VỀ QUÊ
Yêu tặng: Quang Văn; Việt Đức; Gia Bình
Theo ông cháu được về quê
Đồng xanh tít tắp mùa hè thênh thang
Về quê được tắm giếng làng
Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây
Trời cao lồng lộng gió mây
Tre đu kẽo kẹt nắng đầy sân phơi
Chó mèo cứ quẩn chân người
Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền
Vườn sau gà bới giun lên
Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau
Buổi trưa cháu mải đi câu
Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều
Ở quê ngày ngắn tý teo
Kỳ nghỉ một tháng trôi vèo như không?
VŨ XUÂN QUẢN
- Hội viên Hội nhà văn Hà Nội
- Email: quanvx@songda-ait.vn; mobile: 0987 368 446
Vũ Xuân Quản - quanvx@songda-ait.vn - 0987 368 446 - Hà Nội
(Ngày 22/05/2010 05:08:01 PM)
Vũ Thu Hiền qúy mến!
Rất vui là VTH đã tham gia tích cực sân chơi lung linh sắc màu này & trao đổi một cách say sưa với chú. Nhưng xem ra, bài viết của cháu không bám theo 02 ý mà chú đã nêu? Cháu thử ngó lại xem? - Việc tặng tác phẩm của mình cho ai ( Thơ, Văn xuôi, Kịch, Hội hoạ...) là quyền của TG. Nó diễn ra như cơm bữa trên văn đàn Việt Nam & Thế giới, chứ có gì lạ đâu. Chú cứ hình dung cháu đang ở độ tuổi " Mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu ", liệu có đúng không? Thân mến Chú Vũ Xuân Quản!
Vũ Thu Hiền - thuhien11@gmail.com - - Hải Phòng
(Ngày 12/06/2010 08:02:25 AM)
Kính thưa bác Vũ Xuân Quản, bác đã lấy ví dụ về cách dùng thổ ngữ trong các tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bầm ơi (Tố Hữu), Đường thới thành phố (Hữu Thỉnh) ra làm dẫn chứng. Cháu không nói là có đúng hay không, nhưng cái khác của các Tác phẩm này với bài thơ của bác là:
- Các Tác phẩm dẫn chứng là các tác phẩm viết cho người lớn, còn bài của bác là viết cho thiếu nhi. Thiếu nhi còn non nớt. chưa từng trải và đi đây đi đó nên không hiểu thổ ngữ. - Trong các phẩm dẫn chứng, khi dùng thổ ngữ, tác giả có chú thích: Ví dụ Truyện Kiều có câu: "Gia tư nghỉ cũng thương thường bậc trung" thì ở dưới cuối trang có chú thích: Nghỉ-từ địa phương miền Trung, có nghĩa là ông ấy. Còn bài thơ của bác thì thổ ngữ không được giải thích. - các Tác phẩm dẫn chứng không đề tặng riệng ai, bài của bác có đề tặng các cháu có tên cụ thể. Nên thưa bác, so sánh như vậy sẽ bị khập khiễng đấy ạ.
Lê Thi Hữu - lethihuu@gmail.com - 0978225148 - Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình
(Ngày 22/05/2010 02:57:19 PM)
Ý kiến của nhà văn Đoàn Lư - Chủ tịch Hội VHNT Cao Bằng kiêm Tổng biên tập Tạp chí Non nướn Cao Bằng thật chí lý! Chúc anh mạnh khỏe và có thêm nhiều đứa con tinh thần để đời! Chia sẻ, đồng cảm với nhà thơ Vũ Xuân Quản ở bài thơ thiếu nhi hồn nhiên, dịu ngọt này!
Vũ Xuân Quản - quanvx@songda-ait.vn - 0987 368 446 - Hà Nội
(Ngày 22/05/2010 09:43:09 AM)
Kg: Các TG & bạn đọc
Tôi xin trao đổi thêm 02 vấn đề, mà nhiều người quan tâm. - Cách dùng thổ ngữ: Có thể nói, cách dùng thổ ngữ làm cho văn chương thêm sinh động. Nó như chiếc la bàn chỉ địa phương cụ thể. Trong văn chương dùng từ kép " BẦM ƠI ", người đọc biết ngay văn học đang đề cập đến mảnh đất & con người Phú Thọ. Trong văn chương dùng từ kép " CỦ THÒ LÒ ", người đọc biết ngay văn học đang đề cập đến mảnh đất & con người Hải Dương của Vũ Thu Hiền. Trong văn chương dùng từ kép " XE ĐỘP ", người đọc biết ngay văn học đang đề cập đến mảnh đất & con người Xứ Quảng... - Trong thơ viết về con người cụ thể là nhẽ thường tình, miễn là bài thơ đó phải hay. Nếu hiểu như Vũ Thu Hiền, thì kiệt tác " TRUYỆN KIỀU " viết về cô Thuý Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, chỉ để đọc cho cô Thuý Kiều nghe thôi ư?. Lại nữa, Trường ca : " ĐƯỜNG TỚI THÀNH PHỐ " của Hữu Thỉnh, trong đó có những chương viết về anh trai & chị dâu của mình, nếu hiểu như Vũ Thu Hiền, Trường ca này chỉ đọc cho những người thân trong gia đình nhà thơ Hữu Thỉnh nghe thôi ư?. Tôi có thể lấy nhiều nhiều thí dụ khác trong văn chương Việt & Thế giới đang lưu hành trên văn đàn để minh hoạ. Trân trọng Vũ Xuân Quản!
Vũ Thu Hiền - thuhien11@gmail.com - - Hải Phòng
(Ngày 12/06/2010 08:04:00 AM)
Theo tôi nghĩ thì ông Quản làm thơ tặng các cháu của mình, ông cháu có ngôn ngữ địa phương, gia đình gọi là thổ ngữ và gia ngữ, ông nói, cháu hiểu là được rồi, người ngoài chả cần phải bàn tán nữa.
Nhưng thơ ông Quản tặng cháu nội ngoại của ông thì ông đọc luôn cho cháu nghe, viẹc gì phải đưa ra nơi công chúng mà phải bàn cãi, mất thời gian
Xuân Quảng - NXQuang@gmail.com - - Từ Liêm - Hà Nội
(Ngày 21/05/2010 02:34:50 PM)
Nhà anh cây ổi thấp tè
Nguyễn Hải Ánh - Haianh@gmail.com - - 125 - Tây Sơn - Hà Nội
(Ngày 21/05/2010 01:35:08 PM)
@ all !
Có thơ cho trẻ tốt rồi Bẻ hay là hái cũng thời như nhau Trèo cây dễ bị ngã đau Bắc thang cho chắc trước sau an toàn Hôm qua ngắn chẳng tày gang Hôm nay quá ngắn chỉ bằng tí teo! Hải ánh
Lính thuỷ - Linhthuy55@gmail.com - 01682938853 - 459 Bạch Mai Hà Nội
(Ngày 20/05/2010 09:54:38 AM)
Tôi xin có lời trao đổi với Anh Đoàn Lư - Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng.
Anh có lời nói thật chí lý và không thể chối cãi nổi, đó là:" Nhà thơ là người dễ bị cảm xúc dẫn dụ nhất! Tôi nghĩ ít ai làm thơ mà tra từ điển, nếu vậy thì cảm xúc còn đâu nữa...". Đúng như vậy anh ạ, làm thơ thì không ai tra Từ điển thật. Nếu tra Từ điển thì còn thời gian đâu và làm thơ. Cũng như khi người ta đi cày hoặc cuốc ruộng, chả ai mang sách hướng dẫn ra xem phải cày hay cuốc như thế nào thì sâu, nông, không bị lỏi. Khi ta ăn, không ai để ý ta cầm đũa, thì một chiếc để ở ngón nào, còn chiếc kia để ở ngón nào để gắp không rơi. Thế mà ta vẫn cày, cuốc được, vẫn gắp thức ăn được chả rơi miếng nào. Tất cả những thứ đó thuộc về kỹ năng của người ta, nó ăn sâu vào thành phản xạ có điều kiện trong não ta. Làm thơ cũng vậy, không ai tra Từ điển cả, nhưng những người làm thơ là những người đã được tích luỹ vốn ngôn từ từ khi mới học nói, đến học mẫu giáo, và các cấp phổ thông, đại học sau này , và học ở trường đời nữa. Người làm thơ hay bởi anh ta có vốn từ giàu có, khi gặp cảm xúc thuộc dạng gì là con chữ tự nhiên bật ra, nhảy ra, như là bản năng vậy. Thơ nó tự xuất ra, như là phản xạ tự nhiên như khi ta gắp miếng ngon thì tự nhiên ta há miệng vậy. Thế mới gọi là: "Xuất khẩu thành thơ". Người làm thơ hay là người biết chắt lọc từ ngữ, dùng đúng lúc đúng chỗ mà thôi. Cũng như nàh điêu khắc tài ba là người đục đi những chỗ không cần thiết, để lại những chỗ cần thiết mà thôi. Người đọc thơ không phải là người làm thơ, nên anh ta phải đọc những chữ của người khác viết. Có chữ anh ta biết, có chữ không biết. Khi gặp chữ không biết thì người thày giải nghĩa và người quan toà phân xử đúng sai cái chữ đó chỉ có dựa vào cuốn Từ điển mà anh ta đang có trong tay. Nếu ai cứ hiểu từ ngữ theo cảm tính thì dễ dẫn đến sai lầm lớn. Bản thân tôi luôn luôn có một quyển Đại Từ điển khi đọc thơ, văn, tài liệu kỹ thuật , báo chí và cả trong kinh tế, thị trường. Vì con người ta, không phải ai cũng biết hết các chữ, các từ trên đời. Người viết cũng vậy, khi cảm xúc tuôn trào, anh ta viết rất nhanh, có những từ mà lúc ấy anh ta nghĩ là hay. Nhưng sau này nếu tỉnh táo ngẫm lại, thấy chưa hợp lắm. Và anh ta phải sửa lại cho chuẩn xác. Rồi khi xuất bản lại cần cả người biên tập nữa. Đại đa số các nhà văn nhà thơ chân chính thường đọc lại, sửa chữa, thậm chí viết đi viết lại bản thảo vài ba lần, cho đến nhiều lần. Điều này tôi dã đọc được trong Giai thoại văn học. Vậy nên, khi làm thơ, nhà thơ không cần tra Từ điển, nhưng khi xem lại, chỗ nào mình thấy chưa ổn, còn mơ hồ, chưa chắc ăn, thì có lẽ cũng nên tra Từ điển thì hơn. Có như vậy, những gì anh viết ra mới chuẩn xác. Các cụ thường nói: "Một sự bất tín, vạn sự bất tin". Bài anh viết hay đến mấy nhưng chỉ cần một chi tiết không chuẩn xác thì cả bài bị nghi ngờ hết. Cũng như anh chỉ nói dối một lần, mọi người sẽ mất lòng tin về anh trong các lần khác. Còn nếu anh có tài năng sáng tạo ra từ ngữ mới, tôi nghĩ nhân dân, tộc ta sẽ cảm ơn anh, vì anh đã làm giàu cho kho tàng từ ngữ Việt Nam. Các từ ngữ ấy khi đưa vào thơ phải được đại đa số người đọc, trong đó phải có những người hiểu biết về thơ thẩm định. Như các nhà thơ trước đây, trong phong trào thơ mới, được các Nhà phê bình nổi tiếng như Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong tuyệt tác Thi nhân Việt Nam thì tôi nghĩ rằng bài thơ của các Nhà thơ này hay thật sự, từ ngữ ho dùng trong thơ là chuẩn xác. Điều đó đã được chúng minh là cho đến nay đã quá nửa thế ký, Thi nhân Việt Nam vẫn được mọi độc giả đón nhận và được tái bản nhiều lần. Còn từ ngữ anh đưa ra, chỉ có anh và một số người thân hữu khen hay thì chưa nên khẳng định là sáng tạo vội. Sáng tạo từ ngữ là vinh dự và trách nhiệm của người cầm bút, nhưng xin anh đừng đưa rác vào kho từ ngữ vốn đẹp lấp lánh của dân tộc. Còn Anh nói Từ điển là tư duy của con người là đúng, nhưng anh nên hiểu không phải là tư duy của một con người cụ thể. Từ sản sinh ra từ lâu đời rồi, nghĩa nó đựoc dùng lâu đời rồi, có sẵn rồi, do ngàn thế hệ, triệu triệu con người sử dụng, cải tiến đến nay đã tương đối hoàn mỹ rồi. Bác Pham Văn Đông đã từng nói: chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đó sao. Ban biên soạn Từ điển chỉ là người tổng hợp mà thôi. Mà Từ điển Việt Nam thì một cá nhân cũng không làm được, mà phải có nhiều người, có hội đồng biên tập, mà cũng phải thừa kế thành quả của các quyển Từ điển trước đây nữa, khhông cá nhân nào tự sáng tác từ mới rồi đưa vào Từ điển bắt mọi người khác phải theo. Xin có mấy lời thưa với Anh và Bạn đọc như vậy. Lính thuỷ
Đoàn Lư - - - Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng
(Ngày 19/05/2010 05:40:44 PM)
Nhà thơ là người dễ bị cảm xúc dẫn dụ nhất! Tôi nghĩ ít ai làm thơ mà tra từ điển, nếu vậy thì cảm xúc còn đâu nữa, khi sáng tác lý trí dễ bị lấn át bởi cảm xúc, và nhà thơ là người sáng tạo ra ngôn ngữ mới, đâu phải chỉ những gì có trong từ điển thì anh ta mới được đưa vào thơ mình! Nếu không nói như sách là sai à? Mà từ điển cũng là sản phẩm của tư duy con người cơ mà! Tôi chân thành cảm ơn anh Vũ Xuân Quản có một bài thơ thiếu nhi trong trẻo, dễ thương!
Phạm Văn Tự - thcsts@gmail.com - 0919760699 - Quản Bạ - Hà Giang
(Ngày 19/05/2010 03:34:05 PM)
@ VIỆT HÀ
Lính thuỷ - Linhthuy55@gmail.com - 01682938853 - 459 Bạch Mai Hà Nội
(Ngày 19/05/2010 10:42:16 AM)
Lời cảm ơn
Cảm ơn Nhà thơ Vũ Xuân Quản đã nhiệt tình trao đổi. Thực ra, tôi rất yêu thơ lục bát, khi đọc thơ tôi không chỉ đọc qua mà còn nghiền ngẫm xem bài thơ nói gì, cho ta bài học gì, có những hình ảnh nào đẹp, câu từ nào hay để mình học tập, trau dồi kiến thức. Vì khi yêu thơ ta cũng yêu như ngưòi yêu mình vậy, phải hiểu cho đến đầu đến cuối. Trong Kiều có câu: "Trăm năm tính cuộc vuông tròn/ Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông". Các vấn đề tôi đặt ra chỉ là gợi mở để mong được tác giả và bạn đọc trao đổi cho sâu sắc hơn cách quan sát, cách đưa hình ảnh vào thơ sao cho hay, để tôi được học tập thôi chứ không có ý gì khác. Mong nhà thơ thông cảm nhé. Làng Hải An thuộc Quỳnh Phụ, nhà nhạc phụ của Nguyễn Du, quê tôi cũng ở gần đấy, còn lưu giữ bảo tồn một cái cột nhà, mòn và nhẵn thín một vòng ở độ cao tầm tay người. Người ta giải thích là khi viết Kiều, cụ Ngưyễn một tay ôm cột rồi đi vòng quanh quá nhiều lần nên cột bị mòn. Truyền thuyết này không biết có đúng không nhưng dạy cho ta một điều là khi đưa một từ vào thơ là không nên dễ dãi với nó quá. Đến Nguyễn Du cũng còn lúc bí từ cơ mà. Xin chân thành cảm ơn Nhà thơ. Chúc Nhà thơ luôn luôn mạnh khoẻ để thường xuyên đưa các cháu về quê, vừa giáo dục cho các cháu nhớ đến tổ tiên và nhớ ơn các cụ trong dòng tộc, được tiếp xúc với phong cảnh quê hương để yêu quê hương hơn và nhất là được hưởng bầu không khí trong lành và được sống trong tình cảm chân thành, thật thà, chất phác, ấm áp của những người thân đang ở quê hương. Lính thuỷ
Vũ Xuân Quản - quanvx@songda-ait.vn - 0987 368 446 - Hà Nội
(Ngày 19/05/2010 09:27:30 AM)
Xin chào các anh: Lính Thuỷ & Trần Mạnh Tuân!
Vào đầu buổi sáng của một ngày mới, ngồi vào bàn làm việc, bật máy đã được gặp các anh. Đó là điều tôi cảm thấy rất sung sướng .Xịn chúc các anh sức khoẻ, hạnh phúc, văn nghiệp hanh thông. Vui hơn nữa là hồi âm của các anh vào thời điểm mà mặt trời vừa thức dậy! Thưa các anh, đúng là " Ý tại, ngôn ngoại ". Có được như vậy, trang lucbat.com mới phong phú & đậm đà hương sắc. Rất mong có nhiều TG cùng tham gia, để chia vui. Xin thưa, hiện tôi có 5 cháu nội ngoại. Nguồn cảm hứng của bài thơ này là đứa cháu ngoại lớn nhất đang học lớp một. Bởi vậy cháu không thể trèo cây bẻ ổi, mà phải bắc thang bẻ ổi... Trân trọng Vũ Xuân Quản!
Trần Mạnh Tuân - tuan_hwru@fulbrightmail.org - 091353 0266 - Hà Nội
(Ngày 19/05/2010 07:37:44 AM)
ĐÂU CHỈ... VỀ QUÊ!
Lính thuỷ - Linhthuy55@gmail.com - 01682938853 - 459 Bạch Mai Hà Nội
(Ngày 19/05/2010 05:41:24 AM)
Tôi vẫn chưa rõ, chưa thoả đáng khi nghe Nhà thơ Vũ Xuân Quản giải thích:
- Thường trẻ con thích trèo cây hơn trèo thang, Lũ trẻ Hà Nội lứa tuổi anh em mình ngày ầy là thích me, trèo sấu ở đường Hoàng Diệu và Phan Đình Phùng lắm. Trèo cây nó hấp dẫn như một môn thể thao, chứ trèo bằng thang thì chả hấp dẫn lắm. Nên trẻ con về quê thích trèo cây, ở phố hiếm cây lắm, còn trèo thang thì ở phố cũng có, nhất là trèo cầu trượt trong vườn trẻ. Còn hái ổi, trẩy ổi , vặt ổi... là thông thường, chứ bẻ ổi thì ít thấy. Tôi không có ý định yêu cầu Nhà thơ làm thơ về cách thu hoạch ổi, mà các chát tôi đưa ra là muốn có dẫn cứng để đi đến vấn đề cuối cùng là câu : Bắc thang bẻ ổi... không sai, nhưng theo tôi hình ảnh không gợi tả và không dân dã lắm. Nếu nói là: Trèo cây vặt ổi, hái ổi thì chả ai thắc mắc được. Theo tôi nghĩ hình ảnh thơ nên có tính đặc trưng và tính quảng đại thì mới dễ đi vào lòng người đọc. - "Ngày vui ngắn chẳng tầy gang"(Kiều) thì đúng rồi, tôi không có ý kiến về khía cạnh này. Chỉ có thắc mắc là: từ láy "tí teo" chỉ nên dùng cho vật có thể tích nhỏ bé, chứ không dùng cho độ dài nhỏ nói chung( đồ vật hoặc thời gian). Đại Từ điển Việt Nam không có từ ngắn tí teo. đi sau từ ngắn để bổ nghĩa , phụ trợ chỉ có các từ : ngủn, tủn, tũn, ngủi, ngỏi, gọn, xủn, tun hủn, chẳng tày gang... mà thôi - Thiết nghĩ Trời trong xanh, không mây, không bị vướng tầm nhìn thì mới cao lồng lộng chứ có nhiều đám mây che khuất tầm nhìn hoặc nhiều đám mây tích làm cho bầu trời như sà xuống chứ không thể cao lồng lộng được. Mà nhiều khi tường như trời và đất giáp nhau nữa nếu có nhiều đám mây đen kéo cơn mưa đến. Xa lộ từ điển có viết: <lồng lộng là khoảng không gian cao rộng, thoáng đãng đến mức cảm thấy như vô cùng tận> . Bài hát bài ca bên cánh võng của Nguyên Nhung cũng viết:"Dừng chân bên suối võng đưa Nhìn trời cao trong xanh lồng lộng", Trong Bài thơ Bài ca mùa hạ có đoạn: " Phượng đỏ rực màu mời mọc nắng/ Đầu canh chim hót gọi hè sang/ Trời cao lồng lộng mây đi vắng/ Ve ca ra rả nắng chang chang"
Vũ Xuân Quản - quanvx@songda-ait.vn - 0987 368 446 - Hà Nội
(Ngày 18/05/2010 10:31:55 PM)
Xin trân trọng cảm ơn các TG đã vui cùng bài thơ thơ VỀ QUÊ.
Bây giờ, tôi trao đổi một số vấn đề mà TG Lính Thuỷ quan tâm: - Bắc thang bẻ ổi...là chuyện thường tình. Khi ổi được trồng ở trong vườn. có thể dùng ghế chân cao, hoặc các cách khác để bẻ ổi...Trong thơ, ta chỉ cần lấy một hình ảnh cụ thể, sao cho hợp với ngữ cảnh là được. Đây không phải là bài giảng về cách bẻ ổi, mà đưa ra các cách bẻ khác nhau, cho những cây ổi cao thấp, vị trí trồng khác nhau. - Ở quê ngày ngắn tí teo. Đó là cách diễn tả cái cảm hoài của cậu bé Thiếu nhi về thời gian trong kỳ nghỉ hè của mình. Xin được nêu một số cách diễn tả thời gian từ tư duy trừu tương sang tư duy số học: + " Sầu đong càng lắc càng đây/Ba thu dọn lại một ngày dài ghê"-Đại Thi hào Nguyễn Du đã nén thời gian ba năm vào trong một ngày đau khổ của kiếp người, thấy nó dài vô tận. + " Thức lâu mới biết rằng đêm ngắn/Chỉ có em yêu mới thật dài..."-Nhà thơ Trần Mạnh Hảo dùng khái niệm " chiều dài " tình yêu, để đo "chiều dài" của một đêm. Bởi "chiều dài" tình yêu đối vơi người thiếu nữ mà mình yêu là quá lớn, nên khi lấy cái kích thước ấy mà đo "chiều dài" của một đêm là ngắn, chứ không phải: "Thức lâu mới biết đêm dài ". Như vậy là, cái cảm hoài của cậu bé về một ngày nghỉ hè ở quê, sao mà ngắn tí teo là sinh động & logich. - Trời cao lồng lộng gió mây. Đó là vòm trời buổi trưa hè ở làng quê, có nhiều gió, nhiều đám mây tích trôi lơ lửng. Trân trọng Vũ Xuân Quản!
Phạm Văn Tự - thcsts@gmail.com - 0919760699 - Quản Bạ - Hà Giang
(Ngày 18/05/2010 09:03:19 PM)
Kính nhờ Ban biên tập sửa 2 từ trong bài thơ " Tiếc ghê" :
- Từ thứ 5 ở câu thơ thứ 2 :"mằu" thành"mầu"; - Từ thứ 3 ở câu thơ thứ 5 : "xum" thành "sum". Do hoạ vội...Xin thành thực cảm ơn ! Phạm Tự -
Việt Hà - Viethamhb@gmail.com - 0978057999 - Việt Trì - Phú Thọ
(Ngày 19/05/2010 03:47:34 AM)
@ Anh Tự!
Phạm Văn Tự - thcsts@gmail.com - 0919760699 - Quản Bạ - Hà Giang
(Ngày 18/05/2010 05:58:40 PM)
Xin hoạ với tác giả Vũ Xuân Quản mấy vần thơ nghê cho vui nhá 1
Lính thuỷ - Linhthuy55@gmail.com - 01682938853 - 459 Bạch Mai Hà Nội
(Ngày 18/05/2010 08:42:33 AM)
@ Việt Hà
Việt Hà - Viethamhb@gmail.com.vn - 0978057999 - 1478-ĐL Hùng Vương- Việt Trì- Phú Thọ
(Ngày 18/05/2010 08:38:55 AM)
@ Anh Lính thủy!
Lính thuỷ - Linhthuy55@gmail.com - 01682938853 - 459 Bạch Mai Hà Nội
(Ngày 19/05/2010 06:49:22 PM)
Theo ông cháu Nhà thơ Vũ Xuân Quản về quê
Ngày hè, trẻ em được nghỉ học, được theo ông về quê thì còn gì thích thú hơn. Những đứa trẻ sinh ra, lớn lên ở thành phố, sống trong không gian chật hẹp của ngôi nhà thị thành, với những con ngõ nhỏ, với những con đường đầy ních người và xe cộ, nhiều khi còn tắc nghẽn mấy tiếng đồng hồ. Về quê có không gian thoáng đãng, có không khí trong lành có: Trời cao lồng lộng gió mây Tre đu kẽo kẹt nắng đầy sân phơi Khung cảnh rất hấp dẫn với các em bé, nhất là những em bé lần đầu được theo ông về quê. Em sẽ được: Về quê được tắm giếng làng Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây Rồi được: Buổi trưa cháu mải đi câu Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều Và đất quê quyến luyến con người, đến vật nuôi trong nhà cũng tràn đầy tình cảm: Chó mèo cứ quẩn chân người Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền và trong vườn thì có mẹ con đàn gà dẫn nhau kiếm ăn, gà con kêu chiếp chiếm chạy theo mẹ, mỗi khi bới được giun, gà mẹ lại cục cục gọi con. Khung cảnh nên thơ, tươi mát làm hấp dẫn con trẻ, cho nên chúng cảm thấy ngày ngắn quá, và kỹ nghỉ ở quê, thấm thoắt trôi vèo. Tứ thơ mộc mạc, giản dị, mang tính trẻ thơ, hợp với trẻ thơ. đây là bài thơ mà người ông đã dành tình cảm của mình cho những đứa cháu thân yêu. Tuy vậy, bài thơ cũng gặp mấy điều khó hiểu nho nhỏ, làm người đọc gợn chút băn khoăn. Xin được Nhà thơ chỉ giáo cho được tỏ tường, để chúng tôi có dịp học hỏi thêm. Ngày bé, chúng tôi cũng hay đi trèo cây vặt ổi, còn đan cả cái rọ ổi bằng dây chuối để đựng những quả ổi chín vàng thơm lựng. Ối có loại ổi mỡ ( ruột trắng tinh), ổi đỏ ( ruột đỏ tươi), ổi găng ( quả như quả găng). Các loại ổi này thường có quả nho nhỏ, tròn, khi chín đều màu vàng tươi thật hấp dẫn. Cây của nó thường cao độ 4-6 mét, có cành từ gần gốc nên rất dễ trèo. Cây ổi có nhiều cành, ngọn nhỏ, nên rất ít khi phải dùng thang, nếu dùng thang cũng không có chỗ tựa. Khi hái ổi, người ta dùng cù nèo hoặc chòi. Loại ổi làng quê truyền thống này quả nhỏ, nên người ta thường vặt, trẩy, hái...chứ ít ai bẻ ổi. Bẻ là bẻ cả cuống quả có là kèm theo. Chỉ có loại ổi lai sau này, quả to, da xanh, ít khi đợi được chín vàng, người ta mới bẻ cả cuống lá cho đẹp mã mà thôi. Vì vậy, hình ảnh trong câu: "Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây" không được thực tế và hợp lý cho lắm. Rồi đến: "Trời cao lồng lộng gió mây " lại càng làm cho người đọc băn khoăn. Trời chỉ gọi là cao lồng lộng khi màu trời xanh biếc, không một gơn mây, thường là lặng gió... vào những ngày hè nắng hạn và những ngày thu. Chứ đã có "gió" và "mây" thì mây bay gần mặt đất, trời khó gọi là cao lồng lộng được. Rồi " Ở quê ngày ngắn tý teo" nữa. "Tí teo" người ta hay dùng định tính về các vật, cái này, cái nọ, ngay cả con người, khi lượng ít, không đáng kể, hoặc khi bé nhỏ người ta thường gọi là "bé tí teo". " Ngày xưa em bé tí teo/Em bé như con mèo/Em khóc meo meo..."(Bài hát nhi đồng) . Người đọc chưa thấy mấy ai gọi "ngắn tí teo" bao giờ. Khi dùng với từ Ngắn, cả các từ đệm sau nó chỉ có: ngắn ngủi, ngắn tũn, ngắn gọn, ngắn ngủn, ngắn tủn, ngắn tun hủn, ngắn xủn... mà thôi. Tra Từ điển thì thấy có viết: "Không có từ "ngắn tí teo". Vì vậy đọc lên nó cứ thấy là lạ thế nào ấy. Tôi chưa biết từ này nên muốn tìm hiểu để sử dụng. Có điều gì không phải, xin Nhà thơ và bạn đọc thân quý bỏ quá cho. Lính thuỷ
Trần Thị Lợi - coloiha@yahoo.com.vn - 0436361339 - 118 Yên Lạc, Vinh Tuy, Hai Bà trưng, Hà Nội
(Ngày 17/05/2010 12:23:36 PM)
Tôi xin được nối vần cùng tác giả đôi câu nữa nhé. |