Chủ nhật, 24/11/2024,


Chùm thơ dự thi TQVĐP số 29 (08/03/2013) 

Tác giả Thi Trà

ĐT 01639042258
Email: thitra1942@gmali.com
T74. K 5B, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh.
 
 
CON VỀ 

Con về Nghĩa Lĩnh chiều nay
Tháng ba mưa bụi gió lay rì rào
Dấu xưa Bác đứng nơi nào
Bước lên bậc đá lạc vào cõi xưa.
 
Tương truyền mười tám đời vua
Từ hồng hoang đến bây giờ vẫn linh
Chày khuya xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nước non mình truyền ngôi.
 
Bốn nghìn năm xửa xưa rồi
Núi thiêng gìn giữ hồn người tiền nhân
Chắp tay khấn trước mộ phần
Nguyện cầu Quốc thịnh thứ dân an lành.
 
Khói hương thấu tận trời xanh
Rừng xa chim gáy trên cành cúc cu.
 
 

T.T 

 


Tác giả Lê Đức Nhận
Chủ nhiệm CLB thơ Vũng Tàu
ĐT: 0985961252
Địa chỉ: 222/7 Lê Lợi, Phường 4, Vũng Tàu.
 

1. MỘT MÌNH ĐẤT PHẬT 
 
Đưa em tới chốn Chùa Đồng
Đường về Đất Phật thắm hồng chân mây
Một vùng xanh lá cùng cây
Dốc cao đá dựng mây đầy quang năm
Ước mong tìm đến viếng thăm
Nước thơm cửa Phật tuôn, rằm tâm linh
Đường lên Chùa giải oan tình
Chùa Rồng, Dốc Hạ, Cảnh Tiên, Thác vàng
Một niền Đất Phật mênh mang
Am Xưa, Năm Mẫu, Chùa Trình, Yên Trung
Biết bao Bia Phật, đá trồng
Qua chù Cẩm Thực, núi vòng Mâm Xôi
Gốc Đa ôm gốc Thị mời
Đến chùa Một Mái gần nơi cổng trời
Non Thiêng, Bến Chải cùng nơi
Dốc Quàng, Tháp Cổ một đời sống chung
Trúc Lâm, Phụ Tử chung lòng
Núi Voi, Ngự Dội những mong an lành
Vực sâu, suối mát, rừng xanh
Yên Tử nơi ngự Phật Danh sáng ngồi.
  
 

2. MẸ LÀ THẦN TƯỢNG
 
Về thăm mẹ giữa nắng chiều
Cổng làng vẫn đó xóm nghèo đã xưa
Trời cao lơ lửng mây đưa
Hàng tre hút gió cơn mưa rì rào
Qua thu đông đến hôm nào
Canh thâu gió lạnh xé cào ruột gan
Lặng thầm suy nghĩ miên man
Mẹ nay chiều muộn tuyết sương võ vàng
Mẹ buồn vui với xóm làng
Cuộc đời mẹ giữa muôn vàn đu chao
Lo con từng bữa cơm nghèo
Manh quần, tấm áo chống chèo gian nan
Con xa mẹ lúc còn son
Nay về bên mẹ, mẹ còn đánh yêu
Con đi từng bước qua cầu
Mẹ là thần tượng bóng chiều trong con.
 
 
 

3. TRƯỜNG SA BIỂN ĐẢO TÔI YÊU 


Tôi yêu biển đảo Trưởng Sa
Chủ quyền từ thuở ông cha bao đời
Trường sa đảo giữa biển khơi
Cờ sao lồng lộng sáng ngời “Tử Tây”
Một vùng lãnh hải trời mây
Vĩnh hằng, lũy thép nơi đây giữ gìn
Tiền tiêu vững chắc lòng tin
Quân dân tình nghĩa chung tình nước non
Lá cờ rực ánh vàng son
Chủ quyền cột mốc mãi còn của ta
Dù cho bất biến phong ba
Đảo Lớn, Đảo Nhỏ mượt mà cây xanh
“Bàng quả vuông” thật nổi danh
Xum xuê tỏa bóng mát lành đảo xa
Thương anh lính đảo xa nhà
Giữ gìn Biển Đảo quê ta đẹp giàu.
 
 
  

4. TÌNH GIÀ 
 
Hoàng hôn tia nắng chen nhau
Tóc xanh nay đã trắng phau mái đầu
Xuân đi nhớ lại nhịp cầu
Niềm vui hạnh phúc sắc mầu không phai
Lửa yêu đã xế bóng dài
Đường đời từng trải một mai dãi dầu
Tình già mãi mãi trước sau
Chữ tình đã trọn thấm câu hẹn thề
Nhớ hồi tát nước đồng quê
Làng trên xóm dưới đi về có đôi
Thế rồi tình đã bén hơi
Dựng xây tổ ấm ở nơi đất lành
Non cao in bóng biển xanh
Già cùng sóng bước đêm thanh yên bình
Dưỡng sinh đón nắng bình minh
Nâng cao sức khỏe nghĩa tình bên nhau .
 
  

5. DUYÊN EM

Tay
em năm ngón vinh xinh
Móng không sơn đỏ vẫn tình gái quê
Sáng ra đồng sớm, tối về
Quanh năm vất vả chẳng chê ruộng đồng
Biển vàng trải dọc ven sông
Trái thơn hương lúa chất chồng quanh năm
Đồng quê vằng vặc ánh trăng
Lúa đồng vàng óng đêm rằm sáng soi
Sông quê bên lở bên bồi
Làng quê em ở nước, trời soi chung
Nắng mai tỏa khắp cánh đồng
Sông quê, hương lúa thắm nồng duyên em!

L.Đ.N

 

Tác giả Nguyễn Văn Bổng
ĐT: 01.696.240.975
Địa chỉ: Hải Tây, Hải Hậu, Nam Định
  

1. KHẤN ÔNG


Hoa na ai bổ làm ba
Để hương thơm ngát như hoa móng rồng
Một phần cháu để riêng ông
Ấy là để nhớ người trồng lên na
Một phần dành để biếu bà
Thơm hàm răng bóng hạt na thuở nào
Phần cháu cứ để ngạt ngào
Thơm vườn thơm cả trăng sao đêm hè
Đón thu về ngủ đi ve
Tùng dinh tháng tám rằm về với na
Giữa vườn na hé mắt ra
Tìm ông ông vắng tìm bà thấy đâu?
Bâng khuâng trái chín cành đầu
Hái về cháu thắp hương cầu khấn ông.
 
 
 
2. CẦU HỘI CHÙA HƯƠNG

Cầu giăng như dải lụa đào
Trời mây non nước trôi vào dòng xanh
Nước ngời bóng núi long lanh
Qua cầu ngả nón em thành hoa đôi.
 
 

3. CỔNG LÀNG

Cổng làng chả ngủ bao giờ
Vào ra gió cứ vô tư vẽ bùa
Sang hèn thiện ác được thua
Cũng đều chung lối đung đưa tháng ngày
Dẫu tung hoành khắp Đông Tây
Phải qua cửa ấy mới hay về nhà
Ra khỏi cổng thế là xa
Lại mong xong việc về qua cổng làng
Âm dương nhẩm bước thời gian
Hồn quê khép mở cổng làng vào ra.
 
 

4. ĐÁ
 
Cũng gân cũng mặt cũng tai
Cũng hồn mẫu tử tháng ngày vọng phu
Cũng mồ hôi vã thế ư!
Hoá ra gan đá cũng như gan người.
 
N.V.B
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Bùi Xuân Tuấn - tuanbuixuan_57@yahoo.com.vn - 0313846046 - Số 1 Phạm Ngũ Lão, Hải phòng  (Ngày 22/03/2013 16:07:45)

Tôi là người thích thơ lục bát, qua đọc các bài thơ trên thấy tâm đắc. Nhân có dự ngày Lễ hội tại Từ Lương Xâm, Hải Phòng, nơi thờ Đức Vương Ngô Quyền-người có công đối với đất nước đánh giặc ngoại xâm (trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng). Tôi có mấy vần thơ xin gửi để chia sẻ:

Từ Lương Xâm hôm nay

Vui trong ngày hội hôm nay
Từ lương Xâm đã đổi thay rất nhiều.
“Tượng, Từ” hoành tráng bấy nhiêu
Rực cờ, hoa thắm nhớ điều Đức Vương
Ngô Quyền đánh giặc kiên cường
Giữ yên bờ cõi xem thường ngoại xâm
Xưng vương ở bậc cao tầm
Muôn đời ghi nhớ “đức – tâm”của Người.

X.30 Xuân Tuấn
 

  Nguyễn Thị Như Quỳnh - nhuquynh8186@gmail.com - 0983792275 - Tổ 16 phường Đằng Hải- Hải An- Hải Phòng.  (Ngày 19/03/2013 8:11:27)

ĐÁ.

Đọc xong bài thơ “Đá” của Nguyễn Văn Bổng tôi cũng rân rịn mồ hôi. Thật cũ kĩ bình dị, vô tri vô giác như đá vậy mà sinh động, sâu sắc, dữ dằn khi đọc xong câu cuối “ Hoá ra gan đá cũng như gan người”.
Tôi có cảm tưởng tác giả là một người tạc tượng đá có nghề. Chỉ 4 câu lục bát thôi (tứ tuyệt) đọc lên dù người đãng trí cũng thuộc và nhớ ngay bởi tác giả đi thẳng vào chi tiết nhỏ nhất của đá như đếm để kiểm kê vật liệu:‘gân’ ‘ mặt’ ‘ tai’ ‘ hòn mẫu tử’ ‘ mồ hôi’ rồi xâu nó lại bằng điệp từ “cũng”.
Cũng gân cũng mặt cũng tai
Cũng hồn mẫu tử tháng ngày vọng phu…
Năm từ ‘cũng’ trong bốn câu thơ làm một trình tự rồi đến câu ‘cũng’ thứ năm làm ta giật mình “ Cũng mồ hôi vã thế ư”. Tiếp đến câu sáu là câu kết “ Hoá ra gan đá cũng như gan người”. Đến câu kết bỗng vỡ oà ra cái cao tay của người thợ tạc đá là nhập được hồn vào đá để đá vã mồ hôi và gan đá cũng như gan của con người.
Hình như dân tộc Việt sinh ra để nhân loại giao cho việc chống ngoại xâm nên thế kỷ nào cũng có chiến tranh. Và như vậy chẳng có làng xã nào không có những bà mẹ ôm con chờ chồng. Tác phẩm “Đá’’ của tác giả Nguyễn Văn Bổng chính là tượng Mẹ Việt Nam Anh Hùng của mọi thời đại.
Hoá ra cái vĩ đại thường lại bắt nguồn từ những điều bình dị nhất.
Có điều nói thêm, nếu tác giả thêm vào từ “ Hỏi” “ HỎI ĐÁ” thì đề bài thơ sẽ ý nghĩa hơn.
Cảm ơn sáng kiến của ban tổ chức cuộc thi thơ Lục bát tâm linh, cảm ơn tác giả.

  Nguyễn Thanh Nam - nguyennamttc@gmail.com - 0975691972 - 227/43 phạm đăng giảng P- Bình Hưng Hòa-Q- BT- Tp HCM  (Ngày 16/03/2013 9:10:50)


Nguyễn Văn Nam. Điện thoại 0975691972. 227/43. Phan Đăng Giarng. Bình Hưng Hòa. Q. Bình Tân. Thành phố Hồ Chí Minh.

Cổng làng và đôi điều cảm nhận.
Tôi đã đọc nhiều bài thơ viết về cổng làng, song thú thực phải đến bài “Cổng làng” của tác giả Nguyễn Văn Bổng Nam Định tôi mới thực sự sửng sốt. Sửng sốt bởi chỉ mười câu lục bát tác giả đã cho tôi một bức tranh quê Bắc bộ đầy bản sắc văn hoá.
Cổng làng chả ngủ bao giờ
Vào ra gió cứ vô tư vẽ bùa
Hèn sang thiện ác được thua
Đều chung một lối đung đưa tháng ngày
Cổng làng hiện ra như một chiếc “ca mê ra” thông thái kiểm đếm được khoảng khắc thời gian, hành vi của cả làng vào ra không sót một thành phần nào. Từ anh hùng đến kẻ trộm cướp… cả khi sống và khi về với cát bụi theo luật “âm dương” trong cái làng ấy ai cũng phải vào ra cổng làng trình diện như một chân lý. Những bùa mê được thần gió vô tư điểm chỉ, khắc, vẽ tạc vào cổng bằng vết va đập, nứt nẻ, bằng rễ lá, hoa cỏ cây, bằng rêu đủ màu sắc, hình thù…neo nhập vào hồn người từ nhỏ đã biến cái cổng làng thành biên giới “lãnh thổ” điểm hò hẹn, gặp gỡ, chia li… để khi xa trong mỗi người đều cất giữ một cổng làng ám ảnh của riêng mình và mong có ngày xong việc trở lại. Người nông dân sáng đánh trâu qua cổng ra đồng, trưa xong việc về nhà, thầy giáo qua cổng đi dậy học, tối xong việc cũng về nhà nhưng có người ra khỏi cổng cả tháng, cả năm mới xong việc để về nhà thậm chí có người cả đời chưa xong việc để mong có ngày về qua cổng làng.
Dẫu tung hoành khắp Đông Tây
Phải qua cửa ấy mới hay về nhà
Ra khỏi cổng thế là xa
Lại mong xong việc về qua cổng làng.
Đọc xong câu kết của bài thơ khiến mỗi người đều tự ngộ ra mình phải sống sao cho xứng với làng, quỹ thời gian của mỗi người không có nhiều nhất là những người xa quê lâu ngày như tôi. Cổng làng không khép bao giờ, không có người gác nhưng có luật, vào ra đâu dễ! Khép mở là tự lòng mình. Chỉ là một cửa chung lối ra vào, đi về, tử sinh, khép mở mà hàm chứa bao mối quan hệ nhân quả nén trong mỗi câu, mỗi chữ cho một cổng làng, gần gụi dân dã vậy mà thăm thẳm cõi người, cõi đời.
Âm dương nhẩm bước thời gian
Hồn quê khép mở cổng làng vào ra.
Cảm ơn tác giả Nguyễn Văn Bổng, cảm ơn lục bát, và có lẽ chỉ hồn thơ lục bát mới cho tôi món quà cảm động đến vậy, đó chính là Cổng làng.

  Hồ Văn Khoa - khoahv4@gmail.com - 0983621909 - 72, Lý Nam Đế- Nha Trang  (Ngày 14/03/2013 15:30:07)

Cảm ơn tác giả Nguyễn Văn Bổng, anh đã có những bài thơ hay tuyệt, và tôi hiểu, thích nhất bài KHẤN ÔNG.
Anh liên tưởng đến những phân hiếu thảo thật hay:

"Hoa na ai bổ làm ba". Những ai có sự quan sát kỹ, tinh ý với sự liên tưởng phong phú mới nên, mới thấy, mới nói được sự khác biệt này... Mọi loài hoa khác có từ 4, 5... cánh trở lên. Riên hoa na chỉ có 3 cánh, không hơn!
"Để hương thơm ngát như hoa móng rồng".
Rồi sau đó:
"Một phần cháu để riêng ông
Ấy là để nhớ người trồng lên na
Một phần dành để biếu bà
Thơm hàm răng bóng hạt na thuở nào"

Lại một sự "kỹ càng" nữa! Răng Bà đen, bóng như hạt na.
Sự hiếu thảo của lớp cháu con "ăn quả nhớ ... " ông đã trồng cây!
Phần còn lại, phần say mê nhất của tuổi thơ, cho con nít, sự ngon ngọt, thơm tho... mới được nói đến, sau cùng!!! Rất hiếu nghĩa

"Phần cháu cứ để ngạt ngào
Thơm vườn thơm cả trăng sao đêm hè
Giữa vườn na hé mắt ra
Tìm ông ông vắng tìm bà thấy đâu?
Bâng khuâng trái chín cành đầu
Hái về cháu thắp hương cầu khấn ông".

Lần nữa, cảm ơn tác giả!
Chúc luôn mạnh khoẻ để làm nhiều thơ hay!

  Hông Đưc - hongduc746@gmail.com - 0936818300 - xuan mai chương mỹ hà nội  (Ngày 11/03/2013 5:14:47)

Gửi tác giả Lê đưc Nhận, chúc mừng anh đã có chùm thơ dự thi được đăng tải.Thơ anh cũng hay, song có bài thứ 4 "Hỡi người xa lạ" sao giống bàithơ "Người đàn bà xa lạ trên biển Cát Cò" đăng trên Báo Người cao tuổi số cuối tuân ngày 07 /7 2012 của tôi đến thế! Tôi xin Gửi anh và độc giả bài thơ ấy của tôi để cùng so sánh và nhận xét. Riêng Anh tôi muốn xin ý kiến phản hồi. xin cảm ơn!

NGƯỜI ĐÀN BÀ XA LẠ
TRÊN BÃI BIỂN CÁT CÒ

Gặp em trên bến Cát Cò
Bình minh nắng sớm trải bờ biển xanh
Biển trời lồng lộng như tranh
Tiên sa nghiêng nước nghiêng thành là em.
Trời trồng! anh đứng ngắm xem,
Quyên mình đang tắm đua chen giữa người…

Ừ không trẻ nữa đôi mươi
Mà sao thon thả mặt ngời kiêu sa,
Hình dong đằm thắm nuột nà,
Hồng vương đôi má,mượt mà tóc mây,
Cong cong, tròn trịa, đầy đầy,
Dưới làn áo tắm – nước mây rỗi hờn…

Miên man bờ cát sóng vờn
Ngẩn ngơ anh đứng, chập chờn như mơ:
Em là câu hát hay thơ,
Hay là ngọc quý lộ bờ biển xanh!
Nói ra chẳng thẹn lòng anh
Hỡi người xa lạ trong tranh Cát Cò !

< Cát Cò – Trà Cổ Tháng 7 -2009.>
Bài đăng trên Báo Người cao tuổi ngày 07/7/2012 chuyên mục tác giả-chùm thơ
 

Các bài khác: