Tác giả Đặng Thị Ước
ĐT: 01662209611
Địa chỉ: Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
1. HOA XOAN
Hoa xoan nhuộm tím khung trời
Mầm non tắm nắng, trưng chồi biếc xanh
Líu lô chim hót trên cành
Với hoa như giục xuân giành cho thơ
Nhành hoa xoan tím mộng mơ
Nhắn mùa xuân tới, gọi mưa đồng hành
Mưa bay mỏng hạt tơ mành
Đẹp như dải lụa dệt thành gấm xuân.
2. TẾT VỀ
Tết về phố xá xa gần
Đào mai khoe sắc vui xuân tưng bừng
Hoa hồng chúm chím thẹn thùng
Nếp thơm đồng nội, thơm lừng gạo quê
Xuân hồng vui vẻ đề huề
Chạnh lòng nhớ tới bếp quê ngày nào
Đường dài vắng bóng trăng sao
Đội mưa đạp đất tìm vào ngõ xưa
Rực hồng bếp lửa giao thừa
Vẫn mùi khói bếp tuổi thơ ấm lòng.
3. KIM LIÊN QUÊ BÁC
Tháng năm trải vạt nắng vàng
Đơn sơ nhà lá, mướt hàng cây xanh
Đỏ hoa râm bụt vòng quanh
Kim Liên quê Bác, đất lành thân thương.
Phòng văn nghiên bút tỏa hương
Chiếu thơ còn đó, nếp giường đơn sơ
Nắng nghiêng vành nón võng đưa
À ơi tiếng mẹ thủa xưa vẫn còn.
Muôn đời lớp lớp cháu con
Ơn sâu nghĩa nặng sắt son tạc lòng
Bàn tay Bác dệt non sông
Muôn hoa đua nở, cờ hồng tung bay
Kim Liên thầm nhớ chiều nay
Bóng hình Bác mãi tháng ngày trong tim.
4. RẠNG NGỜI ÁNH SAO
Mưa bay như vạt sương giăng
Chiều hun hút gió, lá cành chơi vơi
Trước mồ liệt sỹ bồi hồi
Nén nhang cháy đỏ, gọi người đi xa
Mười em gái chớm tuổi hoa
Vô tư trụ giữa ngã ba thông đường
Mẹ già mái tóc pha sương
Khom lưng cõng nắng, lược gương chia phần
Lệ nhòa thấm đẫm vuông khăn
Thảo thơm bồ kết, mẹ lần lượt đưa
Tóc thề lỡ hẹn tình xưa
Mái xanh em đã kết hoa dâng đời
Khói hương mờ ảo bóng người
Hồn thiêng sống mãi rạng ngời ánh sao.
5. TÌNH ĐỒNG ĐỘI
Năm canh trằn trọc âm thầm
Nghĩ về quá khứ ruột bầm tím đau
Nắm xương đồng đội nơi đâu
Bao năm khắc khoải tìm nhau đến giờ
Đêm qua gặp bạn trong mơ
Tỉnh ra còn thẹn bao giờ tìm xong
Mặc đời lũ quét mưa giông
Không tìm thấy bạn thì không trọn tình.
Đ.T.U
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thuận
Bút danh: Trinh Việt
ĐT: 01633417082. 0982436676.
Email: muileka.ty@gmail.com
Địa chỉ: Thôn Đồng Lào, Xã Thuận Hóa. Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình
1. ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ VĨ ĐẠI
Bác ơi! Bác ơi! Bác ơi!
Bác Hồ có một không hai
Thi cùng thế giới sánh tài năm châu.
Toàn nhân mãi mãi ghi sâu
Con đường của Bác chỉ thâu muôn đời.
Vầng cao trán rộng mắt ngời
Muôn người kính mến không thời nào quên.
Tâm hồn là một vì sao
Công lao của Bác trời cao sánh cùng.
Nhiễm phúc nhất quốc anh hùng,
Đem dân ta khỏi đường cùng gian nguy.
Hôm nay đất nước huy hoàng,
Nhớ ơn Đảng, Bác vô vàn Bác ơi!
2. BÀI CA BẦU CỬ QUYỀN CÔNG DÂN
Năm năm bầu cử một lần
Năm năm bầu lại hội đồng nhân dân.
Ai ơi đừng có ngại ngần
Tìm người chân thật ta cần bầu ngay.
Phải chi những kẻ mày râu,
Ta bầu các vị nặng sâu trung thành.
Cầm lên lá phiếu nhìn lâu
So đi tính lại phải đâu dễ dàng.
Tìm người xứng đáng mà bầu
Trung thành với Đảng, hiểu sâu dân mình.
Gạt ra những kẻ u minh
Chỉ tay năm ngón dân ta xin nhường.
Đừng bầu kẻ mất lập trường
Cờ bay theo gió mọi đường hỏng hư.
Ta bầu tư cách tự do
Sao cho thỏa đáng đức tài cân đo.
3. CHÀO XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Xuân về rộn rã tiếng cười
Bắt tay đoàn kết Việt Người văn minh.
Dân gian ân ái chân tình
Chào nhau phong thái thanh bình danh ngôn.
Khắp nơi ca hát rộn ràng
Chàng trai phong độ gái nàng đoan trang.
Giang tay ôm đón xuân sang
Hạnh phúc tràn dạ mênh mang khắp trời.
Mọi nhà cùng đón chúc lời
Cầu sang năm mới lợi lộc phú ban.
Thuận hòa phong thái an nhàn
Cũng do đức đạo vạn điều ở tâm.
4. VUI ĐỜI NHÀ NÔNG
Nhà nông một nắng hai sương
Quanh năm vất vả sướng đời tự do.
Khéo tay lo lắng ấm no
Chồng cày vợ cấy làm cho tối ngày.
Thoạt trông ruộng thẳng cánh cò
Lúa lên xanh mướt trăng thò xuống xem.
Chị Hằng đẹp lắm em ơi!
Lung linh đôi bóng ai ghen chúng mình.
Lấm quần áo vắt da đen
Anh khen, khen mãi em bèn tảng lơ.
Thật là như một giấc mơ,
Bội thu tăng vụ trống cờ hò reo.
5. CA NGỢI NGƯỜI MẸ ĐẤT ANH HÙNG
Bảo Ninh quê mẹ ta ơi!
Bao nhiêu gian khổ biết mấy thời xông pha.
Ta đến đây nắng xế tà
Dừng chân mà ngắm thiết tha mong chờ.
Nhanh tay ta viết nên thơ
Nơi đây đẹp quá bao giờ mà quên.
Lạ Quảng Bình ngỡ là mơ
Phong Nha phố mới ngẫn ngơ ngắm nhìn.
Đứng ngồi mà cứ ngớ thờ
In hình mẹ Suốt nhớ thương vô cùng.
Dòng sông Nhật Lệ ánh gương
Mãi soi oanh liệt chặng đường Trường Sơn.
Bảo Ninh quê mẹ kiên cường
Đò đưa nhớ mẹ quê hương anh hùng.
Quảng Bình quê mẹ thân thương
Cùng chung cả nước con đường tương lai.
6. ĐỒNG TIỀN
Đồng tiền làm hại người ta
Đổi thay lòng dạ xót xa cay đời
Vì tiền đổi cả con người
Tham lam quá thể trò cười trần gian
Suốt đời tiền bạc tính càn
Lừa đức gạt đạo hóa thân lạnh lùng
Ô nhiễm xã hội vô cùng
Chữ tín biến mất ai dùng làm chi
Trên đời lắm kẻ ngu si
Hạnh phúc không đến tìm chi tiền tiền.
N.T.H.T
Tác giả Phạm Minh Dũng
ĐT: 0909320136
Địa chỉ: 181 Đường 13, P. Phước Bình, Q. 9, TP. Hồ Chí Minh
1. VỚI NÀNG KIỀU
Bán mình con gái chuộc cha
Dòng đời vần vũ xót xa phận kiều
Ba trăm năm đã là nhiều
Nhân tình nắng sớm, mưa chiều mong manh
Tôi đi qua cuộc chiến tranh
Nàng Kiều trong mộng dỗ dành chí trai
Trường Sơn sống chết đan cài
Tôi nghe rõ tiếng ngày mai tỏ tường
Cái thời kinh tế thị trường
“Ngàn vàng” bán ở bên đường vô tư
Đi trong nửa thực, nửa hư
Trời cho sống lại Tố Như có buồn
Thời gian cứ lách, cứ luồn
Dẫn tôi về lại cội nguồn nỗi đau
Thương Kiều từ trước đến sau
Giận ai pha trộn vàng thau lộn sòng.
2. VỀ LẠI NGÀY XƯA
Cớ chi tôi nhớ ngày xưa
Dù năm với tháng vẫn chưa xa nhiều
Ngày xưa tôi có những chiều
Veo veo bụng đói cánh diều vút bay
Ngày xưa tôi có heo may
Chân trần tránh ngọn cỏ gầy tỏa lan.
Ngày xưa tôi có cô nàng
Thương tôi như thể xóm làng thương tôi
Ngày xưa giữa chốn bom rơi
Nhường hầm trú ẩn cho người chưa quen
Ngày xưa chẳng thể nào quên
Nghĩa tình đồng đội phủ lên đời mình.
Bây chừ chun chút phồn vinh
Đáu đau tôi nhớ hành trình ngày xưa
Con đường hun hút gió lùa
Trước tôi những bán cùng mua chập chùng.
3. NHẶT TỪ LỜI RU
Đứng ngồi, ngồi đứng vẩn vơ
Thả câu lục bát ngu ngơ về trời
Nhặt từ những tiếng à ơi
Ru con lòng mẹ rối bời âu lo
“À ơi! Cái vạc, cái cò
Cánh đồng hẹp lại sao no được lòng
À ơi! Con sáo sổ lồng
Trụi rừng sáo sống long đong vỉa hè
À ơi! Mái rạ, bờ tre
Nhớ người lưu lạc chửa về bón chăm
À ơi! Hết tháng lại năm
Vượt qua ghềnh đập nhọc nhằn sông trôi
Ngủ đi con mẹ à ơi.
Ngoài kia mưa nắng ngập trời dài xa...
Lời ru ấy đã cho ta
Bài thơ dang dở gửi ra dòng đời.
4. LỤC BÁT GỬI CẦN THƠ
Tôi đưa tôi đến Cần Thơ
Để thành ra kẻ được mơ mộng nhiều
Khum tay vốc nước Ninh Kiều
Uống câu hát lý chiều chiều đã say.
Cần Thơ gạo trắng là đây
Có thương em mới xới đầy chén cơm
Lời mời đã thảo, lại thơm
Tôi ăn cả vía, lẫn hồn được no.
Phố phường líu ríu đôi bờ
Dường như sông Hậu ngẩn ngơ với mình
Dạt dào ngày tháng tâm linh
Đắp bồi cái nghĩa, cái tình dài xa.
Cần Thơ bè bạn cho ta
Đĩa mồi, ly rượu thật thà cuộc chơi
Đờn ca tài tử bồi hồi
Tôi ao, tôi ước là người Tây Đô...
5. KÝ ỨC ĐÌNH LÀNG
Thuở tôi lổm ngổm tập bò
Sân đình sải bước mà đo rộng dài.
Bạn bè lớp một, lớp hai
Sân đình là xới đọ tài thấp cao.
Đưa tôi đến với trăng sao
Dẫn tôi đến với khát khao xa gần
Sân đình tôi đã bao lần
Đếm từng viên gạch vết chân mài mòn.
Tôi đi gìn giữ nước non
Khi về đình đã không còn đình ơi
Đứng trên nền cũ hỏi trời
Thành hoàng hồn vía dạt trôi phương nào?
Đình đi vào cõi chiêm bao
Nghĩa tình làng xóm ồn áo bán mua
Ai xui ai cứ lọc lừa
Tranh nhau thước đất kiện thưa họ hàng.
Bơi trong những trái cùng ngang
Tôi càng thấy tiếc đình làng quá thôi
Ước gần, mơ đến xa xôi
Một ngày nào đó làng tôi dựng đình.
Cho em hóa ngọn trúc xinh
Và anh đếm ngói thương mình thủy chung.
6. CHUYỆN TÌNH XÓM TRỌ
Giã quê tìm chốn mưu sinh
Trời xui, đất khiến chúng mình gặp nhau
Bữa cơm tôi góp bó rau
Góp công nhen lửa, góp câu chuyện cười
Nàng đà sẵn củi, sẵn nồi
Chỉ sau nửa tiếng đã ngồi chung mâm
Ngắm nàng tôi ước ao thầm
Giá như nàng cũng ngấm ngầm như tôi
Ăn chung gạo đã góp rồi
Ở chung nàng cứ đứng ngồi dửng dưng
Gần nhau gần đến quá chừng
Mà nàng thăm thẳm ngàn trùng cách xa.
Ngày đi và tháng lại qua
Bữa cơm thêm món dưa cà mặn môi
Thời gian mách bảo cùng tôi
Cô công nhân ấy là người giỏi giang
Lời thương lại ngỏ cùng nàng
Được yêu tôi hóa anh chàng ngẩn ngơ.
Ngọt lành tiếng khóc trẻ thơ
Nửa gian nhà trọ yêu mơ dâng đầy
Chuyện tình tự kể mà say
Tôi thương, thương cả những ngày đắn đo.
P.M.D