Lớp em tổ chức đi chơi
Phố phường Hà Nội, đông người lại qua
Lô xô cao thấp mái nhà
Cành cây xanh mướt buông xoà Hồ Gươm.
Ngược xuôi xe cộ trên đường
Dáng cầu Thê Húc dễ thương vô cùng
Lơ thơ hoa rủ lộc vừng
Tháp Rùa trầm mặc một vùng nước non.
Đây rồi hiệu sách thân thương
Chúng em tíu tít qua đường, vào mua
Bao nhiêu sách đẹp như mơ
Có truyện tranh, có tập thơ, rất nhiều...
Bạn em mua tập Truyện Kiều
Đứa thì mê mẩn tranh Siêu Ngọc Rồng...
Em mua tờ báo Nhi đồng
Bạn rủ: “ Cổ tích, ta cùng mua đi!”
Em cười:” Nhà tớ thiếu chi
Rất nhiều cổ tích, bạn về mà xem!”
Đến nhà, bạn hỏi, ngạc nhiên:
“Truyện đâu, cho tớ mượn liền, tớ coi!”
Em liền vào gọi: “ Bà ơi!
Có nhiều bạn cháu đến chơi, bà à!”
Bà cười rồi vội đi ra,
Em khoe: Kho truyện chính là: Bà em!
Phạm Hải Bình
Email: binhbebong@gmail.com
Phạm Hải Bình - binhbebong@gmail.com - - Hai Bà Trưng, hà Nội
(Ngày 20/05/2010 06:00:50 AM)
Em xin cảm ơn các anh các chị đã đọc và cho lời cảm nhận rất chí tình chí nghĩa về câu chuỵện có thật của em , về người bà yêu kính của em. Cảm ơn bác Tuỳ, thày Tự, anh Lính thuỷ, chị Việt Hà, cô Lợi, và anh Xuân Quang rất nhiều.
Kính chúc các cô bác, anh chị mạnh khoẻ
Xuân Quang - xuanquang2008@yahoo.com - - Hà nội
(Ngày 19/05/2010 07:27:35 PM)
Bạn Bình thân mến!
Đọc thơ bạn, tôi rất thích vì nhớ lại tưổi thơ của mình cũng như vậy. Hồi bé, chủ nhật mình hay đi xe đạp thăm hiệu sách phố Tràng Tiền ( hoặc phố Khâm Thiên ) mua truyện, và ăn kem Tràng Tiền. Tôi mua truyện, rồi cũng khoe , mượn, đổi truyện với bạn. Tôi cũng có một bạn thân... như trong thơ : " Bạn khoe: Kho truyện chính là: Mẹ tao". Mẹ bạn mới mất, hôm qua tròn 49 ngày, tôi đã nói với bạn : " Tớ nhớ nhất về mẹ cậu hay kể chuyện, đọc thơ hồi bọn mình còn bé, mà nhớ nhất là mẹ cậu ngâm thơ bài Lục vân Tiên của cụ Nguyễn đình Chiểu, sao hay thế. " Như thế thơ đã ngấm vào chúng tôi từ bé, lớn lên tôi không quên tìm hiểu kỹ cụ Nguyễn đình Chiểu, tìm thăm tận nơi cụ viết chuyện Lục vân Tiên, thăm mộ cụ ở Bến tre. Cám ơn bạn Bình về bài thơ hay.
Trần Thị Lợi - coloiha@yahoo.com.vn - - 118 Yên Lạc, Vinh Tuy, Hai Bà trưng, Hà Nội
(Ngày 16/05/2010 04:11:04 PM)
Tôi xin được chia sẻ cùng tác giả đôi câu nhé.
Việt Hà - Viethamhb@gmail.com - 0978057999 - Việt Trì - Phú Thọ
(Ngày 16/05/2010 09:38:38 AM)
Lính Thuỷ ngoài nghiệp Hải quân
Lính thuỷ - Linhthuy55@gmail.com - 01682938853 - 47/459 Bạch Mai, Hà Nội
(Ngày 17/05/2010 04:16:58 PM)
Cảm nhận khi đọc thơ
Bài Kho truyện nhà em của Phạm Hải Bình, trước hết là bài thơ, nhưng ta còn thấy nó như một bức tranh của tuổi thơ, như một truyên ngắn có cốt truyện hẳn hoi... Nó là một bài thơ vì chứa đầy hình ảnh mang chất thơ , nó cũng như một bức tranh nhìn qua lăng kính của một tâm hồn thơ bé, khi được cùng lớp đi chơi phố, đến Hồ Gươm, em thấy có nhà cao thấp khác nhau, đặc trương của phố Hà Nội, có cây bên bờ hồ toả bóng xuống mặt hồ một màu xanh mướt, rồi cầu Thê Húc nho nhỏ, xxinh xinh, màu đỏ dễ thương, rồi hàng cây lộc vừng lơ thơ hoa rủ mành mành bên hồ Gươm thơ mộng, rồi Tháp Rùa trầm mặc suy tư từ đời này qua đời khác. Hình ảnh ấy loi cuốn lũ trẻ, nhưng có một thú vui khác lôi cuốn chúng hơn, đó là hiệu sách. Vì chúng đang ở tuổi học trò. Chúng tíu tít qua đường để rồi lạc vào rừng sách như lạc vào một giấc mơ, ở đó có đủ các loại sách, mà sách nào chũng cũng thích. Bé nào cũng mua một thứ mang về. Nhưng Tác giả lại không mua truyện cổ tích, vì bé thường nghe bà kể chuyện cố tích, nghe mãi, mỗi ngày một chuyên mới mà tưởng chừng như không bao giờ hết chuyện. Qua đây, bé tỏ lòng yêu kính bà, tự hào về người bà của mình trước bạn bè cùng lứa. Tình cảm bà cháu chỉ xuất hiện vào hai câu cuối cùng của bài thơ nhưng nó chính là tâm điểm của bài thơ, chính nó cũng giải thích cho đầu đề của bài thơ, đó là: Kho truyện của nhà em chính là Ngưòi bà mà em hằng yêu kính. Nói bài này là một Truyện ngắn cũng rất đúng, bởỉ có là một câu chuyện có đầu có cuối, cốt truyện tuy nhẹ nhàng nhưng có thắt nút và cởi nút một cách rất bất ngờ, gây cho bạn đọc nhiều thú vị. Cái gút của truyên ngắn này là Kho truyện cổ tích. Cả đoạn dài ở trên, tác giả cũng chỉ để dẫn dắt dến cái gút định thắt lại, đấy là : kho truyện nhà em, mà cao độ là khi bạn bè cùng lớp đến nhà tác giả, để xem cái kho truỵện ấy nó to bé thế nào? Các bạn hỏi và ngạc nhiên vì chẳng nhìn thấy kho sách ở đâu?. Hay là bị đánh lừa? Hay là tủ sách được giấu kỹ? hay là ... nhiều cái hay là....??? lắm nên bạn bè mới sốt ruột muốn Hải Bình giải đáp khúc mắc này. Cái gút thắt chặt ở đây. Đến khi Tác giả gọi bà, và người bà hiền hậu tươi cười hiện ra, Tác giả khoe: Bà chính là kho truyện nhà mình thì mọi người mới ồ lên: Đúng rồi, ai thưở còn thơ mà chả nghe bao câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ. Nút thắt đã được mở bất ngờ, nhưng mở một cách mỹ mãn, mở hoàn toàn mà bạn đọc thấy chấp nhận được. Bài thơ Kho truyện nhà em là cái nhìn của một học sinh, trong sáng và giàu tình cảm bạn bè, bà cháu. Không cần ca ngợi về tình cảm này một cách lộ liễu, nhưng tác giả đã ngầm nói lên điều ấy Lính thuỷ
Phạm Văn Tự - thcsts@gmail.com - 0919760699 - Quản Bạ - Hà Giang
(Ngày 16/05/2010 12:10:47 AM)
THƯƠNG NHAU
Nguyễn Đức Tuỳ - ndtuy@yahoo.com.vn - 0974131428 - Việt Trì Phú Thọ
(Ngày 15/05/2010 07:37:16 PM)
Thật là hạnh phúc cho trẻ thơ nếu trong nhà có ông bà thương yêu luôn kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Chúng ta từ thuở ấu thơ không ít thì nhiều đều được hửơng niềm hạnh phúc ấy. Những câu chuyện cổ tích do ông bà bố mẹ ta kể hồi thơ bé sẽ cùng ta đi suốt cuộc đời. Hơn thế nữa những bài học đạo đức cũng thấm nhuần trong ta từ đó. "Bà cười rồi vội đi ra |