Tác giả Vọng Thanh
(Tên thật: Đinh Quang Hiếu
Phòng 305, nhà H3, Khu TT Thanh Xuân Nam
- Thanh Xuân – Hà Nội)
Điện thoại: 0974275555
Email: hieu.opal@gmail.com
1- CHÙM BỒ KẾT ĐỒNG LỘC
Trưa Đồng Lộc nắng chang chang
Thoảng hương bồ kết nghe vang tiếng cười
Trong văn vắt tuổi hai mươi
Vời vợi thăm thẳm khoảng trời mười cô
Cỏ non heo hắt nấm mồ
Chùm bồ kết quắt quay khô nhớ người
Tóc hai mươi tuổi xanh ơi
Vội giã bạn theo mây trôi về trời
Gió lào Đồng Lộc bời bời
Vấp chùm bồ kết bặt lời bão giông!
2- CHIỀU TỰA HOÀNG HÔN
Chiều buồn ngồi tựa hoàng hôn
Mà lòng thì cứ bồn chồn bình minh
Ban mai bình vẫn còn bình
Rượu bay hơi rượu thì mình tựa đâu
Dòng sông chảy bãi xanh dâu
Vò đầu nghe tóc chuyển mầu hoa lau
Chợt giông trời đổ mưa mau
Dòng sông chảy lại chuyển mầu phù sa
Ta ngồi ướt một mình ta
Cơn trời ngưng đổ
Chiều tà tựa đâu?
3- HOA XOAN TÍM
Rễ lắng đắng đót về mình
Hoa gợi nở đêm gợi tình tháng ba
Hương xoan quấn quýt kiêu sa
Dỗ ngày xuân muộn dụ ta dụ người
Ta còn bận tuổi năm mươi
Người còn bận tiễn đất trời mãn xuân
Tím xoan nức nở tần ngần
Gió bận gió cũng phân vân hững hờ
Tàn đêm tàn tạ giấc mơ
Hoa về cội đắng đợi chờ tháng ba.
4- MẮC NỢ VẦNG TRĂNG
(Tưởng nhớ 8 TNXP Hoằng Hoá Thanh Hoá bị đá vùi
trong “Hang TámCô” đường 20 Quyết thắng
Bố Trạch, Quảng Bình, ngày 14/11/1972)
Trường sơn người hẹn đón đưa
Có trăng mười tám nắng mưa soi đường
Đá vùi chẹn lối âm dương
Trường sơn nức nở khóc thương xót người
Đá hoá thạch những tiếng cười
Đá hoá thạch những cuội đời trong veo
Còn ta mắc nợ dốc đèo
Còn ta mắc nợ đói nghèo Trường sơn!
V.T
Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (Hà Nội)
Email: nguyenhoangvananh.ht@gmail.com
Điện thoại: 0944444804
VỀ VỚI MẸ
Con về mẹ đã đi xa
Khăn tang trắng cả màu hoa cuối mùa
Khát lòng tìm lại tuổi thơ
Con đi xa để bây giờ nhớ mong
Cỏ xanh khóc dưới má hồng
Mình con khóc với cánh đồng mồ côi
Xót xa đi giữa cuộc đời
Lo toan kiếm sống quên lời mẹ ru
Bạc tiền cũng chỉ phù du
Mẹ không còn nữa nghìn thu lá đầy
Con về khóc giữa tháng ngày
Mẹ ơi nắng đỏ vòm cây phiêu bồng.
N.T.V.A
Tác giả Nguyễn Quốc Huấn
(UBND xã Kim Long, h.Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa-Vủng Tàu )
Email: daibuong2008@yahoo.com.vn
1- NỬA NGÀY Ở HẠ LONG
Từ trong lòng biển mọc lên
Mải vui vời sóng, núi quên lặn về
Có người trôi giữa tỉnh mê
Ngút trông biển biếc thầm nghe đá mòn
Non trong nước, nước trong non
Long tong thạch nhũ mà trùng trùng khơi
Người xưa chắc cũng vậy thôi
Câu thơ ném đụng vòm trời...vọng âm
Soi vào ánh ướt mạch ngầm
Tự nhiên thấy cả triệu năm cũng gần
Hạ Long
Hạ Long
Hạ Long
Hình hài nương cái rỗng không
Mà đầy.
N.Q.H
Tác giả Duy Tân
(17/24/ 5/5A Ngô Đức Kế,
Phường 7- Vũng Tàu)
ĐT: 0643 575570 – 0907 968466
1- HOẠN THƯ GỬI KIỀU
Kiều ơi chị nói thật mà
Cũng là cái phận đàn bà với nhau
Chị nào độc ác gì đâu
Còn em lỡ bước mà đau một đời
Của riêng, riêng đến rạch ròi
Riêng cho đến cạn cuộc cười vẫn riêng
Gánh tình em quảy chung chiêng
Tiếng ghen chị đánh đổ nghiêng Tiền Đường
Trong lòng chín giận mười thương
Cửa thiền nương náu khỏi vương nợ tình
Dè đâu hương lửa ba sinh
Em đi cho nát cuộc tình mới thôi
Trách chi chị nữa Kiều ơi
Đàn ông là cái nợ đời đó em
Thân em một nổi chín chìm
Bình yên từ đấ, chị tìm không ra
Buồn thay! cái kiếp đàn bà…
2- EM TÔI
Dáng em trút vội bên thềm
Nhác trông sợi tóc nửa đêm nửa ngày
Phù vân kín nẻo heo mây
Bao nhiêu sương tuyết đổ đầy bờ vai
Buồn tênh như tiếng thở dài
Chênh vênh em bước giữa hai phía đời
3- EM GÁI
Đã từng trong nắng trong mưa
Mà em đủng đỉnh như chưa biết nghèo
Đã từng năm trận bảy keo
Mà đôi mắt vẩn trong veo với đời
4- CHỢ NÚI
Chợ núi tháng họp ba phiên
Nọong đi bán cái liếc nghiêng cho rừng
Đường về mỗi bước ngập ngừng
Tại sao lại nhớ người dưng thế này
Khăn piêu lẩn giữa ngàn cây
Đỏ mi nào thấy bóng mây cuối trời
D.T
Tác giả Mặc Thi
(Địa chỉ: 3/3c khu phố 3
f. Tân Thới Hiệp Q. 12. HCM)
Điện thoại: 086 259 669
ĐỐI TRĂNG
Đêm trăng thơ thẩn cầu ao
Ánh hồng loang loáng lao xao sóng vàng
Nước rơi lõm bõm mơ màng
Cô nàng khuấy nước… hàng hàng mưa sa
Bên sân góc đất cuối nhà
Vườn rau ao cá mướp cà đơm bông
Em – cô gái nhỏ chưa chồng
Lòng lâng lâng mộng bâng khuâng hẹn hò
Chái hiên con vện nằm co
Đắm trăng ngáp vặt cánh cò về khuya
Đường làng như thực như mơ
Lững lờ… sương khói… đê mê… bùi ngùi
Trâu nằm nhơi cỏ vẫy đuôi
Mênh mang sóng nước thuyền trôi giữa giòng
Mái chèo cuồn cuộn thong dong
Ánh vàng lồng với sương giăng bời bời
Bí ba bí bõm sải bơi
Hì hụp đập sóng… lặn bồi… qua sông
Vài cô thiếu nữ má hồng
Tắm sông đợi lúc quãng không… vắng người
Í ơi…! Nói nói… cười cười…
Bì bạch… vô vỗ… đã đời… cười to…
Bỗng đâu có một câu hò
Trên thuyền ai thả dặn dò xa xôi:
- “Đêm khuya, khuya khoắt tối trời
Sao cô tắm (dzới) một đồi trăng mơ?
Sao cô không sợ… cà… đơ…
Cắm xuôi sào ngược… (goa) chờ… tắm… chung!
- Há hà… ha há… bùm bum…
- Cú mèo mắt lác điên khùng
Tiên nương công chúa thủy cung tập tuồng
Cá kình mặt qủy… à uôm
Rút gân cóc tía… đúc chuông… cúng…(ư)… dường?!
- Chàng hiu…nhái bén… ễnh ương
- Nếu mà được thế càng thương
Về thưa ba má đặt giường… (chỏ)… em
Mâm trầu cặp rượu quả khem
Gà cúng xôi gấc chục nem…(í)… bánh trà…?
- A à… a… á… à… a….
- Thòi lòi, bống, lóc, rô, trê
Mọi ruột kho tộ… tôm he chuột đồng
Em chưa đến tuổi lấy chồng
Cái anh cà quẹo… chớ hòng… thôi… đi…!
- Hích hích… hi… Hích hích … hi…
- Cô di… cô dỉ… cô dì…
Sao mà nói “dzây”? Rù rì… (ngổ)… hông?
Dù không nên nghĩa vợ chồng
Đêm nay về mớ…bóng hồng… ạ… ơi…!
Cười mỉm… cười mím chi thôi!
- Mẹ cha rát tiếng ru hời
Để cho (ảnh) lớn rong chơi bông đùa
Lìm kìm rắn lục ếch cua
Mặt dầy mụn cóc… mà khua khoắng…(ứ)… tài!
- Í a… i á… nước xuôi!...
- Cậu hai vốn cháu ông trời
Ham vui nên khoác kiếp người trần gian
Không tin em hỏi tơ vàng
Cả vầng nhật nguyệt giữa đàng… (ỷ)… coi
Lẳng lặng… lăng lắng… sói moi!
- (Tía) này quả thật mắc toi
Dăm ba cái tát vài thoi dễ chừng?
Nói năng… ăng ẳng ằng ăng…
Mà ra, ra vẻ… cứ rằng… người… ta!
- Ha… hà… ha… há… hà… ha…
- Dầm da…dấm dớ… thấy bà…
Chàng ràng… xớ rớ “oan gia” phải lòng
Hớp ong ong óng tơ hồng
Mà chưa, chưa đặng đèo bòng… đó… dzui?
- … Úi… ui… đỉa bám… úi…ui…!
- Thấy (chả) giống cái bùi nhùi
Xác sơ rách mướp… bụng tui mủi lòng
Vu quy áo cưới đèn lồng
Mời anh… rể phụ cho chồng…tủi… nghen!”
- Tòng teng… nhựa mít… tòng teng…”
- Tối thui thui thủi… bóng đèn
Hà bá chắc sẽ nhập nhèm… nhớ thương
Bỗng đâu nổi sóng bất thường
Thèo lèo quế dị… triều cường… (ẻm)… ơi…
- “… Chèo queo chéo quéo!... á (quê)… !”
- “ Tự trời giăng bẫy bùa mê
Tự lòng định phận lê thê… ngõ tình
Sáng trăng lấp ló dzập dzình
Hỏi sao biết rõ… tim mình… vẫn yêu
Mơ màng … giấc biếc… liu quiu…
M.T
xu - Tungspring68@gmail.com - 0933740484 - 18 Nguyễn Văn Tố p.Tân Thành.Q.Tân Phú.TP HCM
(Ngày 25/09/2009 10:15:57 PM)
Thành thật xin lỗi bạn Nguyễn Bàng về chữ "bè trai và bè gái".Vì cái kiếng XT mới bị rớt bể một bên.Thứ lỗi. nhưng thực sự XT thích chữ "toi" và chữ "thoi". Vì đó là những chữ rất khó dùng cho có duyên ,nếu không đặt trong bối cảnh hợp lí. Vì vậy mình muốn chia xẻ với MT một chút. Chúc các bạn nhiều niềm vui. XT
Nguyễn Bảng - nguyenbang65208@yahoo.com.vn - - Hòm thư: 7NT-821 Trường An, Vĩnh Long.
(Ngày 25/09/2009 05:33:14 PM)
Chào bạn Mặc Thi và bạn Xuân Tùng. Mình biết để viết ra những tứ thơ và gửi lên đây dự thi là công sức của Mặc Thi rất lớn. Phải lao tâm khổ tứ, vắt óc, đắn đo trước sau với vần điệu, ý tứ mới viết được trang thơ. Thành bại là lẽ đương nhiên của một tác phẩm. Cảm thụ hay dở còn do trình độ người đọc nữa. Cùng một bài, có bạn đọc nói là hay, có bạn đọc nói là chưa hay. Mình cũng chỉ nói lên cái cảm nhận của mình khi đọc thơ và trao đổi cùng bạn bè. Đặc biệt không có ý chê bai, miệt thị hoặc a dua. Mình là bộ đội nên cũng thẳng tính. Mình biết khi viết vậy Mặc Thi sẽ buồn một chút nhưng không vì thế mà nản chí. Mong rằng bạn sẽ có cách nhìn khác trong sự đối chiều của bạn đọc. Vì vậy mong bạn Mặc Thi thông cảm cho mình nhé!!! Đồng thời mong bạn Mặc Thi có nhiều những tứ thơ tuyệt vời trong thời gian tới. Với Xuân Tùng: Ý tưởng của bạn cũng rất hay. Nhưng đấy là chủ quan của bạn. Tuy nhiên theo mình thơ đối có chủ đề thì phải rõ ràng. Mà chủ đề của Mặc Thi trong bài thơ này là "Đối Trăng" của "một" và "vài ba cô thiếu nữ" tắm sông với chàng trai trên thuyền "Bỗng đâu có một tiếng hò". Với nội dung chọc ghẹo nam nữ, yêu đương , tán tỉnh lẫn nhau. Phải có phe thắng phe thua hoặc hoà nhau rồi kết. Chính vì vậy mình muốn đòi hỏi tác giả đi sâu vào chủ đề chính của các vế đối trong bài thơ làm sao toát lên cái cốt mình cần chuyển tải, giữ đúng nhịp chảy của bài thơ theo ý tưởng tác giả, làm cho người đọc hình dung ra hoạt cảnh tuyệt vời của "Đối trăng". Riêng về chữ nghĩa trong lời cảm nhận bữa trước, mình thấy bạn đang hiểu nhầm. Quê mình nói ngọng nên mình rất chú ý trọng dùng từ. Ở đây mình cố tìnhóy thức sử dụng từ thông dụng là từ Việt chứ không phải dùng từ Hán. Thường trong hát đối người ta viết "bè nam", "bè nữ". Nhưng mình không thích thế nên mình viết "bè trai" và "bè gái" chứ không phải là "bé trai, bé gái" như bạn nghĩ ra và viết ở dưới. Do đó không phải là mình không cẩn trọng!!! Bạn nhé. (Chắc chữ nhỏ, bạn không nhìn thấy)!!! Còn những câu hát đối đều xuất phát trong dân gian, có từ thời rất xa xưa, từ thời cụ kỵ ông bà ta truyền miệng cho đến bây giờ ta lưu giữ và phát triển (Mặc Thi cũng đang góp phần làm việc đó). Bạn có thể tham khảo thêm bài viết ở địa chỉ này. (http://www.baobinhdinh.com.vn/566/2004/8/13110/) Thế nên bạn hỏi câu đối chính xác của ai thì mình chịu và Cụ Google cũng khóc, không tìm ra. Thế nhưng khi đọc cái ví dụ mình nêu ra nó cho bạn thấy cả hình ảnh, hình tượng, không gian và ý tứ trong câu đối đáp rất rõ ràng. (Câu đối này mình được nghe mẹ mình hát ru em mình từ hồi mình bé tẹo, cách đây hơn 40 năm rồi) Mình chỉ biết đây là câu hát đối và cũng là một bài toán khó cho người con trai định tán tỉnh nhưng có ý coi thường con gái và rồi gặp phải cô gái thông minh phản pháo lại nên chàng trai đành chào thua mà bỏ đi nước một. Bây giờ các cháu học sinh vẫn có thể giải ra được kết quả của câu hát đối này đấy bạn ạ. Đôi lời chia sẻ với hai bạn vậy nhé. Chúc hai bạn vui và chúc riêng Mặc Thi mạnh khoẻ, hạnh phúc, có nhiều tứ thơ hay để cùng bạn bè bàn luận nhé!!! Thân mến
Xuân Tùng - Tungspring68@gmail.com - 0933740484 - 18 Nguyễn Văn Tố p.Tân Thành.Q.Tân Phú.TP HCM
(Ngày 25/09/2009 02:03:28 PM)
Theo tôi cái đề tài của ca dao hát đối thì tất cả những bối cảnh chung quanh chỉ là cái cớ cho nam nữ tỏ tình. Vì thế tôi lại rất thích những câu chẳng cần nói gì cả mà vẫn là gì cả. Ở đây bạn Nguyễn Bàng không cẩn trọng khi dùng chữ bé trai và bé gái là không hơp lý!còn câu hát đối bạn trích ở đâu thì cho anh em biết lai lịch với giải đáp luôn. Còn cái bác MT cứ vui đi vì có nhiều người quan tâm là tốt rồi. Trân trọng. XT
Nguyễn Bảng - nguyenbang65208@yahoo.com.vn - - Hòm thư 7NT-821 Trường An - TP.Vĩnh Long
(Ngày 24/09/2009 08:32:13 PM)
Mình đọc bài "Đối trăng" của Mặc Thi cảm thấy tác giả muốn nói lên rất nhiều điều, có cái gì đó rất trữ tình, rất xưa nhưng thực ra lại thấy bài thơ chẳng nói được điều gì cụ thể. Nhiều tứ thơ đọc lên nghe nó hụt và thiếu cái cần có. Thơ lục bát dùng để đối đáp kiểu này thường thống nhất có một chủ đề nhất định của bè trai và bè gái. Lấy hình ảnh cụ thể để đối đáp nhau. Nhưng ở đây tôi chưa thấy cái chủ đề cụ thể cần có trong cách hát đối hoặc hò đối như ý tưởng tựa đề nêu ra. Tứ thơ đố nêu ra rất nhạt, chẳng nói nên được điều gì. Ví dụ như tứ thơ này: --- - (Tía) này quả thật mắc toi Dăm ba cái tát vài thoi dễ chừng? Nói năng… ăng ẳng ằng ăng… Mà ra, ra vẻ… cứ rằng… người… ta ----- Và đây! Ví dụ ngày xưa có câu hát đối tôi thấy rất hay thế này: Chàng trai hát hỏi cô gái: "Hỡi cô rửa bát bên sông. Xin cô cho hỏi nhà trong mấy người?" Cô gái đáp lại chàng trai: "Nhà trong em có mấy mươi. Canh hai, thịt sáu, cá thời chung ba. Sáu mươi lăm bát chan hoà. Chàng mà đoán được ắt đà theo không!" Thân mến!
Mặc Thi - macthinguyen@gmail.com - 0943881133 - 243 đường TTH 07 P.Tân Thới Hiệp.Q. 12. TP.HCM
(Ngày 23/09/2009 10:35:35 PM)
Kinh giửi BBT Có lẽ .Xin đành nhận giải pháp của bạn Văn Chớp là bỏ tất cả các dấu đóng và mở ngoặc kép. Khi giửi bài thơ MT có một lỗi là câu: - “ A à… a… ắ… à… a…. quên đóng ngoặc! Còn tất cả phần lớn đều có mở và đóng ngoặc. Vì muốn diễn tả đây là cuộc hát đối giữa hai đám nam nữ có từ 3 đến 5 người .Những câu không có ngoặc dùng diễn tả thái độ của nhóm. Có những đoạn có 4 câu liền và cách giòng 1 câu rời là diễn tả hai chủ thể khác nhau.Khi BTV ngày cho đăng cho xóa hầu hết, nhưng sót một vài dấu thì vô tình làm bài thơ trở nên rối rắm!Hoặc BBT cho giữ nguyên bản ( bỏ dùm 01 dấu chấm dư và đóng ngoặc dùm câu thơ trên) hoặc bỏ tất cả dấu ngoặc ! Biết rằng trong những ngày gần đây BBT bận quá nhiều việc, và BTV nào đó cũng đang bận rộn vô cùng.Xin thứ lỗi và nhận nơi đây lòng biết ơn của tôi. Cầu chúc Ngày Thơ Lục Bát 2009 thành công rực rỡ. Mọi người hạnh phúc vui tươi và thăng tiến.MT.
Văn Chớp - choplolita@gmail .com - 01219881952 - 95/9F. Ấp Dân thắng.Xã tân Sơn Nhì .Huyện Hộc MÔn
(Ngày 23/09/2009 04:49:12 PM)
Sao tôi thấy các dầu " ngoặc" lung tung quá!Hoặc là có hoặc là không chứ sao chỗ có chỗ không?! Theo tôi nên bỏ quách hết đi cho nó gọn! Dù sao thì tôi thấy tác giả cũng kỳ công vì dùng 5 câu một đoạn ,vẫn nối vần ; nếu không khéo thì dễ nhàm lắm. Có điều Mặc Thi đã làm được điều không gây nhàm vì tạo hình tương dân giã rất nhiều.Chúc bác cứ vững bụng mà làm. Còn theo quan niệm của một nhóm thi hữu thì vè và đồng dao thường được viết theo câu 3,4 chữ cho dễ đọc và dễ nhớ.Còn ca dao hát đối hay kich thơ vẫn có thể viết theo thể thơ nào đó?!. Chúng ta cũng rất khó đáng giá? Miễn sao tạo được ấn tượng và gây một chút xao động trong lòng người là đã VUI rôi! " Đời người là một cuộc chơi,Thì sao đau khổ biếng cười làm chi. Gì gì dẫu có gì gì,Làm chi cũng mặc làm chi!... hì hì..."... V. Chớp
Mặc Thi - macthinguyen@gmail.com - 0943881133 - 243 đường TTH 07 P.Tân Tới Hiệp.Q. 12. TP.HCM
(Ngày 22/09/2009 08:48:03 PM)
Kg: BBT LUCBAT.COM Vì đã chuyển nhà, nên số điện thoại và địa chỉ trên không dùng, mong sửa lại như thư đã gửi. Cảm ơn Cảm ơn tác giả Hoài Anh, vì muốn tạo 1 cách thể hiện khác. Còn việc nói gì thì đã nói hết trong tựa đề. Hi vọng có dịp trao đổi sâu sắc hơn. Mặc Thi
Hoài Anh - hoaianh84@ymail.com - - Đắc Lắc
(Ngày 21/09/2009 10:02:02 AM)
Bài thơ cấu tứ rối rắm, tui chẳng hiểu Mặc Thi nói gì. Đoạn từ đầu đến Tắm sông đợi lúc quãng không vắng người thì tạm được, cắt đoạn đó đi, đoạn còn lại chắc xếp vào "vè" hay hát đối thì đúng hơn? |