Thứ sáu, 22/11/2024,


Thao thức (Chu Thị Linh Quang) (12/05/2010) 

 

Hôm qua cam vẫn còn xanh,
Sáng nay cam đã long lanh sắc hè

Lìa cành rứt lá ra đi
Suốt đêm thao thức chuyển về bình minh

Quả cam còn sống hết mình
Con ơi nhớ lấy nghĩa tình mẹ cha.



Chu Thị Linh Quang
Điện thoại: 0979 058 375
Địa chỉ: 56 Đốc Ngữ, Lê Lợi, Sơn Tây, Hà Nội
Email: tuitrang@gmail.com

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Lính thuỷ - Linhthuy55@gmail.com - 01682938853 - 47/459 Bạch Mai, Hà Nội  (Ngày 14/05/2010 09:31:47 PM)
                             Cảm nhận khi đọc bài thơ Thao thức
            Khi đọc bài thơ này, tôi thấy người lớn cũng khó hiểu, chứ đừng nói gì trẻ em. Tại sao hôm qua quả cam hãy còn xanh, mà sáng nay cam đã long lanh sắc hè. Sắc hè được đặc trưng là sắc nắng, nắng hè vàng rực rỡ, chói chang. Phải chăng ý tác giả muốn nói là quả cam vàng như sắc nắng hè. Cam trồng ở đâu thì tôi không biết, chứ nếu trồng ở miền Bắc thì vào mùa hè, da vỏ quả cam còn xanh lắm. Cam chỉ vàng khi mùa thu-đông. Vậy nên hình ảnh cam long lanh sắc hè nghe chừng chưa hay lắm. Có lẽ vàng của "sắc thu" và "nắng thu" thì có lẽ hay hơn chăng?. Vì màu vàng của cam và màu vàng của nắng phải quyện vào nhau, tôn vẻ rực rỡ của nhau mới nên thơ, mới là hình ảnh đẹp..
          Câu "Lìa cành rứt lá ra đi/ Suốt đêm thao thức chuyển về bình minh " đọc thấy trừu tượng quá.    Đành rằng thơ phải có tính ước lệ và khái quát. Nhưng để cho thiếu nhi phải dễ hiểu, dễ cảm nhận, vì tâm hồn trẻ em còn ngây thơ, suy nghĩ của trẻ em còn đơn giản.
          Câu cuối cùng là câu dạy bảo một cách thẳng thắn quá, rõ ràng đi  trực tiếp vào vấn đề. Nhưng nhiều khi nói thẳng thì trẻ em khó tiếp thu hơn là qua hình ảnh hoặc câu chuyện cụ thể để tự trẻ em cảm nhận được điều người lớn cần nói thì vẫn tốt hơn.
          Cũng như khi cho trẻ em uống thuốc đắng, ta cho thuốc vào giữa quả chuối, trẻ em ăn chuối mà không biết có thuốc ở bên trong. Các câu chuyện cổ tích của ta cũng vậy , rất hấp dẫn, rất lôi kéo. Qua câu chuyện, trẻ em tự thấy mình phải làm gì. Thí dụ chuyện Thạch Sanh, chả phải nói: "các cháu yêu Thạch Sanh đi", "ghét Lý Thông nhé", "làm điều tốt thì được gặp may đấy."..Thế mà nghe xong câu chuyện, cháu nào cũng hiểu như vậy cả. Điều cần nói với trẻ em, ta gài vào câu chuyện một cách tự nhiên , trẻ em tự cảm nhận vẫn tốt hơn là nói toạc móng heo ra.
          Xin có đôi điều cảm nhận, có điều gì không phải xin bạn đọc bỏ quá cho. 
         Xin cảm ơn.
                                      Lính thuỷ
  Việt Hà - Viethamhb@gmail.com - 0978057999 - Việt Trì - Phú Thọ  (Ngày 12/05/2010 10:35:18 PM)

ẢNH MINH HOẠ

Quả cam...sao chẳng giống cam?
Giống cây quít cảnh Nghi Tàm bạn ơi
V.H

Các bài khác: