưởng thành và khôn lớn đến tận bây giờ.Đọc xong bài thơ mà em có được bao nhiêu cảm xúc trào dâng mạnh liệt khi nghĩ về mẹ.
 

  Nguyễn Hương Giang - princelove_hp96@yahoo.com - 0316256409-016548437 - 8/338 Thiên Lôi-Vĩnh Niệm-Lê Chân-Hải phòng  (Ngày 17/08/2011 21:28:15)

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã đy vào thơ ca nhạc hoạ.Họ không chỉ đẹp về hình thức và còn cả tâm hồn cao quý.Họ là những người mẹ, người chị trong gia đình.Hoàng Duy Bình đã đóng ggóp vào thi ca Việt Nam một tác phẩm "đẹp" về người chị vs bài "Chị tôi".Đọc bài thơ,chúng ta không khỏi xúc động về hình ảnh người chị bán cả tuổi xuân của mình trên chiến trường để rồi cuối cùng phải nương nhờ nnơi cửa phật.Mở lời thi phẩm là nhưng lời thơ đầy cay đắng:
Tuổi già nương tựa chồng con
Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa
Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh
"Chị" đã chôn vùi kí ức vào "hư vô" để tĩnh tâm an phận chốn cửa chùa.Chi mang trong mình nỗi đau mà ko thể chia sẻ cùng ai,nỗi đau buồn,tủi nhục ấy chỉ có thể gửi vào "tiếng mõ" với "lời tụng kinh".
Chiến tranh tàn khôc đã cướp đy khong những tuổi xuân,nhan sắc mà còn làm mất đy tình yêu,hạnh phúc của người con gái.Thời con gái đẹp nhất của "chị" là chuỗi thời gian gắn với chiến trường gian khổ:
Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu
Sốt rừng, bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng
"Chị" là một người con gái đẹp,mặn mà với "má hồng ,môi thắm".Nhưng nhan sắc thưở thiếu thời đã bị gửi lại chốn súng đạn khốc liệt để rồi gương mặt giờ đây "nhúm nhau thành hàng" vì bom địch, sốt rừng."chị"-người con gái yêu nước đã không quản thân mình vì hoà bình của đất nước.Chị bỏ lại cả mối tơ vương mặn nồng của người con gái.
ĐẾn khi giang sơn quy về một mối,tưởng đau cuộc sống êm đềm sẽ trở về với "chị" nhưng:
Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng
"Chị" giờ đay không còn xuân nữa,chị trở về quê mang theo "sự nhỡ nhàng" chua xót. Có lẽ "chị" tưởng lời thề thốt tình yêu sẽ xoa dịu cho mình.Nhưng số phận đã bày:lời thề lứa đôi đã úa vàng theo năm tháng.,theo "lá trôi xuôi dòng".tuổi xuân đã không còn,tình yêu cũng ra đi mãi theo dòng nước kia-lạnh lùng,cô đơn.
Chị quyết định rủ bỏ trần thế, xuống tóc tu hành.Chỉ có thế.chị mới phần nào vơi bớt niềm đau,tìm thấy sự giải thoát cho tâm hồn:
Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh
Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi.
Bài thơ khép lại với một bức tranh buổi chiều tà còn vương chút "sợinắng mong manh" và bóng chùa nghiêng bóng chị tôi.Chị dã gửi thân nơi cửa phật.Câu thơ khep lại đã in sâu vào tâm trí chúng ta hình ảnh người phụ nữ chịu hi sinh tất cả vì đất nước dù sau này phải mang số phận khổ đau.CHúng ta cảm thông và càng thêm tự hào về chandung người phụ nữ Việt cao quý,đáng trân trọng

  VŨ MINH SANG - hoa.shp@gmail.com - 0904201256 - 5A KÌ ĐỒNG HẢI PHÒNG  (Ngày 17/08/2011 21:15:38)

Hình ảnh hào hùng, bất khuất của những nữ quân nhân, những nữ thanh niên xung phong luôn la nguồn cảm hứng dạt dào cho các nhà thơ, nhà văn dể rồi những bài thơ, bài văn đem lại cảm xúc khó quên cho người đọc ra đời. Tuy nhiên, mấy ai biết được khi chiến tranh qua đi, sự hi sinh và vẻ đẹp của họ vẫn tỏa sáng. Nhưng nhà thơ Hoàng Duy Bình đã nhận ra điều đó và viết nên bài thơ `` Chị tôi ``.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh một người phụ nữ đã xuống tóc đi tu.
`` Tuổi già nương tựa chồng con
Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa
Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh ``
Với phụ nữ, gia đình là tất cả, `` Tuổi già nương tựa chồng con ``, nhưng tại sao `` chị tôi `` lại chọn cuộc sống nơi cửa chùa? Hẳn nhiều người cũng băn khoăn điều đó. Và đến hai khổ thơ tiếp theo thì người đọc đã được giải đáp
`` Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
…..
Tình yêu đôi lứa lời thề
Uá vàng theo lá trôi đi xuôi dòng ``
Trước chiến tranh, người chị còn trẻ trung, xinh đẹp `` Má hồng, môi thắm tơ vương ``, vậy mà lúc về, người chị đã trở nên già nua ``Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành
Hàng ``, `` Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê ``. Từ đó, ta đã nhận ra lí do tại sao người chị phai xuống tóc đi tu, hiều được những hi sinh cao đẹp của những nữ quân nhân, những nữ thanh niên xung phong. Ta có thể thấy tình thương, sự cảm phục của tác giả với `` chị tôi `` trong khổ thơ tiếp theo
`` Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời kinh, lời phật nhuộm lòng chị đau
…….
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh ``
Đặc biệt là câu thơ `` Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh `` cho ta thấy vẻ đẹp của người chị khi hi sinh bản thân mình cho độc lập của tổ quốc. Từ `` vườn `` là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đât nước. `` Vườn thêm xanh `` có ý là đất nước thêm xanh tươi. Đây là hình ảnh so sánh rất hay, cho ta thấy sự hi sinh to lớn của `` chị tôi `` cho đất nước.
`` Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa ngiêng xuống bóng hình chị tôi ``
Hai câu thơ trên đã để lại dư âm cho người đọc. Khi đọc hai câu thơ lên, ta cảm nhận được sự lẻ loi của người chị, điều đó đã gây thương cảm cho người đọc.
Bài thơ `` Chị tôi `` là bài thơ rất hay. Nó đem lại nhiều dư âm cho người đọc. Tác giả Hoàng Duy Bình đã thành công khi viết bài thơ `` Chị tôi ``.
 

  Nguyễn Hoàng Mai Thanh  - fourleafclover_foreverchicky@yahoo.com - 01655091940 - lớp 10c10 THPT NGô Quyền, Hải Phòng   (Ngày 17/08/2011 20:53:19)

Bài thơ “ Vô đề” của nhà thơ Hoàng Duy Bình thực sự đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Một bài thơ ngắn nhưng lại hàm chứa nhiều suy nghĩ của một con người đã đi được gần nửa cuộc đời. Một bài thơ khiến chúng ta pkhải suy ngẫm…
Bài thơ thu hút người đọc từ ngay nhan để chỉ với hai chữ : Vô đề. Vô đề_ tức là không có tên, tác giả đã không biết lấy tên gì để đặt cho đứa con tinh thần của mình. Dường như bài thơ chỉ là một phút ngẫu hứng, có thể là vào một lúc nào đó, nhà thơ Hoàng Duy Bình suy ghĩ về cuộc đời mà mình đã đi được phân nửa, đã trải qua biết bao sự đời, để rồi những tâm sự trong long chợt bật ra thành những câu chữ… thật tự nhiên và chân thật ngay từ câu đầu tiên của bài
“ Nhiều khi mua rủi bán may”
Thật đúng là như vậy. Cuộc đời đôi khi không như ta mong muốn, không như những gì ta đã lên kế hoạch. Đời mà, ai biết trước đâu chữ ngờ. Đôi khi, và thậm chí là “ nhiều khi” con người ta không suy nghĩ chin chắn, một phút lỡ lầm mà phải “ mua rủi bán may” . Như các cụ ta ngày xưa đã có câu “ chuốc họa vào thân”. Nhưng cũng có khi. Trong những tình huống bắt buộc, ta lại phải lựa chọn giữa may và rủi, giữa đúng và sai. Vì điều gì đó, mà ta phải từ bỏ cái may mắn, chấp nhận lấy cái rủi ro. Câu thơ đầu không có nhiều từ ngữ ẩn dụ sâu xa, chỉ gần giống như là một câu nói thường nhật, nhưng lại để lại trong long người đọc rất nhiều suy ngầm, liên tưởng, về những điều nhỏ nhặt nhưng lại có vai trò đối với cuộc sống.
NHững điều dường như nhỏ bé ấy lại có vai trò với cuộc sống của chúng ta, ảnh hưởng đến công việc, đến sinh hoạt hằng ngày. Như nhà thơ Hoàng DuyBình đã viết :
“ Đi mua đêm để bán ngày, lạ chưa ?
Lại còn mua nắng bán mưa
Rau non vứt xó để mua cải ngồng”

Bằng những hình ảnh rất bình dị, nhà thơ đã gợi ra những việc được coi là “mua rủi bán may” và ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống hằng ngày. Đó là công việc khiến ta phải làm đêm làm ngày, vì cuộc sống sinh nhai mà phải lặn lội nắng mưa. là mớ rau, là thức ăn, bỏ rau non mua mớ cải ngồng_ loại cải đã già, rất khó ăn. Vậy đấy, con người ta đôi khi thật kì lại và ngỗc ngéch. Câu hỏi tu từ “ lạ chưa ?” vang lên thật đột ngột và bất ngờ, như tác giả chợt thốt lên khi thấy những cái oái oăm ở đời. Nhưng cũng đâi có gì là ngạc nhiên bởi cuộc sống là như vậy đấy, nó khiến con người ta phải vật lộn vất vả vì những chuyện kì lạ ngang trái, phải khổ sở biết bao lần để kiếm cái sinh nhai
“ Sự đời là mớ bòng bong
Ai khôn đem dại đếm đong cuộc đời
Cầm vàng khôn quá…vàng rơi
Có khi dại nhặt sắt…tôi thành vàng”
Tác giả kết luận : cuộc đời thật rắc rối, “ sự đời là mớ bong bong”. Hình ảnh so sánh thật thú vị, khiến người ta có nhiều liên tưởng. Mớ bong bong là mớ hỗn độn, giống như cuộn len rối mà không có nút tháo gỡ, cái này liên qan đến cái kia, lằng nhằng không biết đến vào giờ mới hết. Sống cũng vậy, hang ngày , có biết bao nhiêu chuyện xảy ra, đôi khi chúng ta cũng không thể hiểu hết được. Ai là người khôn, người hiểu biết, hẳn sẽ không đem những suy tính ấy mà so đo, mà đong đếm cuộc đời. Nhiều khi cuộc sống cũng giống như là một ván bài may rủi, “ người tính cũng không bằng trờì tính”, có lúc ta phải dựa vào những may mắn, hay rủi ro, phó thác cho số phận. Người ta thường nói, trong cái rủi có cái may, may mắn đôi lúc cũng tiềm ẩn vận hạn. trong bài thơ này, tác giả đã dung hình ảnh ẩn dụ để thể hiện sự suy ngẫm đó. “ Cầm vàng, khôn quá..vàng rơi/ Có khi dại nhặt sắt..tôi thành vàng” Hai câu thơ cuối là hai câu thơ mà tôi cho rằng thể hiện được sự hài hước trong giọng văn của nhà thơ. Đọc đến đây ai mà không chợt phì cười, vàng đã cầm trong tay rồi mà lại làm rơi, như miếng ăn đến miệng còn rớt. Thế mà tác giả lại nói rằng “ khôn quá”. Từ “ khôn này” dường như có ý mỉa mai chế giễu, đồng thời cũng hàm chứa ẩn ý sâu xa. Ta có thể hiểu trên nhiều phương diện : có thể là do lỡ tay mà làm rơi mất, có thể là do tham lam bỏ để lấy cái tốt hơn để rồi là mất hết. Rồi lại có khi ngu ngơ ngỗc ngễch nhưng lại may mắn, nhặt được miếng sắt mà lại hóa thành vàng. Có thể do thật sự may mắn, và cũng nhiều khi là do công sức ta bỏ ra mà từ một miếng sắt cũng đươc tôi thành vàng, từ một mảnh đất hoang sơ lại biến thành vụ mùa bội thu.
Bài thơ viết về một chuyện đời_ sự trớ trêu của số phận mà trong cuộc sống, con người ta không thể không tránh khỏi. Nếu ta may mắn, ta sẽ có được “vàng”, nếu ta xui rủi, ta sẽ trắng tay mất hết. Nhưng nếu hiểu sâu xa hơn, ta sẽ thấy, trong hàm ý của tác giả, ko thực sự nói về sự may rủi, mà số phận ta do ta lựa chọn avg quyết định, những gì ta làm đều ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Biết suy nghĩ và tính toán phù hợp, phải bỏ công sức, dốc long vì công việc, ta mới có được thành quả như ý. Ý nghĩa sâu xa ấy, bao hàm trong suốt bài thơ, ẩn trong những câu chữ bình dị, hình ảnh so sánh ẩn dụ thú vị, gây nhiều liên tưởng, giọng thơ hóm hỉnh hài hước mà xót xa, chiêm nghiệm.
Khép lại bài thơ, chắc hẳn trong long bạn đọc chúng ta còn vương vấn những dư âm. Thật là một bài thơ độc đáo và thú vị, tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.

 

  Ngô Thảo Huyền - girlxinh_minhtinh_songbac_sv96@yahoo.com - 01289302163 - lớp 10c10 - trường THPT Ngô Quyền  (Ngày 16/08/2011 18:21:37)

Bằng một chất thơ hết sức gợi tình,giàu cảm xúc cùng với niềm yêu thương chân thành,sâu sắc,nỗi xót xa cho số phận cuộc đời người chị thân yêu của mình đã được nhà thơ Hoàng Duy Bình thể hiện rất thành công qua tác phẩm "Chị tôi".
Tuổi già nương tựa chồng con
Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa
Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh.
Mở đầu bài thơ,tác giả đã cho ta cái nhìn hoàn toàn khác về hoàn cảnh của "chị" không như những người khác.Một người chị đã chôn chặt bao cay đắng,oan trái của cuộc đời vào nơi hư vô,thanh tịnh nơi Phật Pháp.Những nhân tình,thế thái,những chuyện thị phi,bon chen ở đời có lẽ giờ đây cũng chỉ như gió thoảng mây bay đối với " chị".Nỗi niềm tâm sự thầm kín trong lòng không thể bộc bạch cùng ai vì thế mà "chị" chỉ có thể tâm sự bằng "tiếng mõ với lời tụng kinh".Đó không chỉ là lời tâm sự bình thường mà còn là tiếng lòng của "chị" - một con người phải trải qua những năm tháng đẹp nhất tuổi thanh xuân nơi đạn bom ác liệt."Chị" đă không màng đến tất cả mọi thứ kể cả tuổi xuân và hạnh phúc gia đình để lên đường ra mặt trận với mục tiêu to lớn hơn cả la giành lại độc lập , tự do cho Tổ quốc,"thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước,không chịu làm nô lệ".Từ đó,Hoàng Duy Bình đã làm nổi bật lên tình yêu nước cao cả của "chị" vào những năm cả nước cùng nhau đánh giặc.
Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu
Sốt rừng, bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng.
Tuy chiến tranh đã qua đi hàng chục năm rồi nhưng vết tích của nó vẵn còn lại,nào những lần bị"sốt rừng,bị bom địch cày sâu - Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng".
Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng

Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh

Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi.
Xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ,tác giả đã sử dụng kết hợp những từ ngữ ,hình ảnh giàu chất tạo hình,biểu cảm đã toát lên sự thấu hiểu sâu sắc cảnh ngộ của tác giả hay nói cách khác là của người em về “chị”.Đây quả thực là một bài thơ hay,mang đậm chất trư tình và đặc biệt là hai câu thơ cuối bài như điểm nhấn cuối cùng ,khép lại dóng cảm xúc của nha thơ với cách miêu tả vô cùng tinh tế,sắc sảo.
 

  trịnh thị thu huyền - heosun1996@yahoo.com - 01228200959 - 105 lô 28 nguyễn tường loan, nghĩa xá, lê chân, hải phòng  (Ngày 16/08/2011 8:32:53)

Cả cuộc đời của mỗi một con người,hai tiếng cha-mẹ la những tiếng gọi thân thương nhất .Cha-người luôn đem lại cho ta vô vàn điều hay lẽ phải.Còn mẹ lại là người ôm ấp ta vào lòng và trao cho ta hàng ngàn tình thương vô bờ bến.Cảm nhận được điều đó nhà thơ Hoàng Duy Bình đã viết lên bài thơ "Mẹ" bằng cả tấm lòng và tâm hồn,tình cảm.
Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa.
Xuyên suốt cả mạch cảm xúc,tác giả không ngớt lời khen ngợi công của người mẹ quanh năm dầm sương dãi nắng vì chồng vì con.Mở đầu bài thơ tác giả gợi lên cho ta hình ảnh quê hương tha thiết với dòng sông xanh quanh năm êm đềm "nặng trĩu" phù sa,bồi đắp cho bãi ngô rặng chuối ngày càng tươi tốt.Rồi hình ảnh của người mẹ bỗng thoáng hiện lên trong tâm trí của tác giả khi ông nhìn lại khoảng hiên xưa mà mẹ vẫn ngồi đó ngóng đợi tin cha đi đánh giặc trở về.Cả cuộc đời mẹ tần tảo qua các phiên chợ,kiếm từng đồng nuôi nâng các con.Dường như tác giả muốn nói lên sự thiếu thốn tình thương của người cha-chỗ dựa của gia đình va đang được người mẹ bù đắp.Mẹ làm tròn bổn phận của mình,mẹ còn gánh trên vai không chỉ những gánh hàng ma còn gánh cả trách nhiệm của người chồng đang ở nơi tiền tuyến xa xăm.Mẹ thật sự rất cao cả luôn lặng thầm hi sinh vì các con và đem tới cho con những gì tốt đẹp nhất.Đến khi xuống mồ rồi vẫn không ngừng dõi theo từng bước chân của con.Người mẹ nghĩa tình như thế , cả đời vất vả nhọc nhằn như thế thật khiền cho ta phải ngẫm lại...
Người mẹ cua nhà thơ Hoàng Duy Bình -một người mẹ tuyệt vời, à không phải nòi rằng tất cả những người mang trong minh trách nhiệm làm mẹ đều tuyệt vời cả!!!Qua đây tôi cũng muốn gửi tới mẹ tôi lời xin lỗi và cảm ơn.Cảm ơn mẹ đã sinh ra tôi,cho tôi được làm con của mẹ và xin lỗi mẹ về những lúc tôi làm điều không phải khiến mẹ buồn lòng.Cảm ơn nhà thơ Hoàng Bình Duy đã đem tới cho mọi người tác phẩm đặc sắc này.Chúc ông sức khỏe.

 

  Nguyễn Trúc Quỳnh Hương-10C10 - chipxinh.no196@yahoo.com.vn - 0933941172 - 66/107 Đình Đông_Lê Chân_Hải Phòng  (Ngày 15/08/2011 11:58:51)

Mẹ Mẹ Mẹ tôi muốn gọi hàng trăm hàng ngàn lần tiếng mẹ.Công ơn mẹ như núi cao biển rộng tấm lòng mẹ thật nhân hậu bao dung.vâng không chỉ riêng gì tôi có cảm xúc như vậy mà có lẽ bất cứ ai đã và đang ở vị trí của một người con đều có suy nghĩ như thế.Cũng chính bởi vì vậy mà hình ảnh người mẹ từ lâu đã được đưa vào trong thi ca Việt Nam.Đã có không ít các nhà văn nhà thơ lấy đây làm nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của mình.Trong đó có lẽ phải kể đến Hoàng Duy Bình với bài thơ "Mẹ".Chỉ bằng những từ ngữ rất giản dị hình ảnh nhẹ nhàng bài thơ đã mang đến cho ta cả một bức tranh về người mẹ.Một người mẹ Việt Nam đang chờ mong đang trông ngóng người cha trở về...
Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa.
Đọc lại bài thơ ta có thể thấy từng câu từng chữ như những nét vẽ phác họa ra trước mắt chúng ta về hình ảnh của người mẹ tần tảo đang mong ngóng sự trở về của người cha từng ngày."Tôi về thăm lại nơi sinh",câu thơ cho ta thấy sự trở về của người con.Người con về thăm lại quê hương hay cũng chính là thăm lại người mẹ thân yêu của mình sao bao nhiêu năm xa cách.
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Đọc đến đoạn thơ này tôi cảm thấy thật xúc động.Tác giả trở về quê sông xanh vẫn chảy như ngày nào,mọi thứ mọi cảnh vật đều như cũ.Bất giác nó làm cho tác giả cảm thấy chạnh lòng khi thấy hình ảnh người mẹ hiện lên bên hiên đá mòn đang trông chờ mòn mỏi.Những câu thơ tiếp theo tác giả đã cho ta thấy được những hình ảnh đẹp nhất về người me.Mẹ vì con mà vắt kiệt sức mình.Mẹ vì con mà tần tảo sớm hôm.Mẹ vì con mà gánh bao giông bão cuộc đời.Tất cả những việc làm đó mẹ đều mong muốn sau này con có một cuộc sống yên bình.Cũng có lẽ bởi người mẹ trong thơ của Hoàng Duy Bình mang đậm phẩm chất của một người mẹ Việt Nam.Một người mẹ chịu khổ để mang lại một cuộc sống yên bình cho con cái mình.Những dòng thơ tiếp theo chảy theo mạch cảm xúc cứ thế đi sâu vào trong lòng bạn đọc....
Cám ơn tác giả Hoàng Duy Bình khi với ngòi bút của mình ông đã đem đến cho bạn đọc một bức tranh đẹp được vẽ lên bằng những vần thơ ngọt ngào sâu lắng!

  Phạm Quỳnh Anh - chetvitinh_hp_96@yahoo.com.vn - 0316513868 - Lớp 10c10,trường THPT Ngô Quyền,HẢI PHÒNG  (Ngày 15/08/2011 11:10:48)

Đọc chùm thơ lục bát của nhà thơ HOÀNG DUY BÌNH,với cách sử dụng từ ngữ giản dị,dễ hiểu và những hình ảnh gần gũi,quen thuộc,những bài thơ của ông đã đi vào lòng người đọc một cách sâu sắc đến kì lạ.Ấn tượng nhất trong tôi là bài"MẸ".Nó cho ta hiểu sâu sắc về tấm lòng của mẹ.Đồng thời nó cho ta hiểu xâu xa về hình ảnh của người mẹ Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta.Tôi được may mắn sinh ra trong hoàn cảnh đất nước hòa bình nên cũng không cảm nhận đươc nhiều tình yêu thương mà mẹ dành cho tôi,nhưng khi đọc bài thơ này tôi đã có thể hiểu được tình mẫu tử thât thiêng liêng và cao đẹp biết bao!
Hình ảnh người con trở về thăm quê,thăm lại những cảnh vật xưa sau bao năm xa cách được thể hiện qua khổ thơ:
"Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô răng chuối đôi bờ tốt tươi"
Một câu thơ thật hay làm sao! "Đê làng,khuốc mới,sông xanh ,bãi ngô,rặng chuối"là những thứ rất đỗi quen thuộc với làng quê Việt Nam.Phải chăng,từ những cảnh vật gần gũi,thân thương ấy,dòng suy tưởng đã đưa người con về với mẹ,về những kỉ niệm về mẹ,đặc biết là những ngày tháng mẹ tần tảo vất vả suốt ngày đêm đã dành hết cho chồng con:
"Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
GIẶC tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
MẸ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi,nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suôi đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời"
Những câu thơ trên làm tim tôi xót xa biết bao!Cảnh vật vẫn như xưa,còn mẹ vẫn "hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi/giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về".Nhưng liệu ngươi cha ấy có thể trở về đươc không hay đã mãi mãi ra đi cùng độc lập vĩnh hằng của Tổ quốc.Chỉ còn mẹ "ngóng"chờ tin cha trong nỗi cô đơn lạnh lẽo đên da diết.Sự cô đơn ấy có mấy ai thấu hiểu chứ?Không những tình yêu đôi lứa của mẹ chưa được trọn vẹn mà mẹ còn phải vất vả lam lũ vì các con.Mẹ "vắt kiệt sức mình" để bù đắp cho các con.Mẹ không muốn các con cảm thấy bị thiếu thốn về mặt tình cảm.Thật xót xa làm sao!Mẹ phải gánh trên đôi vai cả trách nhiêm của cha lẫn của mẹ.Từng giọt mồ hôi tưng giọt nước mắt mẹ dường như đã trở thành"trăm ngàn sưới đổ dồn thành sông".Mẹ danh cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất.Dù phải trải qua bao nhiêu sóng gió thi mẹ đều danh cho con những gi tinh túy nhất.Và không có niềm vui gì vui bằng dược nhìn thấy các con dần dần trương thành:
Sông kia bên lở bên bồi
Gơn tren môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lăn lội đông xa
Thương lời ru mẹ ướt nhoa trong mưa
Cả bai thơ bao trùm trong một không gian cô đơn lạnh lẽo nhưng "nụ cười thoảng qua"của mẹ như một niềm vui nho nhỏ khiến cho ngươi đọc cam thấy đỡ buồn đỡ xót.Thân xác mẹ đã gục ngã vì bao sóng gió phải vươt qua, tưởng chừng như linh hồn của mẹ cũng gục ngã theo nhưng không,linh hồn của mẹ lại có một sức sống kì lạ và sức sống ấy vẫn được truyền cho con cháu:
Chau con nhớ phúc mẹ xua
...............................
Chẳng đem lễ vật bán buôn cưa chùa
Và đến khi nhắm mắt xuôi tay thì tấm long của mẹ được chôn xuông mồ cung lam cho sức sông của trời đất như được hồi sinh:
Chết còn đem thiện xuông mồ
.............................
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa
Đọc xong bai thơ này,tôi mới cam nhạn đươc tinh yêu thương mẹ danh cho gia đình thật baola. ĐỌC BT lòng tôi ấm áp hơn bao giờ hết.Bỗng nhien tôi muốn thốt lên môt câu " Mẹ!Con xin lỗi ,cảm ơn và yêu mẹ".Xin lỗi và cảm ơn vì nhưng điều tôi làm sai mẹ đều tha thứ ,bảo ban tôi.Mẹ luôn luôn la ngươi vĩ đai trong lòng tôi.
Cảm ơn nhà thơ HDB!Chuc ông sức khỏe dồi dao để sang tac ra nhung tp hay.

  Đặng Ngọc Hà  - jessica.dang05@yahoo.com - 0313845288 - 10c10 THPT Ngô Quyền Hải phòng  (Ngày 15/08/2011 11:00:01)

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đồng thời đó cũng là niềm cảm hứng vô tận của bao nhà thơ, nhà văn từ trước đến nay. Mẹ - tiếng gọi thân thương của một chàng trai được sinh tại mảnh đất quê lúa Thái Bình được cất lên đầy yêu thương, nhung nhớ và cũng vô cùng ấn tượng :
Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa.
Quê hương tác giả làng Khuốc - nơi nổi tiếng hàng trăm năm nay với những điệu chèo đặc sắc, cũng chẳng sai khi nói Duy Bình đã thừa hưởng một giọng thơ rất mượt mà. Từng câu thơ không chỉ là cảm xúc của đứa con xa nhà với người mẹ tần tảo mà còn là lời ca tụng của đất trời với con người vĩ đại này :
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Mẹ chính là quê hương, là cội nguồn thương nhớ của con, là những gì giản dị thân thuộc nhất " trong xanh ", " bãi ngỗ ", " khoai sắn "... cả đời mẹ là một cuộc hy sinh thầm lặng. Mẹ cứ lặng lẽ như vậy, tần tảo sớm khuya vì con, vì gia đình, đất nước. Những người mẹ như vậy thật đáng trân trọng biết nhường nào! Đến lúc lìa xa cõi đời nhưng vẫn không quên " đem thiện xuống mồ ".
Qua bài thơ này tôi thấy yêu những bà mẹ Việt Nam hơn bao giờ hết. Cảm ơn đời đã cho tôi có mẹ. Cảm mẹ vì đã sinh ra con! Con yêu mẹ.
 

  Vũ Thái Minh Anh - jungnie@yahoo.com - 0919107736 - 10c10, Ngô Quyền, Hải Phòng  (Ngày 15/08/2011 9:51:32)

Lướt qua một lượt những bài thơ của topic 44, quả thực là có chút nhàm chán, nhưng đến khi dừng chuột trên một cái tên vô cùng hấp dẫn, không hiểu từ đâu mà biết bảo cảm xúc văn chương lại trỗi dậy. “Vô đề”. Vâng, đúng vậy, nó là vô đề, một bài thơ tên là “Vô đề” mà người ta có thể hiểu là bài thơ không tên. Một bài thơ hóm hỉnh nhưng ý nghĩa thì sâu sắc. Một cái nhìn nhạy bén của tác giả Hoàng Duy Bình về sự đời, về cuộc sống.
Trước hết, nhìn tổng thể về bài thơ, thì đây là một bài thơ khá xúc tích, ngắn gọn. Câu từ giản dị, dễ hiểu, mà kiểu thơ lục bát thì khá dễ nhớ. Cách viết thơ của Hoàng Duy Bình độc đáo vì tính hài hước, sự hóm hỉnh, cũng chính điều đó mang đến cho người đọc một sức hút rất lớn. Nhưng nhìn thẳng về vấn đề tác giả nói đến trong bài thì mới chính là điểm khiến cho chúng ta phải bỡ ngỡ, gật gù mà không thể phủ định.
“Nhiều khi mua rủi bán may
Đi mua đêm để bán ngày, lạ chưa?
Lại còn mua nắng bán mưa
Rau non vứt xó để mua cải ngồng”
Bắt đầu là hình ảnh mua bán, tức là nói đến hình ảnh lao động, hình ảnh về cuộc sống của những người đang phải bươn trải cho cuộc sống. Kiếm tiền không phải là dễ, để mà kiếm được tiền thì nhiều khi cũng cần đến sự may rủi. Bây giờ, các bạn cứ thử nghĩ xem, một kẻ bán hàng chẳng may lấy được hàng xấu, chất lượng ko đảm bảo thế mà vẫn bán được hàng, thì có phải là “mua rủi bán may” ko? Đó là tình huống may mắn, nhưng lại nhiều hơn những tình huống rủi ro. Công việc đòi hỏi sức lao động lớn, sự hi sinh về tinh thần nhiều, như phải thức đêm dạy sớm, “đi mua đêm để bán ngày”, như là đội nắng đội mưa, “mua nắng bán mưa”, như là phải chấp nhận hi sinh cả về vật chất để tiết kiệm cho công ăn việc làm, “rau non vứt xó để mua cải ngồng”. Từng ấy cái vất vả, từng ấy cái hi sinh chỉ để kiếm sự đầy đủ cho gia đình, cho cuộc sống. Thế nhưng, kết quả nhận được lại nhẫn tâm đổ hết biết bao công sức ấy xuống đáy biển, chỉ do cái vận đen, số xấu. Có lẽ chính vì vậy mà người ta đã nói, ông trời không phải lúc nào cũng công bằng. Sống trên đời, không tránh khỏi sự may rủi. Nhưng có những cái may rủi kì quặc, không hợp lí thì mới thấy đời thật chớ chêu.
“Sự đời là mớ bòng bong
Ai đem khôn dại đếm đong việc đời
Cầm vàng, khôn quá… vàng rơi
Có khi dại nhặt sắt... tôi thành vàng.”
Quả đúng vậy, sự đời là mớ bòng bong, việc này liên quan đến việc kia, người này liên quan đến người kia, biết bao lỗ hổng của xã hội, phải bao nhiêu bà buôn bà tám mới hết chuyện? Lấy ví dụ như chuyện thi đại học, “Nếu ví thi tốt nghiệp THPT là một mặt của tờ giấy, thì mặt kia là thi ĐH, CĐ. Lẽ ra hai mặt của tờ giấy đã không “vênh” nhau đến thế, nếu ở đâu đó người ta không chạy theo thành tích, không vì cái “mặt tiền” của mình” – một bài báo mạnh dạn viết. “Ai đem khôn dại đếm đong việc đời”, chẳng ai kể hết được sự đời.
“Cầm vàng, khôn quá... vàng rơi
Có khi dại nhặt sắt... tôi thành vàng.”
Đây có lẽ là 2 câu thơ mà tôi cảm thấy hay nhất, hài hước nhất trong bài. 2 câu thơ thể hiện càng cho thấy sự đời thật chớ chêu. “Cầm vàng, khôn quá... vàng rơi”, miếng ăn đến miệng còn làm rơi. Có những người nai lưng ra làm việc, kiếm được một khoản lớn, nhưng rồi chỉ trong giây lát tất cả lại trở về con số 0, còn có những người vừa thi đỗ đại học, vừa đc thăng chức, lại lập tức xa lìa cõi đời. Từ “Khôn quá” mà tác giả viết, cũng có nhiều lí do để giải thích, nhiều lí do đi theo hướng khác nhau, có thể vì lòng tham vô đáy của con người, có thể vì sự khờ dại trong giây lát, ma sai quỷ khiến thế nào mà lại làm sai. Bên cạnh đó “ Có khi dại nhặt sắt... tôi thành vàng.”, có khi dại dột làm liều, mà lại đem lại thành công. Có khi may mắn lại đến một cách bất ngờ, như việc nhặt sắt nhưng lại hóa nhặt vàng.
Kết lại, quả đúng là trên đời này may măn rủi ro luôn đến bất ngờ, luôn đi song song, đã may mắn rồi ắt sẽ có rủi ro. Hay trong cái may lại có cái rủi, trong cái rủi lại có cái may. Nhưng càng kì quặc, nhưng càng khó khăn, càng khó hiểu bao nhiêu thì mới thấy sự đời thật chớ chêu.
Tuy lời thơ dễ hiểu, nhưng ý nghĩa sắc xảo, đọc đến từ nào từ ấy ý nghĩa rõ ràng. Vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
 

  Lê Thị Ngân Hà - ngoinhacuagau@yahoo.com - 0924290156 - Lớp 10c10-THPT Ngô Quyền-85 /Dư Hàng  (Ngày 15/08/2011 9:43:33)

Thơ chỉ trào ra đầu ngọn bút khi trong tim cảm xúc đã tràn đầy. Bởi thế khi đến với mỗi bài thơ, người dọc luôn cảm nhận được những tiếng nói từ trong sâu thẳm nhất trái tim nhà thơ. " Chị tôi " là một trong số ấy. Đọc thi phẩm, người đọc có dịp được lắng nghe những nỗi niềm, tâm sự thầm kín nhất mà tác giả đã nói hộ cho một người chị nào đó lỡ dở trên con đường đời.

" Tuổi già nương tựa chồng con
Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa "
Ngay câu thơ mở đầu đã cho người đọc một cảm giác xót xa, ngậm ngùi về người phụ nữ số phận hẩm hiu với những " cay đắng chát chua " đã " chôn chặt vào hư vô rồi". Và cái cảm giác ấy dường như cứ ám ảnh người đọc suốt cả tứ thơ. Ở đây ta thấy trở đi trở lại hình ảnh "cửa chùa ", " tiếng mõ", " lời Kinh ", " lời Phật ". Những hình ảnh ấy thông thường gợi cho người đọc cảm giác bình yên, thanh thản nhưng dường như với nhân vật trữ tình trong bài thơ nó lại chất chứa những nỗi đau của cuộc đời. Chị gửi vào tiếng mõ và nương nhờ nơi cửa Phật như một cách để trốn chạy cuộc đời và chốn chạy người đời. Và nguyên nhân sâu xa gây nên những dở dang của cuộc đời chị chính là nỗi buồn chiến tranh:
" Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu"
Cái hay của bài thơ chính là ở chỗ dám nói lên những nỗi đau của kiếp người mà đã có một thừi người ta không dám nói. Đọc câu thơ ta như phảng phất nhớ tới dư vị trong lời thơ của Thanh Thảo
" Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng nếu ai cũng tiếc thì còn chi Tổ Quốc ?"
Nếu như trong chiến tranh, người ta phải đối mặt với mưa bom, bão đạn thì khi đất nước hòa bình, người ta lại phải đối mặt với những cái gọi là nỗi buồn chiến tranh, là tàn dư của cuộc chiến. Bài thơ khép lại bằng một hình ảnh xa vắng :
" Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi".
Phải chăng cuộc đời chị giờ đây cũng mong manh như vạt nắng cuối chiều kia? Và chị đứng như chết lặng dười bóng chùa nghiêng nghiêng đổ xuống cuộc đời.

Xuyên suốt bài thơ, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ nhạt nhòa xa xăm nhưng người đọc có cảm giác dáng hình của những người phụ nữ như thế dường như cứ thấp thoáng đâu đây giữa dòng đời, giữa cái thời hậu chiến lắm thương đau.

  Đặng Quỳnh Anh- lớp 10c10 THPT Ngô Quyền - k33psmjl3_myfrj3nds@yahoo.com - 0313292193 - 18 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, An Dương, Hải Phòng  (Ngày 15/08/2011 9:19:56)

" Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào...". Luôn luôn là như vậy, tình cảm của người mẹ dành cho đứa con thơ của mình bao giờ cũng là bao la, bất tận, không một ai có thể cân đong, đo đếm được. Ta có thể thấy rõ điều đó trong nhiều áng văn, thơ hay những ca từ da diết, dạt dào tình cảm. Nhưng trong số đó, ta bị ấn tượng bởi một người phụ nữ, một người mẹ tần tảo, hi sinh trong bài thơ Mẹ của nhà thơ Hoàng Duy Bình.
Khi hoà bình được lập lại trên đất nước Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh chống giặc ngoại xâm bao, tác giả về thăm lại quê hương, nơi sinh ra và lớn lên của anh, làng Khuốc yêu dấu cùng với "sông xanh, bãi ngô, rặng chuối đôi bờ"...
"Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bài ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về"
Những kỉ niệm về mẹ bông ùa về trong tâm trí tác giả. Hiên nhà, nơi ấy mẹ ngồi mong ngóng người chồng chinh chiến nơi sa trường mãi không trở về. Trong gia đình thiếu vắng bóng người đàn ông khiến cho mọi việc trong nhà đều đổ hết lên đôi vai gầy của mẹ. Sớm hôm tần tảo nuôi con đến nỗi vắt kiệt sức mình...
"Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông"
Hình ảnh so sánh "Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông" đã cho ta thấy sự vất vả, nhọc nhằn của người đã sinh thành tác giả. Mẹ đã gánh vác tất cả mọi thứ nặng nề, mọi bão giông của cuộc đời. Cả cuộc đời lo lắng, chăm sóc con, khiến mẹ chỉ nở nụ cười thoáng qua...
"Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi



 

  Vũ Đình Quyết - vuquyet96@yahoo.com.vn - 0313711339 - Lớp 10c10, THPT Ngô Quyền, Hải Phòng  (Ngày 15/08/2011 9:08:46)

Gia đình tôi chỉ có cha mẹ tôi, tôi và em tôi. Tôi chưa từng được thử cảm giác có một người chị bên cạnh mình, cùng cha mẹ chăm sóc cho mình khôn lớn. Cảm giác về người chị có lẽ tôi không đầy đủ lắm. Tôi cũng có chị họ, nhưng với tôi người cùng chung dòng máu với mình trong gia đình mới có thể cho tôi sự gần gũi, chân tình hơn. Và tôi đọc được bài thơ "Chị tôi" của tác giả Hoàng Duy Bình. Bài thơ ấy đã cho tôi hiểu cảm xúc của một người em là thế nào đối với chị ruột mình. Chỉ khác, đó không phải là người chị hiện đại, mà là hình ảnh người chị mang nét truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, là người phụ nữ giản dị, mộc mạc, mà chẳng hề cũ kĩ. Tại sao tôi lại nói đó là chị ruột của tác giả? Đó là bởi chính dòng cảm xúc ngọt ngào, chân thật, quen thuộc không lẫn đâu được của những người thân trong gia đình nói với nhau đã toát lên trong từng câu thơ, ý tình lắng đọng.
Người chị ấy ở hiện tại là một con người vô cùng giản dị, chân chất. Người đọc dễ dàng nhận thấy nét trái ngược nhà thơ ngay từ đầu đã nói đến so với những người phụ nữ khác. Người ta thì "tuổi già nương tựa chồng con", song với người chị ấy lại trong hoàn cảnh "sớm hôm của chùa". Ở đây như có điều gì đó tiếc nuối, buồn thương nhà thơ muốn bày tỏ với ngươì đọc chúng ta về chị mình. Đó là niềm chua xót cho số phận người chị không được hưởng những hạnh phúc, những gì tươi đẹp của cuộc đời mà phải xuống tóc đi tu. Người chị hẳn là mang trong mình điều gì đó khó giãi bày, điều gì đó đau khổ lắm thì mới tìm đến con đường tu hành gian nan để quên đi nhân tình thế thái, quên đi những hồi ức đẫm nước mắt. Và chúng ta khẳng định được điều đó qua lời thơ: "Bao nhiêu cay đắng chát chua / Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi". Một cái gì đó thanh tịnh, gột rửa mà nhà Phật đã đem đến cho chị. Chính nơi của chùa đã giúp người chị này chôn vùi quá khứ thương đau. Người đọc như tìm thấy sự đồng cảm nơi chị, chị như tìm thấy niềm an tĩnh cho cuộc đời tiếp theo của mình. Chả thế mà: "Bao nhiêu tâm sự cuộc đời / Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh".
Và người chị ở đây cũng thật cao quý biết nhường nào, khi được kể lại qua giọng trầm lắng từ nhà thơ ở khổ thơ thứ hai. Thời chiến, biết bao nhiêu người trẻ tuổi đã không tiếc tuổi xuân của mình đi chiến đấu. Người chị ấy cũng vậy, vẫn còn xuân sắc, vẫn còn "Má hồng, môi thắm, tơ vương", vậy mà chị không tiếc, sẵn sàng đánh đổi để lấy lại độc lập dân tộc. Tư tưởng người phụ nữ xưa ở đây vừa truyền thống vừa mang nét mới mẻ, tư tưởng ấy là cái cao quý nhất trong suy nghĩ của những con người thời bấy giờ. Nhà thơ như vừa thấy thương chị và chị hẵng còn trẻ mà phải "đem theo cả tuổi xanh lên đường", nhưng bên cạnh đó cũng là sự tự hào vô kể từ đứa em khi nói lại kí ức về chị. Chị đi chiến đấu để rồi khi trở về, những nếp "Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng" đã khiến người em phải xót đau vô cùng, ai cũng vậy thôi. Bom đạn đã lấy đi những gì thanh xuân, tươi đẹp nhất nơi chị, thay vào đó là sự hao mòn, "già nua". Nhà thơ vừa dùng những từ ngữ đậm chất gợi tả gợi cảm phác hoạ lại chị trong thời chiếnd với tình cảm tiếc thương, đau nhói trước những gì chị đã đánh đổi cho mai sau, vừa như mang suy nghĩ lên án chiến tranh đã làm chị mình ohải chịu khổ.
Cũng chính bởi chiến tranh ấy đã làm chị "nhỡ nhàng" tuổi xuân. Khi mà "Tình yêu đôi lứa lời thề" cũng "nhỡ nhàng" theo thời gian để rồi chị lại rơi vào buồn khổ, tình yêu đã "Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng". Người chị ấy hẩm hiu biết bao, người chị ấy đáng thương biết bao, người đọc như rơi nước mắt cùng tác giả xuôi theo dòng suy nghĩ sâu sắc đó.
Một chuỗi những bi kịch ấy liền kề nhau đã cho ta hiểu cái lí do chị "xuống tóc, áo nâu sồng", cho ta hiểu nỗi lòng khó tả trong lòng chị ấy là gì rồi! Những câu thơ tiếp theo đã vẽ nên chân dung cuộc sống người chị trong chốn câu kinh, lời Phật đó, thật buồn, mà cũng thật đẹp:
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh.
Kết lại bài thơ là cảnh chiều đượm buồn với những "sợi nắng mong manh", mong manh như chính cuộc đời chị vậy. Hình ảnh "Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi" khép lại bài thơ thật buồn, thật xa xăm, không có một lời nào có thể tả rõ hết niềm hoài cổ, nỗi đau thương trong đó của cả tác giả và cả nhân vật trữ tình "chị tôi".
Bài thơ là nỗi niềm sâu sắc nhất, là lời tâm sự lắng đọng nhất, chân thành nhất mà tác giả Hoàng Duy Bình muốn nói với chúng ta. Tâm sự từ ông về cuộc đời đâu khổ của một người phụ nữ, của một người chị giản dị, chân chất vâothnh cao. Bài thơ ấy đã làm tôi khóc, khóc vì xúc động, vì cảm xúc quá chân thật, quá thiết tha. Chính điều ấy đã cho tôi hiểu tấm lòng người em dành cho người chị to lớn và sâu sắc đến nhuờng nào và đem đến không chỉ có riêng tôi mà bất cứ ai khi đọc "Chị tôi" sự đồng cảm vô hạn với người chị cao quý đó!

  Trần Thị Minh Hồng - superstar_xu_online@yahoo.com.vn - 01657157344 - Lớp 10c10,trường THPT Ngô Quyền,Hải Phòng  (Ngày 15/08/2011 0:36:28)

Trên đời này có tình cảm nào thiêng liêng và lớn lao hơn tình Mẹ?Nói về Mẹ thì biết thế nào là đầy,là vơi.Từ lâu nay rồi,Mẹ đã đi vào thơ ca thật nhẹ nhàng...Thơ về Mẹ thì chẳng ít.Nhưng sao đọc bài thơ "Mẹ" của tác giả Hoàng Duy Bình tôi lại thấy thích thú?Có lẽ bởi sự mộc mạc,nhẹ nhàng của bài thơ chăng?Nhẹ nhàng vào bài với những vần thơ miêu tả cảnh sắc thân quen nơi quê hương hòa bình...chính là tác giả đã nhẹ nhàng cuốn người đọc vào bài thơ với những câu lục bát giản dị mà không hoa mĩ đặc tả về mẹ.Một người mẹ với tấm lòng sắt son,thủy chung,mỏi mòn,chờ đợi cha về
"Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về"
Mẹ đợi cha,mẹ chờ cha suốt cả cuộc đời trong niềm hoài mong,trong niềm tuyệt vọng...Có lẽ Mẹ sống là chỉ để chờ cha,chờ niềm hạnh phúc của mình?Không,không phải vậy!Mẹ còn sống vì các con của mình nữa..."Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con"...Mẹ chẳng ngại khó nhọc, chẳng ngại thiếu thốn,chẳng nề hà giông tố.Mẹ gánh vác tất cả,thay cả cha gánh tất những "bão giông cuộc đời" để cho con một cuộc sống tốt hơn,đầy đủ hơn cả về vật chất lẫn tinh cảm...và đổi lại cho mẹ là những nụ cười hiếm hoi...
"Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua"
Có lẽ để cảm ơn sự tần tảo lam lũ ấy của mẹ,tác giả đã dành cho mẹ những câu thơ giản dị,nhưng chứa đựng bao tình cảm xót,thương,yêu mến này... "Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê"
Đọc hai câu thơ cuối tôi có cảm giác như người mẹ trong bài dù đã ra đi mà vẫn dõi theo con mình vậy...
"Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa."
Cả cuộc đời mẹ sống vì con,vì chồng mà sao khi ra đi mạ vẫn dõi theo con...Tấm lòng mẹ thật cao cả,rộng lớn...Biết đến khi nào con mới chả hết được....
Chỉ nhờ những câu thơ giản dị mà tác giả đã gợi cho có lẽ không chỉ tôi mà còn nhiều người khác nữa những dòng suy nghĩ sâu sắc về Mẹ.Đó chính là điều tôi thích...đơn giản mà sâu sắc,không hoa mĩ nhưng cũng không hề đoảng trong cách chọn từ,chọn câu...

  Trần Thị Hương Giang - cunbongdangyeu_hp@yahoo.com - 0902050777_lớp 10C - 34 Đường Đông Trà phường Dư Hàng Kênh quận Lê Chân Hải Phòng   (Ngày 15/08/2011 0:26:42)

Có một hình ảnh rất truyền thống đã đi sâu vào lòng người dân Việt. Ðó là hình ảnh một người Mẹ già cuốc đất trồng khoai, quanh năm suốt tháng tảo tần nuôi chồng dạy con, làm lụng không một ngày nghỉ ngơi. Mẹ hy sinh thân mình, chuyên tâm hết lòng lo cho chồng con.Đến với bài thơ"Mẹ" của tác giả Nguyễn Duy Bình chúng ta càng thấm thía về những nỗi vất vả và tần tảo của mẹ.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh người con sau bao năm xa càch nay trở lại thăm quê ,thăm lại những cảnh vật quen thuộc xưa:
"Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi".
"Đê làng","khuốc mới","sông xanh","bãi ngô","rặng chuối" đó thật sự là những thứ rất quen thuộc của làng quê Việt Nam .Phải chăng , từ những cảnh vật vô cung thân thương mà gần gũi đó ,dòng suy tưởng đưa người con về với mẹ,với những vật dụng quen thuộc của mẹ,với những ngày tháng mẹ vất vả tần tảo suốt đêm ngày dành hết cho chồng ,cho con:
"Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời".
Ôi!Sao mà xót xa thế.Sông kia vẫn xanh,bãi ngô,rặng chuối vẫn tươi tốt như khi nào ,thế nhưng mái hiên nơi mẹ ngồi ngóng cha vẫn còn đó vẫn còn cũ như ngày nào.Người cha ấy liệu có mãi mãi ra đi cùng độc lập vĩnh hằng của tổ quốc không.Nơi đây chỉ còn lại mẹ vẫn ngay đêm "ngón" chờ tin cha trong nỗi cô đơn lạnh lẽo.Cái nỗi niềm đó liệu có mấy ai trên đời naỳ có thể nhìn thấu cơ chứ. Mẹ vẫn tiếp tục sống ,vẫn làm viêc suốt đêm ngay để nuôi đứa con bé bỏng của mình .Chỉ một mình mẹ thôi ,tần tảo ,chịu thương ,chịu khó, lam lũng nơi chợ quê nghèo để cho các con .Mẹ "vắt kiệt sức mình","vắt kiệt tinh cảm" để bù đắp cho con,cho con có thể cảm nhận đươc èinh thương của cha, tình yêu cùa mẹ.Từng giọt mồ hôi từng giọt nước mắt mẹ dường như đã "như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông".Mẹ "gặn đục hơi trong" cho con những gì tốt đẹp nhất dù cho còn vất vả.Cả đời mẹ đối diện với biết bao giông tố,tất cả là dành cho con cái gì tinh tuý nhất.Và không niềm vui nào có thể bằng niềm vui khi con trưởng thành:
"Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa".
Nụ cười ấy chỉ thoáng qua nhưng rất hiếm khi thấy mẹ cười.Thật vậy nụ cười "gợn" như những làn sóng nhẹ " bên lở, bên bồi" kia như tỏa sáng một niềm vui nhỏ nhoi cho cả bài thơ. Mẹ lặn lội đồng xa để kiếm kế sinh nhai,mẹ làm "thân cò lặn lội đòng xa"để những ngày mưa mẹ à ơi khúc hát ru ngủ.Khúc hát ấy vang lên trong con cõng ướt nhòa nước mưa hay nước mắt của mẹ khóc cho thân.Có lẽ chính vì vậy mà tác giả mới dành những câu thơ vô cùng chân thực và giản dị này cho mẹ:
"Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa".
Quả thực người mẹ là hiện thân của người phụ nữ với biết bao đức tính tốt đẹp.Mẹ vô cùng thương yêu các con ,luôn đặt các con lên trên tất cả ,luôn dành những gì đẹp nhất tốt nhất cho con.Nguyễn Duy Bình đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về tình cảm của mẹ dành cho con. Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt.
Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được.Thế nhưng, với bài thơ "Mẹ" của Nguyễn Duy Bình , ta như được trãi nghiệm và hiểu thêm một cách sâu sắc về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người.

  Phạm Thuỳ Linh-10C10 Ngô Quyền - hellokitty_0305@yahoo.com - 01262470454 - 7/30 Hai Bà Trưng  (Ngày 14/08/2011 23:36:50)

"Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Trong cuộc đời này có ai lại không được lớn lên trong vòng tay mẹ,được nghe tiêng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không chìm vào giấc mơ trong gió tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả.Và trong cuộc đời này có ai yêu mẹ bằng con cũng như có ai yêu thương con bằng mẹ.Và nhà thơ Hoàng Duy Bình đã mang đến ta tình yêu thương trỗi dậy qua bài"Mẹ"
Mở đầu bài thơ là hình ảnh người con về lại nơi mà mình đã sinh ra thật đẹp mà bình dị:
"Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hoà bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô,rặng chuối đôi bờ tốt tươi"
Từ những cảnh vật vô cùng bình dị đó mà hình ảnh người mẹ như ùa về trong tam trí người con với biết bao những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:
"Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời"
Cảnh vật nơi đây vẫn vậy vậy mà mái hiên nơi mẹ ngồi đã mòn cũ.Người mẹ vẫn ngày ngày ngóng trông cha ngày trở về với một nỗi lo lắng luôn thường trực trong lòng.Liệu họ có bình yên trở về hay đã ngã xuống hi sinh vì nền độc lập dân tộc.Và mẹ vẫn lặng lẽ ngóng chờ,một mình tần tảo "vắt kiệt mình" dạy dỗ con nên người và bù đắp cho con sự thiéu thốn khi không có cha bên cạnh.Tất cả những lo toan vất vả đều đè lên đôi vai bé nhỏ của mẹ.Thật đáng trân trọng và cảm phục!Tất cả những gì mẹ đang cố gắng làm là để con có một cuộc sống ấm no,hạnh phúc,được nhận một sự giáo dục tốt nhất để trở thành một người có ích cho xã hội:
"Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa"
Tuy cuộc đời mẹ vất vả nhưng mẹ vẫn hi sinh thầm lặng vì con cháu.Nụ cười của mẹ thoảng qua nhưng luôn hiện lên tâm trí của người con xa quê.Hình ảnh cánh cò trắng lặn lội đồng xa như chính là hình ảnh của người mẹ.Những đức tính tốt đẹp đó đã được nhà thơ dành cho mẹ với một niềm kính trọng được thể hiện qua các câu cuối:
"Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa."
Không chỉ là người tần tảo mẹ còn là người có tình thương người và tấm lòng bao dung được thể hiên rõ nét qua câu"Giúp người nào nghĩ thiệt hơn/Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa".
Bằng việc sử dụng thể thơ lục bát dân gian,bài thơ "Mẹ" như lời nhắn nhủ tâm tình của người con với trái tim luôn hướng về mẹ.Phải chăng lời tâm tình của tác giả muốn nhắc nhủ tới chúng ta phải luôn yêu thương cha mẹ,họ là người đã có công rất lớn trong việc nuôi dạy ta thành người.

 

  Trần Thu Quỳnh - hoabanglangtimbiec_2007@yahoo.com - 0904170943 - lớp 10C10 THPT Ngô Quyềnsố 115/240 tô hiệu,lê chân,hải phòng  (Ngày 14/08/2011 23:29:53)

" Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con ". Tự bao giờ,hình ảnh mẹ đã đi sâu và thấm nhuần vào nền văn học Việt Nam ta. Tôi thích nhiều bài thơ về mẹ nhưng tôi ấn tượng nhất bài thơ "Mẹ" của nhà thơ Hoàng Duy Bình - bài thơ mang tên vỏn vẹn một chữ mẹ thiêng liêng,sâu lắng. Cái hay cái đẹp của bài thơ - cái mà để lại nhiều ấn tượng cho người đọc nhất chính là hình ảnh người mẹ của tác giả - một người phụ nữ tần tảo,yêu chồng thương con,vắt kiệt sức hi sinh cho gia đình.

Mở đầu bài thơ là những hình ảnh gần gũi với nơi làng quê thanh bình,yên ả tạo cho tôi 1 cảm giác thật nhẹ nhõm : " sông xanh,bãi ngô,rặng chuối". Nhưng bắt gặp những câu thơ tiếp theo,trong lòng tôi như xúc động nghẹn ngào. Trong những câu thơ ấy là hình ảnh một người mẹ,một người phụ nữ giản dị nhưng cao quý.
" Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về "
Mẹ sống những tháng năm mòn mỏi,ngóng chờ bước chân của chồng in trên đường về làng. Những tháng năm ấy ngôi nhà vắng đi trụ cột hay chính mẹ phải cố gắng làm tròn tiếng mẹ và cũng phải gánh trên vai trách nhiệm của người cha. Sao cho dạy dỗ các con thành người.
" Tần tảo khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời "
Ngày ngày tần tảo gánh hàng ra chợ,chắt chiu từng đồng nuôi con,mẹ dường như đã không quan tâm đến bản thân mình,kiệt sức,còng lưng vì các con. Những giọt mồ hôi thấm đẫm màu áo mẹ. Nhưng trong lòng tôi tự hỏi đây là mồ hôi hay nước mắt đổ dồn thành sông thành suối. Để rồi cả đời mẹ "gạn đục khơi trong" nhưng vẫn gánh bão giông cuộc đời trên hai vai gầy,nặng nề,khó nhọc.Có lẽ mẹ sống trên đời này chỉ để lo cho con cái,đến khi con cái trưởng thành thì cuộc đời mẹ cũng đã trải qua bao sóng gió,vất vả. Mẹ lam lũ cả chặng đường đời để cho con một cuộc sống đầy ắp tình yêu thương.
Liệu có bao giờ trên môi mẹ in dấu nụ cười không ? Có đấy nhưng chỉ là gợn chút thoáng qua thôi. Vì mẹ chỉ cần những nụ cười của con cái.
" Sông kia bên lở,bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoáng qua
...........
Chết còn đem thiên xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê "
Người xưa có câu : "Phúc đức tại mẫu" . Người mẹ trong bài thơ dường như đã hi sinh cả cuộc đời mình để tạo phúc cho con cái đời sau. Mẹ âm thầm,lặn lội nuôi con khôn lớn. Tình yêu của mẹ làm con như bật khóc trong lòng,thương tiếng ru mẹ hoà vào những đêm mưa. Thật cảm động trước tình mẫu tử cũng như thật tự hào với hình ảnh người mẹ Việt Nam. Có thể mẹ không đẹp bên ngoài nhưng phẩm chất mẹ thì sáng ngời như viên ngọc không tì vết. Mẹ sống lương thiện,trong sáng,tích đức tu tâm,cốt là chỉ mong sao cho con mẹ được yên vui,hạnh phúc. Mẹ - Mẹ thật vĩ đại...Không ngôn từ nào có thể diễn tả được tiếng MẸ thiêng liêng.
" Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa "
Hai câu thơ nhẹ nhàng,êm ấm như tiếng mẹ thì thầm đã khép lại bài thơ. Dù đã hết nhưng tôi vẫn thấy như còn vương vấn gì đó. Lạ kì,khó nói. Thầm cảm ơn nhà thơ đã mang đến những dòng cảm xúc ấm áp này. Chợt xao động,tôi thấy tự hào : Người mẹ Việt Nam.





 

  nguyen bich ngoc  - chuot96_hp@yahoo.com - 01635365510 - lop 10c10 thcs NGO QUYEN HAI PHONG  (Ngày 14/08/2011 22:39:07)

Từ trước đến giờ trong cuộc sống con người hình ảnh người mẹ không thể thiếu vì vậy trong bài thơ "Mẹ" của tác giả Hoàng Duy Bình đã khắc hoạ sâu sắc về hình ảnh người mẹ. Lúc trở về làng quê yêu dấu tác giả đã vô cùng xúc động khi nhìn thấy người mẹ già đang ngồi một mình trước sân nhà:
"Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hoà bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi trở về".
Cảnh vật làng quê không có gì thay đổi và mẹ cũng vậy.Hoàng Duy Bình nhớ năm xưa khi giặc tan mẹ thường ngồi dưới hiên trông ngóng cha trở về.Mẹ quả thật là một người mẹ luôn thuỷ chung và biết yêu thương chồng.Năm tháng qua đi nhưng trong tâm trí tác giả mẹ vẫn vất vả như ngày nào:
"Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi,nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn gục,khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời".
Mẹ không chỉ là người biết yêu thương chồng con mà còn luôn chăm lo cho gia đình tận tuỵ,chu đáo.Mẹ luôn gắng hết sức mình để nuôi dưỡng các con những giọt mồ hôi của mẹ đã dược tác giả so sánh như trăm ngàn suối cứ đổ dồn đổ dồn mãi rồi chảy thành sông.Cả cuộc đời mẹ lúc nào cũng gánh trên vai những khó khăn,nhọc nhằn cực khổ một cuộc đời đầy giông bão.
Và có lẽ để chia sẻ nỗi vất vả,tần tảo ấy của mẹ tác giả đã thể hiện tình cảm của mình qua những câu thơ:
"Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhoà trong mưa".
Tuy chỉ là một nụ cười thoảng qua nhưng nụ cười ấy làm cho mẹ thật rạng rỡ và tươi vui.Trong cơn mưa cánh cò lặn lội từ đồng xa đã về đây để ru mẹ và thân cò đã ướt nhoà cùng với thân mẹ.Một lần nữa tác giả lại ca ngợi vẻ đẹp của mẹ:
"Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiên xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đén giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa".
Nhờ phúc đức của mẹ mà các con mới có được ngày hôm nay một cuộc sống yên bình,vui vẻ và hạnh phúc.Mẹ luôn tích đức với hy vọng có thể đem lại cho các con những điều may mắn trong cuộc sống.Mẹ chết đi nhưng vẫn còn ân tình với các con,luôn một lòng với quê cha đât tổ mẹ sống với dòng máu của quê hương mà chết cũng mang trong mình dong máu của quê.Tác giả luôn tụ hào về mẹ và cho đến ngày hôm nay cứ mỗi lần nghe thấy âm thanh tiếng ve hoà cùng tiếng gió reo là tác giả lại liên tưởng như là tiếng mẹ ru thì thầm ngày xưa hay ru con
Bài thơ "Mẹ" đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên.Với những vần thơ hay,đặc sắc kết hợp với âm điệu lục bát nhẹ nhàng,truyền cảm,sâu lắng bài thơ đã nói lên lòng biết ơn chân thực tình cảm chân thành của nhà thơ Hoàng Duy Bình đối với mẹ hiền.Đọc bài thơ ta thêm trân trọng và quý mến hình ảnh người mẹ-người mà đã sinh ra ta và nuôi lớn ta trưởng thành

  Bùi Thị Thùy Trang - sea_air@vnn.vn - 0313739697 - 40 /37/18 Lạch Tray,phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng  (Ngày 14/08/2011 22:36:21)

Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay đều là những người có tâm hồn và phẩm chất vô cùng cao đẹp.Vì thế mà họ luôn là nguồn cảm hứng dạt dào và bất tận của mọi thi gia.Đã có không ít nhà văn dùng lời thơ ý văn của mình để ca ngợi nét đẹp nhan săc cũng như sự tần tảo, hi sinh của ngươi phụ nữ truyền thống.Và bài thơ "Chị tôi" của nhà thỏ Hoàng Duy Bình đã góp thêm một nốt ca trong bài hát về người phụ nữ Việt, khiến người đọc vô cùng xúc động.Với lời thơ vô cùng giàn dị, nhà thơ đã đưa chúng ta đến với cuộc đời của một người phụ nữ:
" Tuổi già nương tựa chồng con
Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa
Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh
Người chị trong bài thơ là một người phụ nữ đã mang trong lòng biết bao nỗi đau mà không thể chia sẻ cùng ai.Nỗi đau ấy chỉ mình chị chịu đựng,và mình chị tự "chôn chặt" lại để tìm cho mình sự thanh thản nơi cửa chùa thanh tịnh với tiếng mõ, với lời tụng kinh.Cả cuộc đời chị la một cuộc hành trình dài mà dừng lại ở đâu ta cũng thấy nỗi đau bao trùm:
" Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng,môi thắm tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu
Sốt rừng, bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng

Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng"
Chị là một nữ thanh niên nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà lên đường đánh giặc. Hành trang của chị chỉ có tuổi thanh xuân tràn sức sống và rực nhiệt huyết. Sống ở nơi chiến trường giữa mưa bom bão đạn khốc liệt, chị đã giữ cho mình lí tưởng sống và chiến đấu cao đẹp mà hi sinh tuổi thanh xuân và vẻ đẹp của người con gái "Má hồng, môi thắm" đã bị thời gian làm cho phai nhạt, gương mặt tươi tắn cũng đã bị bom đạn làm cho "nhúng nhau". Chị đã hi sinh quá nhiều cho đất nước, cho dân tộc. Chiến tranh đã qua đi nhưng những mất mát, những đau thương mà nó để lại thì vẫn còn đó. Hòa bình được lập lại trên đất nước. Lúc ấy, những người anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc như chị lại lặng lẽ trở về với cuộc sống thường nhật. Nhưng nỗi đau vẫn in sâu trong tâm hồn chị, khi mà tuổi xuân đã trôi đi, nhan sắc đã tàn phai, và cả mối tình đầu đẹp đẽ cũng rời xa. Cuộc đời chị lúc này cũng như chiếc lá vàng cứ trôi mãi theo dòng, không biết đi về đâu,không biết dựa vào ai,cứ sống nổi trôi vô định: "Úa vàng như lá trôi đi xuôi dòng". Có lẽ vì thế mà chị đã quyết định nương nhờ cửa Phật để mong tìm thấy sự thanh thản cho tâm hồn:
" Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh."
Mặc dù vậy nhưng cuộc sống yên tĩnh nơi cửa Phật vẫn không làm nguôi ngoai vết thương lòng của chị. Nỗi đau ấy có khi trải dài miên man như nhuộm lòng chị thanh một màu đau thương, cũng có khi nó lại như làn gió may làm buốt lạnh tâm can chị.Nhưng lúc như thế, tiếng chuông ,tiếng mõ lại như thức tỉnh chị, giúp chị xóa mờ nỗi đau:"Tiếng chuông, tiếng mỏ bàn tay vo tròn".Và có lẽ niềm an ủi lớn nhất trong chị chính là sư hi sinh của chị đã mang đến sự ám no, hạnh phúc cho người dân; sư yên bình cho quê hương, cho đát nước:"Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh."
Và cuối bài thơ là hình ảnh của chị:
" Chiều buông sội nắng mỏng manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi" Bài thơ đã thực sự khép lại nhưng trong lòng người đọc vẫn còn sáng mãi hình ảnh một người phụ nữ Việt" đảm việc nước, giỏi việc nhà", sãn sàng hi sinh tất cả vì quê hương,vì đất nước.

  Nguyễn Hồng Hạnh  - babibibomilococo_hp@yahoo.com - 0313630421 - Lớp 10C10- trường THPT Ngô Quyên-Số 3A/56 Cát Cụt- An Biên- Lê Chân- Hải Phòng   (Ngày 14/08/2011 21:26:22)

Trong những vần thơ của nhà thơ Hoàng Duy Bình, để lại ấn tượng sâu sắc và khó quên nhất trong tôi chính là hình ảnh người mẹ trong bài thơ mang tên "Mẹ". Sau khi đọc xong bài thơ ấy, tâm trí tôi k dời đc những suy nghĩ, trăn trở về hình ảnh của những người phụ nữ tần tảo lam lũ, hết lòng chăm lo việc nhà , thay chồng nuôi con, thay chồng gánh vác mọi việc , để chồng nơi chiến trường có thể yên tâm chiến đấu. Dù ở nơi đâu, người phụ nữ vẫn luôn là những con người vất vả nhất, thế mà ở họ vẫn toát lên những vẻ đẹp đôn hậu nhân ái. Là một người con trở về từ chiến tranh khốc liệt, tác giả đã không nén nổi lòng mình trước hình ảnh người mẹ. Đã qua biết bao năm tháng kháng chiến, mẹ vẫn một lòng thủy chung, trông ngóng chờ đợi ngày cha trở về
"Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về"
Suốt trong những năm tháng mòn mỏi ấy, người mẹ vẫn luôn tần tảo chịu thương chịu khó sớm khuya chăm lo cho những đứa con nhỏ, phải vừa làm một người mẹ, nhưng hơn cả còn phải làm cả một người cha, chăm lo dạy dỗ cho con.
"Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông"
Mẹ vất vả là vậy, khó nhọc là vậy, thế mà mẹ vẫn "Cả đời gạn đục, khơi trong", giữ lấy phẩm giá đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam một lòng son sắt, một mình phận gái "Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời" nhận hết về mình những vất vả lo toan để giữ yên lòng chồng con nơi chiến trường.
"Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa"
Đọc đến đây quả thật tôi không còn áng văn nào có thể miêu tả được hết vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ không chỉ đẹp về ngoài hình mà họ còn đẹp cả về tâm hồn. Họ đôn hậu, đức hạnh, lương thiện, nhân từ, luôn làm mọi việc tốt , để lại phúc đức cho con cháu đời sau. Việt Nam ta luôn quan niệm có luật nhân quả, "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", "ăn quả nào thì rào cây ấy", chính bởi vậy mà những người mẹ sống đoan chính, đức hạnh k chỉ để giữ lấy phẩm giá cho mình mà còn để cho con cháu đời sau được hưởng lấy phúc đức.
Khi còn sống thì hết mình lo cho con cháu chồng con, đến khi chết cũng vẫn "đem thiện xuống mồ" còn gì đẹp hơn người phụ nữ Việt nam ? Để mỗi đứa con khi nhớ lại
"Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa."
Hình ảnh mẹ lặng đi dần theo tiếng gió cùng những lời ru còn vang vọng trong những hồi ức của đứa con. Cám ơn nhà thơ Hoàng Duy Bình đã đem đến với lòng người đọc một xúc cảm mạnh mẽ mà không hề xa lạ về hình ảnh người mẹ kháng chiến!

  Phạm Thị Kiều Oanh - hoa_cuc_nho_1294 - 01667094653 - Lớp 10c10 Trường THPT Ngô Quyền  (Ngày 14/08/2011 19:04:21)

Hình ảnh người phụ nữ luôn là 1 đề tài bất tận cho những nhà thơ, nhà văn Việt Nam từ xưa đến nay. trong đó không thể không kể đến nhà thơ Nguyễn Duy Bình với bài thơ " Chị tôi" cảm động lòng người đọc. hinh ảnh người chị xuất hiên trong bài thơ là 1 cô gái thanh niên xung phong trẻ tuổi, hết lòng vì Tổ quốc " đem cả tuổi xanh lên đường",là 1 người phụ nữ lỡ làng phải ẩn nơi cửa chùa thiêng liêng. Bài thơ thấn đượm cảm xúc tiếc thương của người em. thời chiến tranh, chị cũng như bao chàng trai cô gái trẻ khác lên đường ra mặt trận giúp đất nước. chị đã cống hiến hết tuổi xuân vì sự độc lập tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống của bao người khác. Để rồi sau khi đất nước đã được thống nhất chị đem theo "sự nhỡ nhàng về quê", thân gái không nơi nương tựa chị dàng phải nương tựa nhờ cửa Phật. "giờ xuống tóc, áo nâu sống/ lời Kinh,lời Phật nhuốm lòng chị đau". tuổi xanh nhiệt huyết, hết lòng với Tổ quốc thì đáng lẽ ra tuổi già phải được nương tựa vào chồng vào con. vậy ma thật đáng thương thay cho chị phài trông cậy vào cửa Phật. còn gì đáng thương hơn thế nữa... đọc bài thơ" Chị tôi" của nhà thơ Nguyễn Duy Bình trong ta trào dâng lên 1 cảm xúc bâng khuâng, xót thương cho số phận người phụ nữ. chắc hẳn bài thơ sẽ sống mãi với thời gian, năm tháng.

  Nguyễn Khuê Tú - nguyen.khuetu@yahoo.com - 01289209725 - 10c10 - THPT Ngô Quyền  (Ngày 14/08/2011 16:58:49)

Như một nguồn mạch dạt dào, bất tận; như một dòng chảy mạnh mẽ không ngừng; hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học, thơ ca một cách hết sức tự nhiên, và rồi cứ thế xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp các trang viết của mọi thế hệ từ xưa tới nay.Đáng trân trọng biết bao khi người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam ta tuy bất hạnh, khổ đau nhưng họ lại có một tâm hồn thật đẹp, thật đáng trân trọng biết bao. Và bài thơ "Chị tôi" của Hoàng Duy Bình cũng hiện lên hình ảnh một người phụ nữ như vậy. Một người phụ nữ, một người chị, anh hùng, dũng cảm nhưng lại có một nỗi niềm rất riêng của mình.
Nơi khóe mắt của người mẹ từng có giọt nước mắt thương con, còn ở đuôi mắt chị chất chứa cả tủi phận tình riêng.Giữa dòng đời xuôi ngược, hầu hết ai ai cũng tìm kiếm cho mình một nơi nương đựa . Nhưng chị lại tìm đến nơi cửa phật,chôn chặt những ưu phiền, bất hạnh để một lòng thành tâm niệm phật, tụng kinh gõ mõ.
Vậy vì sao mà giờ đây "chị tôi" lại phải sống một cảnh đời đầy đau khổ như thế ? Phải chăng thời thanh xuân chị đã làm gì sai trái để bây giờ phải hối hận ? Nhưng không, chị đã làm một việc rất có ích cho đất nước.
Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu.
Như bao thanh niên lúc bấy giờ, chị hăng hái xung phong ra chiến trường với mong muốn đem lại nền độc lập tự do cho cả nước.Những năm tháng chiến tranh đầy khó khăn ấy đã lấy đi cái độ tuổi đẹp nhất của "chị tôi", không chỉ vậy, chị còn phải chịu những cơn sốt rét rừng, chị phải sống chung với bom đạn của chiến tranh,tất cả những đói khổ nơi chiến khu ấy đã hằn sâu trên gương mặt chị.
Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng
Có lẽ đến đây, ta đã hiểu được vì sao chị lại tìm đến chốn cửa phật để an hưởng tuổi già. Có thể,bây giờ chị đã là người mẹ, người vợ đảm đang,dịu dàng nhưng điều đó đã không thể xảy ra được vì tất cả tuổi thanh xuân của chị đã gửi lại nơi chiến trường máu lửa,khiến cho tình yêu đôi lứa của chị dở dang
Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh
Giờ đây, khi đã xuống tóc đi tu, những lời lẽ răn dạy của phật lại làm lòng chị thêm nhói đau. Khi nhìn tổ chim sau vườn, lòng chị lại một lần nữa đau nhói. Vì sao đến cả loài chim còn có gia đình huống chi chị chỉ như bông hoa lẻ loi kia, không có ai để nương tựa, trông cậy lúc tuổi già ? Nhưng chị có thể làm gì được ? Chị chỉ có thể nhìn dòng sông kia mà luyến tiếc một thời thiếu nữ đã qua để rồi hình dung mình như chiếc lá đã úa vàng kia.
Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi.
Vậy là bài thơ nhẹ nhàng khép lại, nhưng trong lòng ta còn thoáng một chút buồn , cái buồn man mác. Đi dọc chiều dài lịch sử dân tộc, không đâu là không thấy bóng của người phụ nữ Việt Nam; đi dọc chiều dài lịch sử thơ văn, không đâu là không thấy bóng những con người dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình cho quê hương, đất nước. Nhân vật người chị trong bài thơ nói riêng và người phụ nữ nói chung sẽ mãi là niềm tự hào của chúng ta, nếu không có một phần lớn công lao của họ thì có lẽ chúng ta đã không có ngày hôm nay.

 

  Nguyễn Thị Minh Châu - tatty_nov_rajn@yahoo.com.vn - 0313825427 - Lớp 10c10 - THPT Ngô Quyền Số 13/12/315 Đà Nẵng, Ngô quyền, Hải Phòng  (Ngày 14/08/2011 15:42:59)

"Chim trời ai dễ đếm lông / Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày" , hình ảnh người mẹ với tình yêu thương vô bờ bến , tần tảo sớm khuya đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em. Với bài thơ "Mẹ" , hình ảnh đó càng được khắc họa một cách sâu sắc:

"Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa."

"Tôi về thăm lại nơi sinh", với những kỷ niệm về người mẹ "vắt kiệt mình vì các con", với những gì thân thuộc như "bãi ngô", "rặng chuối", "'khoai sắn", "chợ quê"... Những hình ảnh làng quê Việt Nam thân yêu cũng như tấm lòng người mẹ dung dị, thủy chung chờ chồng sauu khi chiến tranh kết thúc... Càng đọc những dòng thơ êm đềm, trầm buồn, phảng phất tiếng "ru xưa", em càng thấy ấm lòng những nghĩ suy vể tình mẹ, về "tháng năm tích đức âm thầm" hay "tần tảo khoai sắn chợ quê"... Cả một đời mẹ một nắng hai sương, vất vả vì cháu vì con, "mồ hôi nước măt mẹ tuôn"... Tấm lòng người mẹ, xúc cảm người con với thứ tình cảm thiêng liêng đã đem đến cho ngườ đọc những vần thơ trong sáng, nhẹ thoảng như lời ru của mẹ già...
Cảm ơn tác giả Hoàng Duy Bình đã viết nên những cảm nghĩ của mình, viết thay cho hàng triệu người con với mẹ.

 

  Nguyễn Chi Mai  - saobang_only_hp_95@yahoo.com - 0914556986 - Trường THPH Ngô Quyền_ lớp 10c10. 6/ 226/ Hai Bà Trưng / Lê Chân / Hải Phòng   (Ngày 14/08/2011 15:23:17)

Có những bài thơ đọc xong cho ta một cảm nhận thật thanh thản nhẹ dịu, có những bài lại mở ra cho ta những cung bậc tình cảm thật sâu sắc lắng đọng và tha thiết, ấy vậy mà khi lắng nghe bài thơ "Vô đề" của nhà thơ Hoàng Duy Bình thì bài thơ lại như văng vẳng thì thầm bên tai chúng ta những suy ngẫm, trải nghiệm ở đời, ở nguời mà đôi khi ta thấy chúng thật chớ trêu, nực cười.
Có thể nói cái hay, cái đẹp, cái đặc biệt ấn tượng của bài thơ đối với người đọc đầu tiên đó chính là ở nhan đề "Vô đề". Bởi nhan đề chính là tên mà nhà thơ đặt cho bài thơ_ đứa con tinh thần của mình, có lẽ vì vậy mà không phải ngẫu nhiên mà tác giả đặt tên cho bài thơ như vậy. Phải chăng ý nghĩa sâu sa của bài thơ không thể gói gọn trong một cái tên hay bởi bài thơ không chỉ mang một ý nghĩa mà còn ẩn chứa biết bao nhiêu những suy nghĩ lắng đọng và tác giả muốn người đọc hãy tự đọc và tự tìm cho riêng mình một cái tên có như vậy thì ta mới thực sự hiểu được bài thơ một cách sâu sắc. Thật cảm phục và đáng trân trọng biết bao khi chỉ với một nhan đề độc đáo đó thôi mà nhà thơ Hoàng Duy Bình đã mở ra trước mắt người đọc biết bao những suy nghĩ về bài thơ thể hiện một tài năng thơ thật tinh tế, sâu sắc.
Cảm nhận về nhan đề bài thơ độc đáo là thế nhưng khi cảm nhận về ý nghĩa bài thơ thì nó lại mở ra trong ta những suy ngẫm thật mới lạ. không vòng vèo, không cầu kì hoa mĩ nhà thơ đưa người đọc đến ngay những vấn đề, những điều mà mình trông thấy:
"Nhiều khi mua rủi bán may
Đi mua đêm để bán ngày, lạ chưa? "
Vâng dường như trong cuộc đời, trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta vẫn thường xảy ra những điều kì lạ, buồn cười như thế. Và chính nhà thơ Hoàng Duy Bình sẽ kể cho chúng ta nghe những câu truyện đời đó. Trước tiên với hai câu thơ không có chủ ngữ trên tác giả như nói với tất cả mọi người về một hiện tượng trong cuộc sống, có những kẻ thì tính toán đủ đường bất chấp mọi thứ để mua lời bán hơn nhưng rồi trắng tay vẫn hoàn nghèo túng, nhưng lại có những người may mắn, gặp thời nên dù có "mua rủi" thì bán cũng vẫn may, vẫn lời. Hay như ở câu thơ thứ hai là một câu hỏi tu từ qua đó nhà thơ đã bộc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của mình trước cảnh "mua đêm bán dài" mà đêm thì ngắn, ngày dài. Vậy cảnh ngược đời ở đây phải chăng chính là mua ngắn bán dài_ một sự làm ăn bất chấp mọi thủ đoạn, thiếu văn hoá trong xã hội. Không chỉ có vậy bằng phương thức kiệt kê nhà thơ còn viết:
"Lại còn mua nắng bán mưa
Rau non vứt xó để mua cải ngồng "
Cũng giống như hai câu thơ trên, qua hai câu thơ tiếp theo nhà thơ không chỉ kể ra mà qua đó còn phê phán, mỉa mai những lối sống, những thói làm ăn cầu lợi ngay trước mắt, sẵn sàng vứt bỏ những điều tốt đẹp những thứ non tươi để đi theo, bám lấy những điều tưởng chừng như có lợi nhưng thực chất lại biến họ thành những kẻ xấu sa, gian lọc, bỉ ổi, ngông cuồng. Có lẽ chính vì những điều ấy mà những câu thơ năm, sáu tiếp tục được mở ra:
"Sự đời là mớ bòng bong
Ai đem khôn dai đếm đong việc đời"
Trong bài thơ có lẽ đây chính là những suy ngẫm trực tiếp của tác giả gửi đến người đọc, cuộc đời thật phức tạp, nó đem đến cho ta biết bao nhiêu điều vui vẻ tốt lành nhưng đằng sau đó nó cũng ẩn chứa biết bao điều dôí trá, những vấn nạn khó lường. Và chúng ta chẳng ai lại đi đo cái khôn, cái dại của mình cả, chỉ có điều rằng người khôn thì luôn tin cái khôn của mình có thể lường được hết mọi việc nhưng khộng phải lúc nào cũng vậy:
" Cầm vàng khôn ...quá vàng rơi
Có khi dại nhặt sắt...tôi thành vàng."
Từ xưa ông cha ta đã có câu "người tính không bằng trời tính" và câu nói đó thật đúng trong trường hợp này. Khi mà ngay cả người khôn cũng không ngờ rằng chính cái khôn, cái giỏi của mình lại khiến mình trắng tay chẳng còn gì. Và ở đời cũng có người nói "ông trời không lấy của ai hết điều gì" bởi vậy chăng mà người dại nhưng với ý chí nghị lực kiên cường họ lại biến cái không thể thành cái có thể "sắt tôi thành vàng" thì quả là một điều đáng trân trọng.
Có thể nói bài thơ lục bát "Vô đề" chỉ với tám dòng thơ súc tích của nhà thơ Hoàng Duy Bình nhưng đã mở ra cho người đọc cả một bức tranh sống động về biết bao điều bất ngờ khó lường xảy ra trong cuộc sống mà ta những người "khôn" hay "dại" đều cần phải biết và cần phải tránh để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc trở thành những con người kì lạ trong cuộc đời.

 

  Nguyễn Thị Minh Châu - tatty_nov_rajn@yahoo.com.vn - 0313825427 - Lớp 10c10 - THPT Ngô Quyền Số 13/12/315 Đà Nẵng, Ngô quyền, Hải Phòng  (Ngày 14/08/2011 15:05:05)

"Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày",hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Mẹ" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc:
Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi
Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa
Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa.

 

  Bùi Tú Lệ - foreverlove_baby_hp9x@yahoo.com.vn - 6283796 - 10c10ngô quyền-2/2 hồ sen-hảiphòng  (Ngày 14/08/2011 12:59:54)

Chiến tranh đã đi qua và để lại nhiều mất mát,đau thương cho con người và nhất là những người phụ nữ.Đọc bài thơ:"Chị tôi" của nhà thơ Hoàng Duy Bình ta thấy được cuộc đời của một người phụ nữ đã tham gia chiến đấu vì tổ quốc và trở về thăm quê hương.Khi ra đi:
"Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng,môi thắm,tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu"
Chị đã hi sinh tuổi xuân của đời mình,vẻ đẹp người con gái với"má hồng","môi thắm","tơ vương" nơi chiến trường ác liệt.Chiến tranh in đậm trong chị với những đắng cay:
"Sốt rừng,bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng"
Nhưng khi chiến tranh qua đi,chị trở về quê hương thân yêu :
"Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng"
Cái "nhỡ nhàng" và "tình yêu đôi lứa" đã khiến cho bạn đọc cảm động sâu sắc.Chiến tranh đã cướp đi tình yêu trong sáng, lời thề non hẹn biển của đôi lứa nay chỉ là "úa vàng" theo thời gian.Thật đắng cay và xót xa...
"Giờ xuống tóc,áo nâu sồng
Lời Kinh,lời Phật nhuộm lòng chị đau"
Giờ đây chị chỉ biết nương tựa nơi cửa chùa để quên đi những nỗi đau trong lòng,dấu nỗi sầu vào "lời Kinh","lời Phật" mà lòng nhói đau.
"Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh"
Chị lặng nhìn những cảnh vật nơi nhà chùa mà lòng không nguôi những nỗi đau đã từng trải qua:
"Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông,tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh"
Cảnh vật thanh bình với "bầy chim","bông đại" và âm thanh của "tiếng chuông","tiếng mõ" như tiếng lòng chị,tiếng lòng của một người con gái từng trải qua nhiều đắng cay,vất vả.Bài thơ khép lại với hình ảnh:
"Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi"
Ánh nắng chiều tà mong manh buông xuống,hình ảnh chị hiện lên thật lẻ loi dưới bóng chùa đã để lại nốt nhấn trong lòng bạn đọc về cuộc đời của người phụ nữ vất vả,nhọc nhằn,dám hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước.
Hoàng Duy Bình đã để lại dư âm trong lòng độc giả với bài thơ lục bát :"Chị tôi" và những suy ngẫm về số phận người phụ nữ Việt Nam.

  Hoàng thị mỹ uyên - fallstars_123@yahoo.com - 01683333683 - 9/79 tổ 21 phố chợ Đôn  (Ngày 14/08/2011 12:10:52)

Người ta vẫn thường nói:"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nựng cuộc đời không đong đầy tình cha".Thật đúng vậy,trên đời này không gì thiêng liêng, vĩ đại bằng cha mẹ cả,chính vì vậy mà nó trở thành đề tài muôn thuở của thơ ca xưa và nay.Và bài thơ trên cũng vậy, nhan đề đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Hình ảnh người mẹ vất vả hiện lên vơí những hình ảnh hết sức đơn sơ, đậm chất làng quê: bãi ngô, rặng chuối...Một mình mẹ một nắng hai sương, thức khuya dâỵ sớm lo lắng cho con bão giông cũng không mạnh mẽ bằng....

  Phạm Thị Bích Thủy - becon_tapboi@yahoo.com.vn - 0313717896 - lớp 10c10_THPT Ngô Quyền_số 8/167A/Trần Nguyên Hãn/Hải Phòng  (Ngày 14/08/2011 12:04:07)

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nsm trong văn học xưa nay luôn tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp nhưng éo le thay cuộc đời họ luôn đời họ luôn gánh chịu biết bao những khổ đau, bất hạnh. Và ngay cả trong chiến tranh phẩm chất ấy vẫn không ngừng tỏa sáng,như đóa hoa sen thơm ngát giữa đầm lầy. Những người mẹ, người vợ, người chị ấy luôn là biểu tượng của một thời bom đạn khốc liệt, đó là sự yêu thương, hiếu thảo, quan tâm hết mực với chồng con, cha mẹ, và không thể thiếu, đó còn là đức hi sinh cao cả không chỉ cho hạnh phúc riêng tư mà con vì hạnh phúc của bao con người trong chiến tranh. Bài thơ " Chị tôi" là một tác phẩm như thế.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh "chị tôi" hiện lên như một lời bày tỏ sự thương tiếc cho một kiếp người, một thân phận người phụ nữ cô đơn nương tựa nơi cửa chùa. Khác với ai kia, cuộc đời của chị không có được một bến đỗ vững chãi.Thân gái một mình vươn mình bươn trải giữa cuộc đời, chị gửi gắm tâm hồn mình nơi cửa chùa thanh tịnh, bỏ lại sau lưng là những vướng bận,lo âu, sự đời "cay đắng, chua chát", theo từng tiếng mõ, tiếng tụng mà kinh trôi vào quà khứ.
Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu.
Người chị khiến ta nhớ tới hình ảnh của những nữ thanh niên xung phong, họ mang trong minh một vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo mà vô cùng binh dị" má hồng, môi thắm"_những cô gái với một thời xuân xanh tươi trẻ tràn đầy nhiệt huyết, một tâm hồn trong sáng và cao thượng , vẻ đẹp ấy không chỉ thể hiện qua đời sống thường ngày mà ngay cả trong những cuộc chiến, qua bom đạn kẻ thù. Trong những tháng ngày ấy, "chị tôi" đã hi sinh không chỉ là mồ hôi nước mắt mà phải còn là biết bao xương máu, tuổi thanh xuân tươi đẹp và mối tình đôi lứa còn dang dở. Sốt rừng rồi bom đạn, bệnh tật rồi những căng thẳng, nỗi sợ hãi, ám ảnh biên giới mong manh giữa sự sống và cái chết, trách nhiệm trong công việc đè nên vai chị, qua năm tháng là những nếp nhăn, sự thay đổi về tuổi tác nhưng chị vẫn chấp nhận đánh đổi, vì độc lập tự do, vì hòa bình, hạnh phúc không phải cho riêng chị mà biết bao người khác nữa. Chị trở về "nhỡ nhàng" đôi lứa, vì sự nghiệp đất nước chị đánh rơi mối tình đầu trong sáng, thân gái một mình không nơi không chốn. Nay xuống tóc, áo nâu suồng, lời Kinh, lời Phật hay những lời răn dạy lại nhuộm lòng chị đau, từ nhuộm như bao trùm lên mọi vật, lên tâm hồn người chị một màu buồn da diết. Bầy chim kia cũng có đôi, có lứa, có mái ấm gia đình, còn chị giống như bông hoa kia mang vẻ đẹp thuần khiết nhưng không nơi nương tựa. Cô đơn với tiếng mõ, tiếng kinh, "buốt lòng sợi gió heo may", sự lạnh lẽo từ cái vô hình trở thành hữu hình được tác giả nhìn thấy rõ nét qua từ "sợi gió", chị nhìn dòng sông cũng như nhìn thấy hinh bóng của chính mình, chị nhớ về một thời đã qua, tự ví minh với chiếc lá đã già, rụng đi rồi cho khu vườn thêm xanh.
Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi
Ánh nắng được miêu tả rõ nét qua từ "sợi nắng", nó mong manh yếu ớt_những tia nắng cuối cùng trong ngày in bóng ngôi chùa "nghiêng lên bóng hình chị tôi". Ngôi chùa bây giờ như hiện thân của người chị tần tảo, nhỏ bé, cô đơn, và tĩnh lặng.
 

  Đỗ Thị Thạch Thảo - ritado_thachthao@yahoo.com.vn - 01273731996 - Lớp 10c10 THPT Ngô Quyền, 30/169 Trần Nguyên Hãn- Hải Phòng  (Ngày 14/08/2011 11:43:12)

Giản dị mà chan chứa tình người- đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi đọc bài thơ "Chị tôi" của nhà thơ Hoàng Duy Bình. Không hiểu vì thể thơ lục bát vốn mang đến cho người ta cảm giác nhẹ nhàng êm ái, hay vì những vần thơ của tác giả quá xúc động mà tôi lại có được những xúc cảm ngọt ngào ấy. Hình ảnh người chị hiện lên trong bài thơ thật đẹp nhưng lại phảng phất nét gì đó trầm buồn, sâu lắng rất riêng, để lại trong độc giả chúng ta bao ấn tượng sâu sắc khó phai mờ.
Cuộc đời con người trải qua bao biến động, bao thăng trầm sóng gió nhưng đến một lúc nào đó, sự đời đã trải, đắng cay đã tường thì có lẽ ai cũng muốn dừng lại, tìm cho mình một khoảng lặng, một bến đỗ bình yên. Bến đỗ bình yên ấy có thể là gia đình, là quê hương bản quán. Nhưng đối với người phụ nữ, có lẽ một gia đình với người chồng là trụ cột, với những đứa con ngoan hiền hiếu thảo sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất khi tuổi đã xế chiều:" Tuổi già nương tựa chồng con". Người chị trong thơ Hoàng Duy Bình thì lại không như vậy:"Còn chị tôi lại sớm hôm cửa chùa". Chị tìm đến nơi cửa chùa thanh tịnh, tìm đến sự yên bình trong kinh Phật, tâm sự lòng mình qua tiếng mõ chùa để nương tựa tuổi già:
"Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh".
Cuộc đời chị trải qua biết bao "cay đắng chát chua" nhưng giờ đây chị đã không còn muốn nhớ đến nữa mà đã "chôn chặt vào hư vô rồi". Lẽ đời là vậy, cuộc vui thì chóng tàn nhưng nỗi buồn thì còn dai dẳng mãi. Chính vì thế, chẳng mấy ai muốn nhớ đến những "cay đắng chát chua" ấy làm gì. Chị cũng vậy thôi. Chị chôn chặt chúng ở một góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn, chỉ biết ngày ngày gõ mõ tụng kinh, gửi gắm lòng mình để tâm hồn mình được thanh thản.
Giống như một thước phim quay ngược, từ hiện tại, bài thơ đưa ta trở về với những năm tháng chiến tranh ác liệt, trở về với hình ảnh của chị thời xuân xanh:
"Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu
Sốt rừng, bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng".
Cũng như bao thanh niên thời đó, với lòng nhiệt huyết cháy bỏng cống hiến sức mình cho nền độc lập hoà bình của Tổ quốc, cho sự ấm no hạnh phúc của nhân dân, chị cùng đồng đội lên đường ra mặt trận. Chị đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình, "má hồng, môi thắm" "gửi lại chiến trường từ lâu", tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Sự hi sinh cao cả ấy của chị đã đồng cảm với sự hi sinh của các chiến sĩ bộ đội trong bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay".
Trải qua bao trận sốt rét rừng, bao mưa bom bão đạn nơi chiến trường ác liệt, cuối cùng thì lí tưởng cao đẹp của hàng triệu thanh niên Việt Nam thời đó cũng đã được thực hiện, nhưng chiến tranh và thời gian dài đằng đẵng đã hằn vết tích lên khuôn mặt của chị "nhúm nhau thành hàng". Dù chiến tranh đã qua đi nhưng tuổi thanh xuân- cái lứa tuổi rực rỡ nhất, căng tràn sức sống nhất trong cuộc đời người con gái cũng theo đó mà trôi đi mất.
Đã có chiến tranh là sẽ có mất mát, sẽ có hi sinh. Đó là quy luật tất yếu. Và người chị trong bài thơ cũng không thoát khỏi quy luật nghiệt ngã ấy. Chị may mắn không mất đi tính mạng, nhưng tình yêu đôi lứa của chị cũng vì chiến tranh mà lỡ làng, dang dở:
"Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng".
Hạnh phúc lứa đôi đã vĩnh viễn "úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng". Sao mà ngậm ngùi, sao mà xót xa đến thế!...
Trở về với thực tại, có lẽ ta cũng đã phần nào hiểu được lí do chị quyết định nương nhờ cửa Phật mà không tìm cho mình một gia đình hạnh phúc. Phải chăng vết thương lòng của chị đã quá sâu, không thể nào hàn gắn lại được, nó khiến chị không còn tin vào hạnh phúc tình yêu nữa? Cũng có thể nói rằng quyết định của chị khi xuống tóc đi tu chỉ là quyết định nhất thời bởi rõ ràng, đến tận bây giờ, nỗi đau trong quá khứ vẫn giằng xé tâm can chị:
"Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh ".
Từng câu từng chữ cứ dần dần lắng lại, hình ảnh của chị cũng khuất dần, xa dần trong ánh chiều tà:
"Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi".
Bài thơ khép lại nhưng tứ thơ lại mở ra, để lại trong ta biết bao suy ngẫm. Cuộc đời người phụ nữ Việt Nam đã đi vào thơ ca không biết bao nhiêu lần, nhưng lấn nào cũng để lại trong ta ấn tượng sâu sắc. Và bài thơ "Chị tôi" của tác giả Hoàng Duy Bình cũng vậy. Vẫn là tính cách anh hùng, vẫn là sự tần tảo chịu đựng hi sinh gian khổ nhưng hình ảnh người chị trong thơ ông nói riêng cũng như hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nói chung sẽ mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam, sẽ mãi xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng:"Anh Hùng, Bất Khuất, Trung Hậu, Đảm Đang".

  Lê Thị Thanh Huyền - rose.princess.1011@gmail.com - 01213234220 - lớp 10c10 - THPT Ngô Quyền. 36A/78/ Miếu Hai Xã/ Hải Phòng  (Ngày 14/08/2011 1:31:14)

Thiêng liêng và cao cả hơn bất kì tình cảm nào của con người, tình mẫu tử đi vào những trang thơ vô cùng tự nhiên mà cũng vô cùng sâu sắc. Đã có không biết bao câu thơ hay, vần thơ đẹp nói về mẹ, đặc biệt là những người mẹ anh hùng, thầm lặng hi sinh trong chiến tranh. Tuy rằng tôi được sống trong hòa bình, tôi chưa bao giờ được nhìn thấy hình ảnh người mẹ tần tảo giấu nước mắt tiễn chồng ra quân nhưng khi đọc bài thơ " Mẹ " của tác giả Hoàng Duy Bình, trong tôi cũng tràn ngập bao xảm xúc bồi hồi, xót xa.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh một người con về thăm quê, thăm lại những cảnh vật xưa cũ:
" Tôi về thăm lại nơi sinh
Đê làng Khuốc mới hòa bình ngày xưa
Sông xanh vẫn chảy lững lờ
Bãi ngô, rặng chuối đôi bờ tốt tươi"
từ những cảnh vật vô cùng thân thương đó, dòng suy tưởng đưa người con về với mẹ, với những vật dụng quen thuộc của mẹ, với những ngày tháng tảo tần mẹ dành hết cho chồng, cho con
" Hiên xưa mòn chỗ mẹ ngồi
Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về
Tảo tần khoai sắn chợ quê
Mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con"
Mồ hôi, nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
Cả đời gạn đục, khơi trong
Mà vai vẫn gánh bão giông cuộc đời
Thật quá đỗi xót xa ! Sông kia vẫn xanh, vẫn lững lờ chảy như khi nào, thế nhưng mái hiên nơi mẹ ngồi ngóng cha ngày trở về đã xưa cũ.Phải chăng người cha ấy đã mãi mãi ra đi cùng sự độc lập vĩnh hằng của Tổ quốc, Chỉ còn lại mẹ vẫn ngày ngày " ngóng" chờ trong cô đơn, trong nỗi niềm của riệng mẹ. Và rồi mẹ giấu nỗi niềm ấy trong thâm tâm để tiếp tục sống, tiếp tục lo cho những đứa con. Một mình mẹ tảo tần làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, một người cha. Có lẽ vì thế mà mẹ mới "vắt kiệt mình", mẹ vắt kiệt sức lực lam lũ nơi chợ quê nghèo để cho các con no ấm, mẹ vắt kiệt tình cảm của mình bù đắp cho con sự thiếu thốn khi không có cha kề bên. Mẹ " gạn đục khơi trong" để cho con những gì tốt đẹp nhất, dù có phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Mẹ vẫn cam chịu gánh vác mọi giông tố, tất cả là để dành cho con cuộc đời tốt đẹp, tươi sáng chứ không lam lũ, vất vả như của mẹ. Và có lẽ, niềm vui duy nhất của mẹ là con lớn lên trưởng thành làm một người tốt :
" Sông kia bên lở, bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đồng xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa"
Nụ cười thoảng qua thôi nhưng vô cùng hiếm hoi nở trên gương mặt mẹ làm con nhớ mãi. Thật vậy, nụ cười " gợn" như sóng con sông " bên lở, bên bồi" kia như tỏa sáng một niềm vui nhỏ nhoi mà ý nghĩ cho cả bài thơ. Thế rồi lại trở về với cuộc sống mưu sinh thường ngày, mẹ lại làm " Thân cò lặn lội đồng xa " để những ngày mưa, mẹ hát cho con khúc hát ru quen thuộc. Và rồi sau này, khúc hát ấy vang lên trong con cũng ướt nhòa nước mưa hay nước mắt của mẹ khóc cho thân cò, nước mắt của con nghĩ thương cuộc đời mẹ lam lũ. Tuy cuộc đời mẹ vất vả nhưng nó không phải là một bi kịch đáng thương, cuộc đời vất vả đó của mẹ là một tấm gương cho sự hi sinh, cho nghị lực sống dành cho con cháu. Có lẽ chính vì vậy mà tác giả mới dành những câu thơ vô cùng chân thực và giản dị này cho mẹ:
" Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lễ vật bán buôn cửa chùa
Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thầm thì ru xưa."
Không chỉ là con người giàu ý chí và vô cùng kiên cường, mẹ còn là hiện thân của bao đức tính phụ nữa Việt truyền thống. Mẹ vô cùng hiền hậu, tấm lòng cao cả ấy được mẹ giữ gìn cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Mẹ mất đi nhưng những tình cảm thương yêu mẹ dành cho con cháu vẫn còn mãi, vẫn làm ấm miền đất quê, vẫn làm ấm lòng những đứa con như tác giả. Để rồi giờ đây, khi đặt chân lên mảnh đất quê mẹ, bên tai tác giả vẫn con thì thầm tiếng ru xưa, vẫn rì rào, da diết như tiếng mẹ hiền.
Với thể thơ lục bát truyền thống, bài thơ là cách thể hiện tình yêu, sự kính trọng với mẹ tuyệt vời. Đọc bài thơ mà trong tôi hiện lên bao suy nghĩ về người mẹ của tac giả, về cả một thế hệ phụ nữa anh hùng. Từ đó mà cảm phục và tự hào về những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

  Tô Ngọc Thảo My-10C10- THPT Ngô Quyền- Hải Phòng - smart_ice_princess@yahoo.com - 01226248625 - 29/123 Lương Khánh Thiện -Hải Phòng  (Ngày 13/08/2011 23:56:41)

Đọc xong bài thơ "Vô đề" của Hoàng Duy Bình, em bỗng bật cười trước lời thơ hóm hỉnh nhưng cũng phải suy nghĩ, thấm thía sâu hơn những suy ngẫm mộc mạc, chân tình mà ông gửi gắm trong bài thơ
"Nhiều khi mua rủi bán may
Đi mua đêm để bán ngày, lạ chưa?
Lại còn mua nắng bán mưa
Rau non vứt xó để mua cải ngồng"
Con người ta là như thế. Họ cứ đi theo cái lối mòn ấy,coi vật chất, của cải lên hàng đầu.Họ lao vào làm ăn,buôn bán, tìm những cách nhanh nhất để kiếm được thật nhiều, thật nhiều tiền, dù có phải vất vả như thế nào đi chăng nữa.Họ chỉ nhìn thấy những cái gì được lợi cho mình, tốt cho bản thân mình.Đó được coi là những người "khôn"...
"Sự đời là mớ bòng bong
Ai đem khôn dại đếm đong việc đời"
Không hẳn là họ- những người được coi là "khôn" ấy- không biết cuộc sống là một " mớ bòng bong", không nên đem "khôn dại" vào "đếm đong việc đời", nhưng mà họ vẫn làm như thế, vẫn đem cái "khôn" của mình vào trong cuộc sống vốn có rất nhiều những cái mà chẳng ai lường trước được
"Cầm vàng, khôn quá… vàng rơi
Có khi dại nhặt sắt... tôi thành vàng."
Là như thế: ông trời không bao giờ tặng tất cả cho một người nào đấy...Có thể, làm một người "khôn" thì chúng ta cũng sẽ có những cái lợi nhưng con người cứ "khôn" quá có khi lại mất tất cả vì cái "khôn" đấy.. Còn những người còn lại- có lẽ chiếm một con số rất nhỏ-chúng ta cứ coi họ là "dại" cũng được, họ có thể thiệt thòi một chút nhưng rồi có lúc, họ lại được rất nhiều thứ nhờ cái "dại" của mình
Thiết nghĩ, con người ở đời đừng nên quá khôn.Cái quá khôn của mình có thể làm tổn thương đến người khác, cũng có thể làm tổn hại chính bản thân mình nữa. Cảm ơn Hoàng Duy Bình, ông đã đem đến 1 bài thơ với những lời thơ thật vui vẻ nhưng lại mang ý nghĩa thật sâu xa, khiến mỗi chúng ta sau nụ cười ấy đều phải suy ngẫm về lời thơ này

  Vũ Thị Thu Thảo - học sinh 10 C10 Ngô Quyền - lucky_s2_bff_4ever@yahoo.com - 3 511966 - 18/226 Hai Bà Trưng - Hải Phòng   (Ngày 13/08/2011 21:08:25)

Thật vô tình, .."thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo..." cứ dịu dàng, ngân nga cùng nhịp cảm xúc...khi tôi đọc bài thơ Chị tôi của tác giả Hoàng Duy Bình. Tôi nhớ lại bài hát cùng tên của ca sĩ Mỹ Linh được phỏng từ thơ Đoàn Thị Tảo .Hai bài thơ tuy khác nhau về câu chữ ,nhưng lại như cùng cất lên một nhịp điệu trầm buồn, vương vấn một cái gì đó tha thiết, dư ba lạ kì .
Hình ảnh chịu thương chịu khó, trải bao vất vả với tấm lòng nhân hậu đã in sâu vào tư tưởng, tâm hồn người phụ nữ Việt những lối mòn truân chuyên. Cứ như số trời đã định đoạt trước, ngoài tấm lòng dễ cảm thương, từ thời con gái mà người phụ nữ thường an phận với tất cả bước ngoặt cuộc đời, một mình chịu đựng những cay đắng, tủi nhục mà khó có thể sẻ chia với bất kì ai. Để rồi :
" Bao nhiêu cay đắng chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ với lời tụng kinh "
Con người ta, trải qua biết bao nhiêu chìm nổi , phiêu bạc thường muốn tìm đến một nơi bình yên để quên đi những ưu tư, phiền toái của sự đời. Và nhân vật " Chị tôi" trong bài thơ này cũng thế ...Đối với một người con gái, "tình yêu" và "tuổi thanh xuân" dường như là hai người bạn không thể tách rời ,ấy vậy mà :
" Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng, môi thắm, tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu
Sốt rừng, bom địch cày sâu
Hằn lên gương mặt nhúm nhau thành hàng

Đến khi thống nhất giang san
Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê
Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng "
Chỉ với hai mốc thời gian "khi chiến tranh" với " khi thống nhất giang san" đã nói lên một cuộc đời vất vả ,truân truyên với số phận hẩm hiu , lỡ làng duyên phận , trôn vùi tuổi thanh xuân trong đạn bom máu lửa nơi chiến trường của nhân vật "Chị tôi" nói riêng và người phụ nữ Việt Nam ngày ấy nói chung .Ta dường như gặp lại nhịp thơ, ý thơ ấy :
" Ngày chị sinh, trời cho làm thơ
Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ
Tình người đa đoan. "
( Chị tôi - Đoàn Thị Tảo )
Hai người con gái tuy cùng chung một số phận nhưng "Chị tôi" của Đoàn Thị Tảo thì ôm gọn những cay đắng trong lòng, gắng an phận sống tiếp một cuộc đời tủi buồn ; còn "Chị tôi" của Hoàng Duy Bình thì lại nương tựa cửa phật bình yên , dấu đi những bất hạnh ấy trong lời Kinh, lời Phật, trong những tiếng gõ đều đặn của mõ .Nhưng,khi nương tựa cửa chùa, nhìn cảnh vật nơi đây mà dường như lòng chị vẫn không nguôi những cay đắng, những tủi nhục đã trải qua :
"Giờ xuống tóc, áo nâu sồng
Lời Kinh, lời Phật nhuộm lòng chị đau
Bầy chim làm tổ vườn sau
Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây
Phút lòng buốt sợi gió may
Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn
Ra sông chợt nhớ tới nguồn
Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh ".

Kết lại bài thơ là một hình ảnh không mấy xa lạ :Trong ánh nắng chiều mờ tỏ, dáng chị hao gầy, đơn côi dưới bóng chùa nghiêng nghiêng :
" Chiều buông sợi nắng mong manh
Bóng chùa nghiêng xuống bóng hình chị tôi."
Dường như , với một giọng điệu trầm lắng,suy tư ,bài thơ như là tiếng lòng gợi sự đồng cảm về số phận của người phụ nữ Việt Nam bấy lâu nay : Cay đắng, tủi cực nhưng luôn tần tảo , chịu thương chịu khó và hi sinh quên mình .Chỉ với một bài thơ lục bát ngắn mà tác giả đã gửi đến cho người đọc biết bao dư ba ,suy cảm sâu sắc ...
 

  Trần kiệt anh  - nhatha1411@yahoo.com - 0313593740 - 64 đường số 1 an trang an đồng hải phòng  (Ngày 11/08/2011 23:05:42)

Đọc bài thơ Vô đề của nhà thơ Hoàng Duy Bình tôi thấy rất hóm hỉnh và xâu xa.Đúng là "thần hoàng đãi kẻ ngẩn ngơ" tôi phải học thuộc bài thơ này , khi nào có dịp cùng đọc cho bạn bè để suy ngẫm. chúc nhà thơ sức khỏe dồi dào sáng tác ra nhiều tác phẩm để độc giả cùng thưởng thức.

  Nguyễn thị nguyệt - quoctuan2204@yahoo.com - 01214135803 - 212 hàng kêng lê chân hải phòng  (Ngày 10/08/2011 23:39:42)

Đọc chùm thơ lục bát của nhà thơ Hoàng Duy Bình, với cách dùng từ thật gần gũi dễ hiểu nhưng rất xâu xa và ý nghĩa .Ấn tượng trong tôi là bài MẸ . với chủ đề về mẹ đã có rất nhiều tác giả viết về mẹ rất hay, nhưng bài thơ MẸ của HDB đã đưa ta về cội nguồn, được nhìn thấy hình ảnh của người mẹ việt nam trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc"Giặc tan mẹ ngóng cha tôi ngày về"
Chẳng những thiệt thòi về đôi lứa mẹ còn chật vật cuộc sống mưu sinh vì các con

"Tảo tần khoai sắn chợ quê
mẹ tôi vắt kiệt mình vì các con
Mồ hôi nước mắt mẹ tuôn
Như trăm ngàn suối đổ dồn thành sông
cả đời ngạn đục khơi trong
Mà vai vần gánh bão giông cuộc đời
Sồn kia bên nở bên bồi
Gợn trên môi mẹ nụ cười thoảng qua
Thân cò lặn lội đường xa
Thương lời ru mẹ ướt nhòa trong mưa

Bao nhiêu nỗi cực nhọc và bão giông trong cuộc đời đã làm thân xác mẹ ngục ngã nhưng linh hồn của mẹ có một sức sống kỳ lạ vẫn chuyền sức sống đó cho con cháu

Cháu con nhờ phúc mẹ xưa
Mẹ như gốc cội đã tu thành trầm
Tháng năm tích đức âm thầm
Truyền cho con cháu cả mạch ngầm lòng son
Giúp người nào nghĩ thiệt hơn
Chẳng đem lẽ vật bán buôn cửa chùa

Đến khi nhắm mắt xuôi tay tấm lòng của mẹ cũng được chôn xuống mồ làm cho sức sống của đất trời như được hồi sinh

Chết còn đem thiện xuống mồ
Để tình nghĩa ấm đến giờ đất quê
Đất trời bừng sáng tiếng ve
Gió reo như mẹ thì thầm ru xưa.

Đọc xong bài thơ tôi chợt thốt nên "Mẹ! con yêu mẹ"
Thương hiệu Hoàng Duy Bình cám ơn ông!

  Lê Thị Nhung - nhungle410@gmail.com - 0313594022 - Công ty TNHH Estelle Viet Nam  (Ngày 10/08/2011 21:08:31)

Tôi rất thích bài thơ Trăng của nhà thơ Hoàng Duy Bình, mấy câu thơ đầu:
"Lên lầu đứng khép song đào
Để trăng còn được ra vào tự nhiên
Lúc chập tối hay nửa đêm
Nhiều khi nghe thấy Hằng tiên thầm thì"
Hóa ra nhà thơ coi trăng như một nàng tiên hay là một người thực.
Câu tiếp:
"Nửa gối chiếc, nửa giường the
Giành cho trăng nghỉ, có về được không?"
Trời ơi! nhà thơ coi ánh trăng như một người tình bằng da, bằng thịt một trăm phần trăm rồi. Nếu không thì có ai lại giành nửa gối, nửa giường the cho trăng nghỉ còn hẹn hò nữa chứ.
Và khi cái lãng mạn của nhà thơ đã lên tới đỉnh điểm vì có giấc mơ vàng.
"Canh khuya trong giấc mơ vàng
Quờ tay chạm phải trăng nằm cạnh sao"
Có lẽ nhà thơ đã thực sự hòa mình vào thiên nhiên, coi vạn vật là chỗ bạn bè hay người tình, người quen thân thiết nhất.
Đây là một bài thơ hay đầy chất lãng mạn.
 

  Phạm Quốc Đông - dong25251325@gmail.com - 0906046526 - 484 Lạch Tray - Ngô Quyền- Hải Phòng  (Ngày 10/08/2011 20:41:08)

Đọc xong bài thơ "Chị tôi" của nhà thơ Hoàng Duy Bình, tôi lặng người đi một lát... Đây là một câu chuyện thơ ngắn kể về một chị thanh niên xung phong thời chống Mĩ, khi hết chiến tranh chị trở về quê nhà.
Khi ra đi:
"Ngày xưa đất nước chiến tranh
Chị đem theo cả tuổi xanh lên đường
Má hồng môi thắm tơ vương
Chị tôi gửi lại chiến trường từ lâu"
Lúc hết giặc chị trở về với:
"Chị đem theo sự nhỡ nhàng về quê"
Để rồi:
"Tình yêu đôi lứa lời thề
Úa vàng theo lá trôi đi xuôi dòng"
Đọc đến đoạn trên ta thấy mủi lòng cảm thương cho chị đã cống hiến hi sinh cho Đất nước. Bao nhiêu cái đẹp của người con gái đã bị bom đạn quân thù cướp hết, chỉ còn:
"Giờ xuống tóc áo nâu sồng,
Lời kinh, lời phật nhuộm lòng chị đau"
Đến như con chim còn có bầy đàn, tổ ấm, còn chị phải nương tựa cửa chùa:
"Trước chùa bông đại rơi vào nơi đây"
Chị đã cố quên đi tất cả để thay bằng:
"Bao nhiêu cay đắng, chát chua
Chị tôi chôn chặt vào hư vô rồi
Bao nhiêu tâm sự cuộc đời
Nói bằng tiếng mõ và lời tụng kinh"
Nói là quên nhưng làm sao quên được, dù chỉ là phảng phất... vì chị là con người cơ mà, chứ đâu phải là gỗ đá vô tri.
Có lúc ngồi tụng kinh, nhưng trong chị vẫn có phút lóe lên những kỉ niệm và thấy nhói đau:
"Phút lòng buốt sợi heo may"
Nhưng lập tức chị dùng tiếng chuông, tiếng mõ để xua đi tất cả, trở về với hư không:
"Tiếng chuông, tiếng mõ bàn tay vo tròn"
Chị ơi! Sự hi sinh mất mát của chị không vô ích đâu, mà đã đem lại thanh bình và phồn vinh cho đất nước:
"Chị như lá rụng cho vườn thêm xanh"
Như vậy xuyên suốt bài thơ là sự hi sinh thầm lặng mà chị là một ví dụ cho hàng triệu người dân Việt Nam mà thôi, bài thơ đã làm cho những số phận tưởng chừng như bị lịch sử quên lãng lại sống dậy và tỏa sáng rực rỡ hơn bao giờ hết.
Thay cho lời kết, tôi cảm ơn tác giả vì bài thơ hay !!!





































































































































  Duy Tình - duytinh.dhtm@gmail.com - 0973646484 - đại học Thương Mại  (Ngày 08/08/2011 9:08:01)

Cháu chào các cô chú trong Lucbat.com, cháu là sinh viên chuyên ngành kinh tế, cháu không am hiểu nhiều về thơ và khả năng cảm thụ thơ còn hạn chế, nhưng sụ kì diệu và uyển chuyển trong các vần thơ lục bát luôn mang lại cho cháu sự thích thú lạ kỳ.
Tuần này Lụcbat.com có nhiều bài hay nhưng cháu vẫn ấn tượng nhất chùm thơ của tác giả Đỗ Văn Chính. Bài “mẹ gom nắng quái mưa bay” miêu tả nỗi vất vả, tần tảo của người mẹ hiền qua đó nói lên tình mẫu tử thiêng liêng rộng lớn vô bờ. Bài “nhớ hội Lim” lại nói lên hồn và cảm xúc của tình yêu đôi lứa nảy nở qua lễ hội rất truyền thốn và nổi tiếng của Việt Nam. Cháu còn biết một số bài khác tác giả như bài Cõi từ bi http://lucbat.com/index.php?tab=news&id=7370 hay bài Vá http://lucbat.com/index.php?tab=news&id=7183 , đều miêu tả rất sâu sắc và chân thực về cuộc sống.
Cháu chúc tác giả Đỗ Văn Chính và các tác giả khác ngày càng có nhiều tác phẩm hay hơn nữa gửi đến độc giả lucbat.com

  Đỗ Tuấn Khải - dotuankhai97 - 01984392553 - Đông Yên Quốc Oai Hà Nội  (Ngày 06/08/2011 9:46:38)

Đọc thơ của tác giả Đỗ Văn Chính làm cho tôi cảm thấy tình tình mẫu tử thật sâu đậm.Mặc dù người mẹ đã ngoài tám mươi nhưng vẫn cố nở nụ để con vui.

  Ngô xuân Thanh - binhthanhnd@gmailcom - 01238476960 - Nam Định  (Ngày 05/08/2011 20:51:28)

Bình Thanh cám ơn anh Đào tuyết Thành và bạn Trần Kham đã đọc thơ và có lời cảm nhận tốt đẹp động viên BT cám ơn BBTvà độc giả!
Đề nghị BBT sửa hộ chỗ chú thích bài DSLB là Phạm công Trứ!
Chào thi hữu
Bình Thanh

  Đào tuyết Thành - daotuyetthanh@gmail.com - 01232282766 - Đan phượng HN  (Ngày 05/08/2011 11:09:35)

Về phong cách, có một nét riêng của Lục Bát Ngô xuân Thanh, khó trộn lẫn với ai.
Về đề tài chứa đựng những tìm tòi sâu rộng và nhân văn. Hoan hô Bình Thanh, đáng trân trọng và đưa vào top...
ĐTT

  Trần kham - tvkham@gmail.com - 061402291178 - AĐE LAI ĐE ÚC  (Ngày 05/08/2011 7:14:19)

Chào Bình Thanh ba bài thơ của cỏ gà lời từ có nhiều tầng nghĩa,sâu sắc,rất tình!
Chúc mừng tg
TKham

Các bài khác: