Chủ nhật, 22/12/2024,

Dấu thu vẫn còn vương vấn, dòng sông vẫn đầy vơi nỗi niềm của người quê gặp lại nhau, rồi ai về ai ở, người lên thành phố thấy phố xá đông người, quay về làng, gỡ rối tơ lòng, buồn xa mẹ trong buổi đầu đông se lạnh gió mùa. Lẻ loi Quan họ, lệch nghiêng tứ tuyệt, nhạt nhoà sắc hương vẫn trọn một tình yêu
Vẫn biết rằng tình yêu có quy luật riêng, nhưng đọc lên ta vẫn cảm thấy tràn đầy nuối tiếc. Riêng tôi, khi đọc xong bài thơ có cảm giác như người đi trong mộng, vu vơ, vô định, nhưng đam mê và hạnh phúc; trong đầu luôn vang lên câu hỏi: Giá như? Giá như? và Giá như?..
Quê anh ngày tám, tháng ba,/ Quay vào làm rọ, quay ra đan lờ./ Nhờ trời mưa nắng thuận hòa,/ Lờ rọ bán được, cảnh nhà thêm vui.
Theo thống kê của nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian thì có đến trên 90% ca dao, dân ca là thể thơ lục bát.
Lục bát vần trắc không phải là điều gì mới lạ vì rải rác ta đã thấy xuất hiện trong ca dao tục ngữ rất sớm, ngày cả những câu thành ngữ đã thấy xuất hiện những thanh trắc nằm ở vị trí cuối câu hay những vi trí được coi là thích hợp cho ăn vần với vế sau cùng câu
Câu nói có vẻ hơi "ác khẩu" một chút, nhưng đó chỉ là một sự đùa vui vô hại. Hai vợ chồng còng khi nằm quay mặt vào nhau (để nói chuyện tâm tình với nhau, chẳng hạn) thì rõ ràng hai người đã tạo thành một vòng cung, một vòng tròn khá tròn.
Đăm đắm thủy chung  (23/11/2009)
Mùa đông miền trung lằm mưa nhiều bão, có thể nhiều mất mát xảy ra. Trong mất mát đó, anh không viết chết con gì khác mà lại “chết cò”, đồng thời trong buổi chiều đông đầy gió lạnh, anh không miêu tả mẹ mình đang “đứng co ro” ở nơi nào khác mà lại “ra sông đứng co ro”. Phải chăng “thân cò”, “bờ sông” là hai hình tượng gắn liền với đứng tính chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam mà nhất là người mẹ hền nông thôn?
Nói đến nhà quê, ai cũng nghĩ đó là nơi thanh bình, yên ả. Nơi có rặng tre xanh mát, những cánh đồng “cò bay thẳng cánh”. Vậy mà, quá trình “đô thị hoá” đã khiến “tre làng” ngày càng thưa thớt, ruộng đồng “co lại” nhường chỗ cho nhà cửa mọc lên san sát… dẫn đến việc người nhà quê không còn được thong thả trẻ tăm mà phải đi mua tăm tre bán sẵn.
Mịt mờ dòng Cẩm thấy chi, Sông Man trong vắt yêu vì vẻ xanh. Lướt bay Chân Phật qua nhanh, Bình xuyên thẳng tới mông mênh đất trời.
Ca dao về thầy trò  (17/11/2009)
Cả làng có một thầy đồ/ Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều/ Thương thầy, trò cũng muốn theo/ Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi!
Tôi dám chắc rằng không chỉ riêng chúng tôi, mà bất cứ người con Nam Định xa quê nào cũng sẽ luôn phải quằn quại trong cái niềm nhung nhớ khôn nguôi ấy. Bởi đơn giản một lẽ rằng những khung cảnh ấy, hình ảnh ấy, hương sắc ấy đã hằn sâu, thấm đẫm vào tâm thức của mỗi một người Nam Định từ thuở lọt lòng mẹ.
Trong thế gian xưa nay, thiếu gì những đôi trai gái yêu nhau tha thiết, nhưng vì một lý do nào đó đã khiến họ phải chia tay và xa nhau. Rồi cũng vì hoàn cảnh, người phải lấy vợ, người đã lấy chồng.
Trước tiên Trước Trang [61 ,62 ,63 ,64 ,65 ,66 ,67, 68 ,69 ,70 ,71 ,72 ] Tiếp  Cuối cùng