Chủ nhật, 24/11/2024,


Vào xuân (Phan Văn Nhớ) (14/02/2010) 

VÀO XUÂN

 

Anh Mai khoe áo vàng tươi

Chị Đào đỏm dáng cả người hồng xinh

Bạn Lân vui múa tùng dinh

Bé thêm tuổi mới, quê mình vào xuân…

 

Phan Văn Nhớ

(Quân đoàn 4 – Bình Dương

Email: nguoilinh_1968@ymail.com

ĐT: 0165.454.4532)

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Trần Nguyên Anh - tranguyenanh@gmail.com - 043 640 6760 - Hoàng Mai - Hà Nội  (Ngày 21/02/2010 08:55:02 PM)

      Cảm ơn ý kiến bình chọn thơ của gia đình bạn Việt Hà nhé. Xin gửi đôi lời, có thể in ra để về cho con gái nhắn tin bình chọn thơ nhé?

BÌNH CHỌN THƠ TẾT

Đôi lời gửi bạn Việt Hà,
Đọc thơ mình sướng, cả nhà vui lây.
Nếu mà bình chọn thơ hay,
Bấm vào mã số LỤC này BÁT kia,
Dấu cách rồi X và Y,
X là tác giả, Y thì bao nhiêu...
người chung ý kiến rất nhiều,
Gửi ngay một tám...bao nhiêu cũng vừa!

Trần Nguyên Anh

  Vũ Xuân Quản - quanvx@songda-ait.vn - 0987 368446 - Thanh Xuân%3B Hà Nội  (Ngày 20/02/2010 10:41:22 PM)

 

Xin được Phỏng theo ý thơ của nhà thơ Phan Văn Nhớ:

 

CHỢ HOA

Biển hoa rực rỡ muôn mầu

Dòng sông hoa tết, nghẽn cầu Long Biên

Ngợp trời Thược dược, Thuỷ tiên

Chất lên như núi Loa kèn, Lay ơn

Hồng nhung ngào ngạt hương thơm

Phong lan, Đào, Quất đang vươn tay mời

Hoa thì níu gió cười chơi...

Nụ cười của bé, hoa tươi suốt ngày !

 

Hà Nội, 22h đêm mồng 7 tết Canh Dần

Vũ Xuân Quản

  Nguyễn Thị Việt Hà - Viethamhb@gmail.com.vn - 02106567068 - 1478-ĐL Hùng Vương- Việt Trì- Phú Thọ  (Ngày 19/02/2010 07:23:52 PM)

           
           
Tôi đã theo dõi cuộc trao đổi của các thi sĩ trên diễn đàn về bài thơ Vào Xuân của tác giả Phan Văn Nhớ và thấy khá thú vị. Nhất là bài thơ vui của tác giả Trần Nguyên Anh rất hài hước , rất hay. Thậm chí tôi đã in bài thơ Trần Nguyên Anh ra cho bạn bè, gia đình đọc để cười sảng khoái. Là một độc giả chỉ biết thưởng thức thơ mà ko biết làm thơ, tôi xin mạo muội có 1 số ý kiến nhỏ như sau :

 

            1. Bài thơ Vào Xuân của tác giả Phan Văn Nhớ là 1 bài thơ ngắn gọn, hồn nhiên, trong sáng, dễ đi vào tâm trí trẻ thơ. Quả thực tôi cũng thích những bài thơ ngắn viết cho trẻ nhỏ để các em dễ thuộc. Có lẽ con gái tôi đang học bậc tiểu học nên tôi mới thích như vậy chăng?

 

            2. Trình độ am hiểu thơ của tôi có hạn nên tôi chỉ theo dõi, lắng nghe tất cả ý kiến khen chê của các thi sĩ mà thôi. Và tôi thích nhất ý kiến phản hồi của bạn Trần Nguyên Anh . Buổi tối hôm qua tôi vào thăm bố mẹ tôi. Vì bố mẹ tôi cũng là độc giả yêu thơ nên tôi bật máy tính, đọc lại các ý kiến phản hồi cho 2 cụ nghe. Các bạn có biết không ? Khi đọc đến bài thơ của Trần Nguyên Anh thì cả nhà cười nghiêng ngả. Và cùng thống nhất bình chọn bài thơ này là thú vị nhất trong mấy ngày Tết vì tính hài hước , dí dỏm của nó. Bằng lời thơ giản dị như một lời tâm tình, Trần Nguyên Anh đã giảng hòa các thi sĩ đang nóng máu tranh cãi : "Ngày Xuân nói chuyện vui đi, Bốn câu thơ mấy ngày...thì đổi trao! " Đúng rồi ! Tại sao chỉ có 4 câu thơ vậy mà chúng ta mất mấy ngày Tết để tranh luận vẫn chưa ngã ngũ ? Tác giả đưa ra thực trạng đáng buồn là trong khi cả trang LB.Com rất vắng khách thì các thi sĩ vẫn mải mê mổ xẻ từng từ của Vào Xuân: "Cả trang...chẳng có ma nào... Thèm nhìn ngó đến...ngắn sao cho bằng! (Bạn Anh ơi, đây là từ ngán phải ko ? Bốn câu ... bàn luận rất hăng, Thôi nào Xuân đến...nghĩ rằng ngày vui. " Và Trần Nguyên Anh đã nhẹ nhàng khuyên giải mọi người hãy chan hòa với nhau : "Có thơ mừng trẻ vui rồi ..." Đoạn cuối mới là khổ hay nhất của bài thơ khi tác giả lục vấn bạn Mai Vàng, một nhân vật chính của bài Vào Xuân , cũng là nguyên nhân gây tranh cãi nhiều nhất : "Mai ơi! đực cái hỡi mày? Lên cho một tiếng chuyện này rõ đi ! " Bạn Mai Vàng trả lời : "- Chung chung em chẳng giống gì! Tự em kết nụ đến thì ra hoa!" Tác giả kết thúc bằng một câu bình luận về giới tính của bạn Mai Vàng như sau : “Ái nam ái nữ! Em là...”.

 

Đầu Xuân mới, xin cảm ơn tác giả Phan Văn Nhớ về món quà cho trẻ thơ. Xin cảm ơn bạn Trần Nguyên Anh về món quà cho bố mẹ trẻ thơ ! Chúc hai bạn đón một mùa xuân mới ngập tràn niềm vui, hạnh phúc và tiếp tục có nhiều thơ hay!

 

Nguyễn Thị Việt Hà

  Nguyễn Tiến Bình - tienbinh_nguyen@yahoo.com - 01686711077 - 102A,Phố Chợ Khâm Thiên ,Hà Nội  (Ngày 16/02/2010 11:08:50 PM)

       Kính gửi BBT Lucbat.com ! Bạn Trần Nguyễn Dạ Lan có thư ngỏ cho tôi , đặt ra những điều tôi phải trả lời . Tôi đã đàm đạo với bạn thơ Lan bằng hình thức thơ ,mà Lucbat.com đã lên trang . Thế mà , cớ sao , ai đã "mang"đi đâu ?

       Thi hữu Trần Huyền Trân ,có nói đến tôi và một vài thi hữu . Tôi cũng phải trả lời , đàm đạo với thi hữu Trân , qua vài lời và mấy dòng thơ . Vậy ,mà sao bây giờ chưa được lên trang . Hai sự kiện này với 1 người,khiến người yêu trang Lucbat.com này , thấy bị coi thường và hoang mang vô cùng về tiêu chí thông tin nhiều chiều , với chiều theo ý của từng thi hữu ,mà Lucbat.com nêu ra và cổ vũ.

(Gửi tác giả Nguyễn Tiến Bình: Nếu chưa thấy lên trang, có thể thất lạc khi upload, anh có thể gửi lại ý kiến của mình nhé)

  Trần Huyền Trân - tranhuyentran94@yahoo.com - 01996994374 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM  (Ngày 16/02/2010 04:29:33 PM)

 

Nói thì ai nói chả hay?

Nếu giỏi thì cứ làm ngay xem nào?

Ai nhận mình “cột cờ cao”

Xin mời lục bát gửi vào “Thiếu nhi” (lục bát thiếu nhi)

Đừng nên lấy kính hiển vi

Bới lông tìm vết rồi thì lôi ra

Nào “anh” chẳng để gọi hoa

Nào bình thường lắm, chẳng ra “cột cờ”

Nào “dinh” là chỗ miếu thờ

Là nơi quan ở, ơ hơ …sự đời …

Đầu năm anh Nhớ quá xui !

 

Tôi vốn ít tham gia vào chuyện “chính sự” nhưng vì quá bức xúc nên hôm qua có vào đây góp ý đôi lời. Cứ tưởng sẽ không phải nói gì nữa. Ngờ đâu hôm nay vào đọc lại, thấy mọi người tranh luận vô cùng rôm rả, tôi không thể cầm lòng được nên phải nói tiếp. Nhưng nghĩ lại cũng thấy có cái hay. Hay ở chỗ : Tôi vốn chỉ thích làm thơ tự do. Nhưng ở đây là trang thơ Lục Bát nên tôi đành phải làm mấy câu thơ theo kiểu lục bát và biết đâu mai này tôi lại có bài lục bát được đăng ở đây? Lúc đó tôi lại phải cám ơn những người đang ra sức chỉ trích bài thơ của anh Nhớ hôm nay đấy..

 

Tôi có mấy lời với bạn Đặng Hoàng Thám!

Bạn nói : “Bài thơ như chị Huỳnh Thu Trang nhận xét là không mới mẻ đâu phải đã là thiếu thiện chí, …” Vậy bạn hãy chỉ ra cho mọi người thấy thế nào là mới mẻ? Bài thơ thiếu nhi nào trong trang thơ này là mới mẻ?

Bạn lại nói : “… có phải cứ lên trang đã là một bài thơ tuyệt tác, toàn bích. Nếu so sánh với các bài thơ xuân thiếu nhi trong cùng chuyên mục này thì bài thơ Vào xuân chưa phải đã là nổi bật, "bó đũa chọn cột cờ.”. Bạn nói vậy có nghĩa là bài VÀO XUÂN không có gì nổi bật mà cũng chỉ như những bài khác mà thôi . Vậy thì tại sao lại phải phê phán nó? Phải chi nó quá dở so với những bài khác hoặc nó chỉ bình thường mà có người ca ngợi nó quá lời hay tác giả tự cho bài thơ của mình là  “tuyệt tác, toàn bích” thì mới nên nói vậy chứ? Đằng này đã có ai nói gì đâu ? Chỉ có ngay mùng một tết là ngày mà người Việt Nam nói riêng và tất cả những người châu Á ăn tết âm lịch nói chung đều kỵ nhất là nói điều không hay. Ngay cả đối với kẻ thù thì đến ngày tết cũng còn hoãn việc gây sự. Thế mà ngay sáng mùng một tết đã có người vào “góp ý”, thực chất là chê bai thơ của người khác trong khi thơ của mình thì chưa ai được đọc bài nào. Đây gọi là kiểu “văn hóa” gì?

 

Còn một điều nữa tôi muốn nói là : Trong 4 người phê phán bài VÀO XUÂN thì bạn Huỳnh Thu Trang tôi chưa thấy có bài thơ nào trên lucbat.com, còn 3 tác giả Nguyễn Tiến Bình,Đặng Minh Tâm, Đặng Hoàng Thám đã có thơ đăng trên lucbat.com nhưng có thể người khác thấy thơ của các bạn hay chứ riêng tôi thấy thơ của các bạn cũng bình thường, thậm chí còn thua thơ của nhiều tác giả khác (có khi còn chưa bằng VÀO XUÂN đang bị mổ xẻ nữa là đằng khác).

 

Mấy lời góp ý chân thành, chắc nhiều người sẽ không vừa lòng nhưng tính tôi cứ nói thẳng, nói thật.

 

Trần Huyền Trân

  Trần Nguyên Anh - tranguyenanh@gmail.com - 043 640 7660 - Hoàng Mai - Hà Nội  (Ngày 16/02/2010 01:23:49 PM)


Đôi lời với thi hữu và bạn đọc của bài thơ thiếu nhi Vào Xuân của tác giả Phan Văn Nhớ:

Ngày Xuân nói chuyện vui đi,
Bốn câu thơ mấy ngày...thì đổi trao!
Cả trang...chẳng có ma nào...
Thèm nhìn ngó đến...ngắn sao cho bằng!

Bốn câu ... bàn luận rất hăng,
Thôi nào Xuân đến...nghĩ rằng ngày vui.
Có thơ mừng trẻ vui rồi,
Gọi anh bằng...bố bao đời xưa nay.

Mai ơi! đực cái hỡi mày?
Lên cho một tiếng chuyện này rõ đi!
"- Chung chung em chẳng giống gì!
Tự em kết nụ đến thì ra hoa!"

Ái nam ái nữ! Em là...

Trần Nguyên Anh

  Tường Vi - tng_vi@yahoo.com.vn - 0128.7593.603 - Hóc môn - TP Hồ Chí Minh  (Ngày 16/02/2010 12:42:43 PM)
Tường Vi thấy bài thơ "Vào Xuân" của Người lính rất trong sáng, rất dễ hiểu, món quà xuân dành cho các em thiếu nhi - tấm lòng của một tác giả thơ thiếu nhi như Người lính. Chúng ta hãy cùng nhau đọc và cảm nhận bằng đôi mắt xanh non như của các em thiếu nhi vậy, đó cũng là điều khuyến khích động viên cho các tác giả thơ thiếu nhi (trong đó có Tường Vi) rất nhiều. Vạn vật muôn loài, đều do con người chúng ta nhìn nhận, gọi tên. Chúng tôi sẽ rất cảm ơn nếu những góp ý tế nhị, chân thành được gởi vào email của tác giả.
  Đặng Hoàng Thám - hoangtham678@gmail.com - 0985854875 - An Giang  (Ngày 16/02/2010 01:04:02 PM)

     Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn Minh Tâm. Cách nhân hóa trong bài thơ của tác giả Phan Văn Nhớ là thiếu chuẩn xác. Mới đầu đọc tôi nghĩ rằng "anh Mai" là tên riêng của một người nào đó, cho đến khi đọc đến câu thơ thứ 2 thì mới vỡ lẽ đó là cách ví von của em bé trong bài thơ.

     Bài thơ như chị Huỳnh Thu Trang nhận xét là không mới mẻ đâu phải đã là thiếu thiện chí, có phải cứ lên trang đã là một bài thơ tuyệt tác, toàn bích. Nếu so sánh với các bài thơ xuân thiếu nhi trong cùng chuyên mục này thì bài thơ Vào xuân chưa phải đã là nổi bật, "bó đũa chọn cột cờ".

  Minh Tâm -  - 0918420368 - Tán Kế - P3 TP Bến Tre  (Ngày 16/02/2010 11:05:55 AM)
Gởi bạn Nguyễn Đức Trường, "HÃY NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT XANH NON" Đúng vậy, sáng tác cho thiếu nhi thì chúng ta đứng ở góc nhìn của thiếu nhi nhưng song song đó cũng nên hướng cái nhìn của thiếu nhi đừng đi lệch lạc quá. Khi nhà văn nhà thơ thổi hồn vào vạn vật, nhân cách hóa muôn loài đều mang nhiều ý nghĩa rất hay. Nhạc sĩ Hoàng Văn nhân cách hoá như vậy là đúng vì MUÔNG THÚ có trống có mái, nhưng với MUÔN HOA thì lại khác bạn ạ, không thể gom vào mà lý luận như vậy được, chính là vì trẻ thơ chưa nhận thức được hết nên người lớn phải cẩn thận trong cách dạy dỗ các cháu. Tôi không có ý khen chê gì cả, lại càng không muốn tranh luận theo chiều hướng không ôn hòa ,chỉ thấy có điều không ổn trong cách nhìn hơi mới lạ mà góp ý thôi. Mong bạn không phiền.
  Trần Lê Hoàng Mai -  - 0904245514 - 52 Trung Văn-Hà Nội  (Ngày 15/02/2010 09:51:31 PM)
    Bài thơ của bạn rất hay: sử dụng phép nhân hoá trong hình ảnh , chỉ với cây mai,cây đào,con lân mà bạn đã nhân hoá chúng như người.
  Phan Văn Nhớ - nguoilinh_1968@ymail.com - 0165.454.4532 - Quân đoàn 4 - Bình Dương  (Ngày 16/02/2010 05:42:40 AM)

 

Có mấy ai chẳng thích mình được khen tặng nhỉ? Và liệu có ai chỉ thích được chê không thôi? Còn được tâng bốc và tâng bốc: Bạn thế nào? Tôi thì không bao giờ! Lý do: Tung cao ngã đau lắm!

Vậy là “Vào xuân” của tôi đã nhường chỗ cho một bài thơ mới. Chính vì “Vào xuân” không có gì đặc biệt nên đã gây sự tranh cãi giữa tác giả và bạn đọc. Những lời góp ý của các tác giả: Trần Nguyễn Dạ Lan, Tường Vi, Trần Huyền Trân và Nguyễn Đức Trường rõ ràng không là những lời ru ngủ mà là lời động viên, khích lệ thật lớn để tôi tiếp tục sáng tác thơ cho các cháu thiếu nhi. Riêng những lời góp ý của hai tác giả: Huỳnh Thu Trang và Minh Tâm - tuy còn có chỗ chưa tế nhị (theo cảm nhận của riêng tôi) nhưng tôi vẫn chân thành cảm ơn hai vị. Những lời góp ý ấy nhắc nhở tôi, giúp tôi cẩn trọng hơn trong quá trình sáng tác – nhất là thơ cho các cháu, các em.

Xin chân thành cảm ơn tác giả Nguyễn Tiến Bình đã dành sự ưu ái cho Người lính với những sáng tác được đăng tải ở lucbat.com. Tuy nhiên, thật sự là tôi không hiểu tác giả muốn nói điều gì trong “Bạn Lân vui múa tùng dinh”, vì đây chỉ là âm thanh của tiếng trống đi song song với hình ảnh Lân múa theo nhịp trống thôi, không có ý gì khác (đúng như tác giả Nguyễn Đức Trường và Trần Nguyễn Dạ Lan đã phân tích).

Xin chân thành cảm ơn tác giả Trần Huyền Trân, Nguyễn Đức Trường và Trần Nguyễn Dạ Lan đã lên tiếng, đã nói giúp tôi những điều cần nói. Vâng! Chúng ta hãy “nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” – ít nhất là ở trang thơ thiếu nhi này!

 

Phan Văn Nhớ

 

  Trần Nguyễn Dạ Lan - cogiao_banglang@yahoo.com.vn - 0167.319.9582 - Thuận An - Bình Dương  (Ngày 15/02/2010 08:56:56 PM)

 

Bạn Nguyễn Tiến Bình thân mến !

Đọc bài thơ của bạn, DL vô cùng kinh ngạc. Tiếng trống “tùng dinh” đã gắn bó với trẻ thơ bao nhiêu năm nay. Trong một bài hát cho thiếu nhi nào đó (DL quên rồi) cũng có “tùng dinh”. Và mới đây nhất (ngày 30/01/2010), tại trang Lục Bát Thiếu Nhi này, tác giả Phạm Minh Giắng cũng có một bài thơ cho thiếu nhi (RU MĂNG), trong đó có tiếng trống “tùng dinh” :

 

Trung thu Cuội ở nơi nào?

Nghe tùng dinh, buộc trâu vào gốc đa...

( Phạm Minh Giắng )

 

Thế mà trong bài thơ của bạn, bạn “dịch” nghĩa từ “dinh” thành nơi ở của quan lại và nơi thờ Cô, thờ Cậu. Phải, đúng là nơi ở của quan lại xưa kia người ta gọi là “dinh” và miếu thờ Cô, thờ Cậu người ta cũng gọi là “dinh Cô”, “dinh Cậu”. Nhưng với nhận thức có hạn của tôi thì tôi chỉ hiểu một cách đơn giản thế này : Ba từ “dinh” này chỉ là từ đồng âm, khác nghĩa. Ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Từ “tùng dinh” mà Phan Văn Nhớ sử dụng trong bài thơ đơn giản chỉ là miêu tả âm thanh của tiếng trống múa lân đang rộn rã trên các nẻo đường trong buổi xuân về. Ngay bản thân tôi, ngày nhỏ vẫn cùng bạn bè bày ra những trò chơi trong đó có trò múa lân. Vì chỉ là trò chơi của đám nhóc, không có trống thật nên miệng mỗi đứa phải tự la lên “tùng dinh, tùng tùng dinh…”

Tôi không hiểu sao một bài thơ hồn nhiên, trong sáng, dễ hiểu như bài VÀO XUÂN lại có nhiều người cố tình gán ghép cho nó những ý nghĩa phức tạp như vậy? Thực sự tôi cảm thấy rất khó hiểu và sợ hãi. Trước đây tôi đã làm một số bài thơ cho thiếu nhi và đã được đăng ở đây. Nhưng từ nay chắc tôi không bao giờ dám cả gan gửi thơ thiếu nhi lên nữa vì tôi không muốn tốn thời gian và công sức để rồi bài thơ của mình bị hiểu một cách méo mó thế này.

 

Trần Nguyễn Dạ Lan

  Nguyễn Đức Trường - suthuthach@gmail.com - 01288238053 - 47/459 Bạch Mai Hà Nội  (Ngày 15/02/2010 08:34:26 PM)
         Theo tôi hiểu thì tùng dinh hay tùng rinh là diễn tả tiếng trống trong hội múa lân vào các dịp Lết, Tết.
         Ta hãy nghe bài hát Chiếc đèn ông sao của nhạc sĩ Phạm Tuyên có lời như sau:

Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu.
Cán đây rất dài cán cao quá đầu.
Em cầm đèn sao em hát vang vang.
Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan !

Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh !
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.
Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh.
Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi !

Đây đèn ông sao sao năm cánh tươi vàng.
Ánh sao sáng ngời chiếu miền non ngàn.
Đây cầm đèn sao sao chiếu vô nam.
Đây ánh hoà bình đuổi xua loài xâm lăng !

Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh !
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.
Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh.
Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi !

Tùng dinh = Tùng rinh :Thực tế chữ dinh đi riêng thì có thể tranh luận dinh là gì, còn dinh đi sau chữ tùng chắc chắn là tùng dinh = tùng rinh = tiếng trống múa Lân rồi, chả có gì phải bàn cãi!
 
  Nguyễn Tiến Bình - tienbinh_nguyen@yahoo.com.vn - 01686711077 - 102A,Phố Chợ Khâm Thiên , Hà Nội  (Ngày 15/02/2010 08:29:19 PM)

Nghĩa một từ trong " Vào Xuân"
Từ " dinh " tùng - Chỗ đóng quân một thời.
Nơi Quan lại cũ nghỉ ngơi ...
Miếu thờ Cô, Cậu mấy đời linh thiêng 

Đơn vị hành chính , lập riêng ,
 Của cái triều Nguyễn ngửa nghiêng một thời .
Bốn nghĩa từ " dinh " rõ lời
Chứ đâu "...vui múa..." vang trời "tùng dinh"!

Nhãng trí là bị sai kinh
Chính tả , ngữ pháp nước mình , sợ ghê !
Quí Phan Văn Nhớ say mê
Trọng người lính nhiệt huyết nghề văn chương

Yêu Quân đoàn Bốn - Bình Dương
Đọc thơ - nhớ bạn ở phương Nam mình !
Mấy dòng vui thoả tâm tình
Lục bát.com ấm gia đình nhân văn ...

  Nguyễn Đức Trường - suthuthach@gmail.com - 01288238053 - 47/459 Bạch Mai Hà Nội  (Ngày 15/02/2010 08:00:17 PM)

                           HÃY NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT XANH NON 


      Khi nói về thơ thiếu nhi, nhà thơ Xuân Diệu có nói:” Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”
      Như vậy tâm hồn ta sẽ trẻ trung hơn, cuộc đời đầy những màu non tơ của cây cỏ và hồn nhiên ngộ nghĩnh như những bạn trẻ thơ.
      Những người làm thơ cho thiếu nhi lại càng cần có đôi mắt xanh non, nhìn theo cách nhìn của trẻ thơ. Có như thế thì thơ mới được các bạn nhỏ chào đón. Kỵ nhất là thơ thiếu nhi lại nhìn đời một cách già dặn quá, ông cụ non quá mới là thơ dở.
      Việc trẻ em gọi các vật dụng, muông thú, cây cối theo các đại từ : cụ, ông, bà, cô , dì, chú, bác, anh, chị…một cách vô tư theo cách gọi tự nhiên của chúng là quá thường tình, không nên bắt bẻ. Nếu bắt bẻ thì hoá ra mình lại đánh đồng với trẻ thơ mà tranh luận rồi.
        Người làm thơ thiếu nhi, dù già hay trẻ, đến bạc đầu thì cũng coi như người ấy trẻ lại , và nhìn với cách nhìn của trẻ thơ, viết theo suy nghĩ của trẻ thơ, để trẻ thơ đọc, chứ không phải là để người lớn bình luận và suy xét theo nhãn quan của người lớn.
         Ta hãy nghe bài hát: “Con chim vành khuyên”, do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Lúc đó, tất cả cácloài chim được gọi là: bác, cô, anh, chị…Nếu tư duy như người lớn thì chim trống mới gọi là chú, ông, anh …còn chim mái mới gọi là cô, bà, chị…Như thế sao gọi là trẻ thơ nữa. 

Chim gặp bác Chào Mào, "chào bác!"
Chim gặp cô Sơn Ca, "chào cô!"
Chim gặp anh Chích Choè, "chào anh!"
Chim gặp chị Sáo Nâu, "chào chị!" 

      Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài thơ “Đám ma bác Giun” cũng vậy. Nếu bắt bẻ thì Giun sao gọi là bác được. thế mà đám ma bác Giun có đủ các thế hệ kiến đi đưa đấy. Bài thơ sáng tác đã hơn 40 năm nay, bây giờ ai đọc vẫn thấy hay.

Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau

       Giun thì được gọi là bác, thế mà con voi ở bản Đôn to đùng lại chỉ được gọi là chú voi con thôi đấy

        Chú voi con ở bản Đôn
      Chưa có ngà nên còn trẻ con

       Ca dao cũng có câu:

Bà Giời mà lấy ông Giăng
Đẻ ra con rắn thằn lằn cụt đuôi
Bà Giời bảo để mà nuôi
Ông Giăng đập chết đem vui đống gio
Bà Giời bảo để mà kho
Ông Giăng đập chết đêm cho củ giềng

        Ở đây, từ dân gian cổ hay gọi Trời, Trăng là Giời, Giăng đấy, thưa bạn đọc.Vì vậy, khi vào trang thiếu nhi của lucbat.com,hay thơ thiếu nhi ở đâu cũng vậy, người đọc hãy "cưa sừng làm nghé đi" , hãy trẻ lại, hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non của trẻ thơ để càm thụ chứ đừng mang suy nghĩ của người già bắt con trẻ phải theo. 
       Ngay như khi người ông chơi với cháu cũng vậy, cháu đòi ông làm ngựa cho nó cưỡi, ông vui với cháu để cháu cười tít mắt. Cháu gọi ông là ngựa. Nếu khe khắt ra lại bảo: Sao cháu bé thế mà lại gọi ông mình là ngựa? Nhưng vì tình thương yêu con trẻ, ông già tóc bạc như cước vẫn để cháu vụt vào mông để phi nước đại và hai ông cháu cùng cười. 
       Lỗ Tấn có câu:
                       Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ
                       Cúi đầu làm ngựa bé nhi dồng
    
Có thế mới đáng là bậc trượng phu.
          Nói tóm lại, để làm thơ, đọc thơ thiếu nhi, nhi đồng, bạn đọc hãy có tình thương yêu con trẻ và hãy NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT XANH NON  như nhà thơ Xuân Diệu đã nói.

                          Nguyễn Đức Trường

  Phan Văn Nhớ - nguoilinh_1968@ymail.com - 0165.454.4532 - Quân đoàn 4 - Bình Dương  (Ngày 15/02/2010 06:10:01 PM)

 

Gửi tác giả Minh Tâm:

 

Dưới đây là "góp ý" của bạn sao? Nếu bạn nhận được lời "góp ý" mở đầu bằng một câu khá "chấn động" (nguyên văn: "Trời ơiii là trờiiii... Lạ ghê!!!") thì bạn nghĩ gì? Tôi nghĩ, hơn ai hết, bạn hãy thật bình tĩnh ngồi đọc lại lời "góp ý" của bạn. Riêng tôi, bạn nghĩ sao cũng được. Nhưng, xin nói rõ với bạn: Tôi không thuộc trường phái bảo thủ. Tôi biết lắng nghe và tiếp thu. Tuy nhiên, với những ý kiến không nhằm mục đích xây dựng thì tôi quyết không nhân nhượng.

Tôi xin phép được coppy lại lời "góp ý" của bạn để bạn, tôi, và mọi người cùng đọc cho vui trong 3 ngày tết:

 

"Minh Tâm - - ĐT: 0918420368 - Tán Kế - P3 TP Bến Tre (Ngày 15/02/2010 11:47:44 AM )

 

Trời ơiii là trờiiii... Lạ ghê!!!

 

Xuân tươi vũ khúc Mai vàng

Có người dí dõm gọi Nàng là Anh

Chen vào giữa hội hoa thanh

Nhất Bình* "Chàng" hỡi ... thôi đành phận... trai

 

* 1 trong Tứ Bình = Mai Lan Cúc Trúc ( mỗi loài hoa tượng trưng cho một mùa trong năm )"

 

Phan Văn Nhớ

  Trần Huyền Trân - tranhuyentran94@yahoo.com - 01996994374 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM  (Ngày 15/02/2010 09:10:34 PM)

      Bài thơ “VÀO XUÂN” của Phan Văn Nhớ thật dễ thương. Chỉ với bốn câu thơ thôi, tác giả đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân thật dí dỏm, sinh động dưới con mắt nhìn của trẻ thơ. Cám ơn PVN đã đem đến một món quà vui cho các em trong ngày xuân. Tôi chỉ thấy lạ một điều là : Tất cả những tác giả có thơ đăng trên trang lucbat.com nói chung và Lục bát thiếu nhi nói riêng đều là những người đã không tiếc thời gian, công sức tạo ra những đứa con tinh thần của mình để đem đến cho độc giả thưởng thức mà không hề tính toán đến bất cứ lợi ích vật chất nào.

      Thế mà có một số bạn đã không động viên, khuyến khích họ thì thôi, lại còn bới lông tìm vết, luôn miệng chê bai. Chỉ trong một bài thơ VÀO XUÂN thôi, đã có tới hai ý kiến chỉ trích. Bạn Huỳnh Thu Trang thì nói bài thơ này không có gì đặc biệt. Vậy bạn hãy chỉ ra cho độc giả biết thế nào mới là đặc biệt? Và trong những bài thơ viết về mùa xuân cho thiếu nhi trên trang này thì bài nào đặc biệt? Bạn Minh Tâm thì “Cách nhìn và phân vai của Bạn quả thật xưa nay tôi thiển cận, chỉ thấy ngưòi ta ví Mai cốt cách, Mình hạc xương Mai với vẻ đẹp thanh tao của người con gái thôi, chứ còn tôi thật chưa thấy ai nhìn Anh Mai một cách ... mạnh dạn như thế.”

      Theo tôi, đó là cách nhìn của người lớn theo kiểu tượng trưng, công thức từ xưa. Bạn thử hỏi một em bé xem em có hiểu thế không, có nhìn như thế không? Hơn nữa, trong mỗi hoàn cảnh, vị trí, cách nhìn, cách gọi sự vật cũng khác nhau. Chẳng hạn : Cũng là mặt trăng nhưng có người gọi là “ông trăng”, có người lại gọi là “chị Hằng”, có người gọi là “mặt nguyệt”… Tôi nghĩ trong thơ phải luôn tạo ra cách nhìn mới, hình tượng mới, không thể cứ rập khuôn cứng nhắc được.

       Tôi không hiểu bạn HTT và bạn MT đã đóng góp được bao nhiêu bài thơ cho trang lucbat.com mà mới đầu năm, hai bạn đã vào chỉ trích làm nhụt lòng những tác giả tâm huyết với trang thơ này như vậy? Nói thật là tôi không làm thơ lục bát mà chỉ làm thơ tự do nên tôi đang tham gia đăng bài trong một trang web khác. Ở đấy có rất nhiều bạn thơ đóng góp ý kiến cho tôi và nhờ họ mà thơ tôi ngày càng tiến bộ. Nhưng cách góp ý của họ khác hẳn cách của hai bạn. Họ góp ý bằng cách gửi mail riêng cho tôi và nói rõ thơ tôi chưa hay ở chỗ nào, cần sửa lại thế nào cho hay. Tôi thực sự biết ơn những lời góp ý của họ.

      Riêng bạn MT : Theo tôi, gọi “anh Mai”, “bạn Mai” hay “cô Mai”…đều được, tùy theo cách nhìn và ý thích của mỗi người. Nhưng chính tả thì không thể viết theo cách nhìn hay ý thích của mình được mà phải theo quy tắc. Chẳng hạn trong câu thơ của bạn “ Có người dí dõm gọi Nàng là Anh” thì phải viết là “dí dỏm” chứ không phải “dí dõm” bạn ạ. Sở dĩ tôi lên tiếng nói ra những điều suy nghĩ ở đây vì mặc dù không làm thơ lục bát nhưng tôi lại là độc giả thường xuyên của lucbat.com và hai con tôi thì lại đặc biệt yêu quý trang Lục bát thiếu nhi.

     Tôi thực sự biết ơn những tác giả đã cho tôi và các con tôi được thưởng thức những bài thơ lục bát hay.

  Minh Tâm -  - 0918420368 - Tán Kế - P3 TP Bến Tre  (Ngày 15/02/2010 09:10:17 PM)
        (Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
        Gởi bạn Phan Văn Nhớ !
       Tôi vì thấy lời mời tham gia góp ý của BBT nên mạo muội thế thôi.
      Cách nhìn và phân vai của Bạn quả thật xưa nay tôi thiển cận, chỉ thấy ngưòi ta ví Mai cốt cách, Mình hạc xương Mai với vẻ đẹp thanh tao của người con gái thôi, chứ còn tôi thật chưa thấy ai nhìn Anh Mai một cách ... mạnh dạn như thế.
       Có ví von thì cũng phải nhìn từ hình tượng và cốt cách để mà ví von chứ bạn. Đâu phải vì co người góp ý mà lập luận khó nghe như vậy. Tôi thấy bạn nên bình tĩnh khi tiếp nhận ý kiến của người khác, không vì người ta không đồng tình hoặc góp ý mà không khen không tâng bốc mình mà bạn vội cho là ĐỤC, là "đại loại thế nầy" và kêu gọi BBT gạn đục khơi trong. Cái nầy tôi rất lấy làm lạ đó bạn.
       Nếu BBT làm theo lời bạn thi tôi nghĩ sẽ không ai buồn góp ý cho trang web chúng ta nữa. Và BBT có quyền cấm không cho tranh luận khi tôi không thấy bài viết nầy hiển thị.
  Phan Văn Nhớ - nguoilinh_1968@ymail.com - 0165.454.4532 - Quân đoàn 4 - Bình Dương  (Ngày 15/02/2010 01:41:36 PM)

 

Gửi tác giả Minh Tâm:

 

Những điều bạn đưa ra đó là một cách nhìn. Trong bài thơ của tôi lại là một cách nhìn khác, cách nhìn của một em bé. Bạn chớ đưa ra nguyên tắc tịt và cứng đơ như thế. Cách nhìn của bạn chỉ là nói theo một cách y khuôn, máy móc. Tôi đã dám mạnh dạn nói lên điều mình suy nghĩ, thông qua bảng phân vai: Anh Mai, Chị Đào, Bạn Lân, Bé và Quê mình trong bốn câu thơ trên. Khi nào bạn là đàn ông mà tôi lại gọi bạn là đàn bà thì đó mới là điều "lạ ghê", là điều đáng phải kêu "Trời", bạn ạ!

Đề nghị các anh chị trong Ban biên tập cần tích cực gạn đục, khơi trong trước khi đưa những lời bình đại loại như thế này lên. Riêng trong bài thơ "Vào xuân" này đã có 02 ý kiến khiến tôi rất bức xúc!

 

Phan Văn Nhớ

  Minh Tâm -  - 0918420368 - Tán Kế - P3 TP Bến Tre  (Ngày 15/02/2010 09:11:21 PM)

Trời ơiii là trờiiii... Lạ ghê!!!

Xuân tươi vũ khúc Mai vàng
Có người dí dõm gọi Nàng là Anh
Chen vào giữa hội hoa thanh
Nhất Bình* "Chàng" hỡi ... thôi đành phận... trai *

1 trong Tứ Bình = Mai Lan Cúc Trúc ( mỗi loài hoa tượng trưng cho một mùa trong năm )

  Tường Vi - tng_vi@yahoo.com.vn - 0128.7593.603 - Hóc môn - TP Hồ Chí Minh  (Ngày 15/02/2010 07:27:21 AM)
      "Vào Xuân", bức tranh mùa xuân đầy ý nghĩa: hình ảnh mai vàng của miền Nam, hoa đào của miền Bắc, có trống lân tưng bừng ngày tết, bé xinh thêm tuổi mới, bé lớn lên cùng mùa xuân quê hương.
      Năm mới, Tường Vi chúc Người lính có thêm thật nhiều bài thơ hay dành cho các em thiếu nhi.
  Trần Nguyễn Dạ Lan - cogiao_banglang@yahoo.com.vn - 0167.319.9582 - Thuận An - Bình Dương  (Ngày 14/02/2010 04:08:40 PM)

 

Đầu năm Lính được tặng quà

Cho dù “nói thật” vẫn là vô duyên

Xưa nay phong tục tổ tiên

Đầu xuân chúc tết lấy hên bốn mùa

Thế mà mùng một … Lạ chưa ???

 

Mùng một tết Canh Dần

Trần Nguyễn Dạ Lan

  Huỳnh Thu Trang - thutrang87@gmail.com - 0988858757 - Tiền Giang  (Ngày 14/02/2010 02:35:31 PM)
      Nói thật là bài thơ không có gì đặc biệt. Tôi không nhận thấy nét xuân nào mới mẻ, riêng biệt trong bài thơ thiếu nhi này! Có gì không phải, mong anh bỏ quá cho.
     Chúc năm mới với những sáng tác mới hay hơn!
Các bài khác: