Chủ nhật, 22/12/2024,


Đăm đắm thủy chung (23/11/2009) 

Mùa đông với mẹ

 

Mùa đông mưa bão chết cò

Ra sông mẹ đứng co ro làm gì?

Con đò đã bứt dây đi

Nước cuồn cuộn chảy… ngóng gì mẹ ơi!

 

Rung rung gió giật nón cời

Rùng rùng hơi bấc áo tơi vày vò

Mẹ ơi, mưa bão chết cò

Mà sao không chết… những hò hẹn xưa?!

 

Nguyễn Ngọc Hưng

 

 

 

  

Nói đến Nguyễn Ngoc Hưng chắc lẽ rát nhiều bạn đoc biết đến anh. Vốn là một thầy giáo nhưng không được bước chân lên bục giảng vì bạo bệnh. Gần ba mươi năm qua, anh vẫn nằm chống chọi với bệnh tật, với bao nỗi niềm và khát vọng tuôn trào qua nhiều tập thơ đi sâu vào lòng người. Tôi vừa có trong tay tập thơ “Từ khi có phượng” do nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2005, anh vừa tặng tôi. Trong tập thơ này có nhiều bài viết về mẹ thật cảm động. Trong đó không thể không nhắc đến bài “Mùa đông với mẹ”.

            Bài thơ được viết theo thể lục bát tám câu mà đủ để khắc họa hình ảnh người mẹ quê đang đứng co ro nơi bến sông vắng trong buổi chiều quê đầy mưa gió, nhìn theo dòng nước cuồn cuộn chảy mà dâng nên bao nỗi niềm sâu kín và chịu đựng bao nỗi dày vòbởi tấm lòng thủy chung.

            Bằng hai câu thơ đầu tiên với dấu chấm hỏi(?) tưởng chừng anh trách yêu mẹ mình, nhưng không, đấy là lời cảm thông, san sẻ vì anh, không ngoài ai khác, hiểu rất kỹ về nỗi lòng của mẹ mình. Câu thơ như lời thủ thỉ tâm tình dầy thương cảm của người con đối với mẹ:

 

“Mùa đông mưa bão chết cò

Ra sông mẹ đứng co ro làm gì?”

 

Mùa đông miền trung lằm mưa nhiều bão, có thể nhiều mất mát xảy ra. Trong mất mát đó, anh không viết  chết con gì khác mà lại “chết cò”, đồng thời trong buổi chiều đông đầy gió lạnh, anh không miêu tả mẹ mình đang “đứng co ro” ở nơi nào khác mà lại “ra sông đứng co ro”. Phải chăng “thân cò”, “bờ sông” là hai hình tượng gắn liền với đứng tính chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam mà nhất là người mẹ hền nông thôn? “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao).

            Chỉ ở tâm thế “đứng co ro” nơi bến sông vắng trong buổi chiều đông cũng đã phần nào làm người đọc biết đến nỗi u uẩn của mẹ. Nếu như câu thơ chỉ dừng lại ở đây thì làm cho con người đọc không hiểu được lý do vì sao mẹ có nỗi lòng u uẩn ấy. Không cầm lòng được. Để chia sẻ với mẹ mình và cũng là lời hóa giải vì sao “Ra sông mẹ đứng co ro”, anh thốt lên:

 

“Con đò đã bứt dây đi

Nước cuồn cuộn chảy ngóng gì mẹ ơi!”

 

Trong sự thể hiện biểu tượng về hạnh phúc lứa đôi, thi ca và hội họa thường đề cập đến hình ảnh con đò neo đậu nơi bến bãi bình yên. Người mẹ trong bài này tin rằng cũng có một thời sống trong hình ảnh êm đẹp ấy. Nhưng ngờ đâu sự thật phũ phàng lại đến mẹ:

 

“Con đò đã bứt dây đi”

 

Nếu như con cò đã sổ dây đi, hay lỏng dây đi sẽ làm cho người đọc có cách lý giải này. Lý do khác. Đằng này “Con đò đã bứt dây đi”. Sự hiển hiện giữa hai chủ đề: Một chủ động, một bị động mà chủ động thuộc về “Người ấy đi như chốn chạy nợ nần”(Vương Trọng) và kết cục bao nỗi niềm cứ âm ỉ trong lòng mẹ. Để rồi:

 

“Nước cuồn cuộn chảy… ngóng gì mẹ ơi!”

 

            Câu thơ vừa buồn vô vọng, vừa lưu luyến ngậm ngùi. Tất cả đã hết rồi. Bởi “Nước cuồn cuộn chảy” chứ đâu là lặng lờ trôi. Dòng nước kia đã cuốn con đò tình vào cõi biệt tăm, cuốn bao hò hẹn xưa về miền vô vọng. Biết vậy nhưng mệ vẫn đăm đắm “ngóng” theo mà tác giả- người con yêu quý của mẹ đã cảm thông thốt lên “ngóng gì mẹ ơi!”. Từ “ngóng” mang âm hưởng từ địa phương đất Quảng thật cảm động. Nếu như “trông gì mẹ ơi!” thì mức độ lưu luyến, ngậm ngùi quá! Đây chính là hệ quả của tấm lòng cao thượng, thủy chung của người mẹ nghèo nơi thôn dã và cuối cùng để riêng mẹ phải âm thầm chịu đựng bao nỗi dày vò khôn xiết”:

 

“Rung rung gió giật nón cời

Rùng rùng hơi bấc áo tay vày vò”

 

Nói đến “áo tơi”, “nón cời” người ta nghĩ ngay đến tầng lớp nông dân nghèo khó. Mẹ không ngoài tầng lớp đó, câu thơ không chút gì than vãn về phận nghèo của mẹ bởi lẽ nỗi nghèo khổ mẹ đã cam chịu mà thể hiện một nỗi niềm đầy trắc ẩn. Hiu hắt với mức độ cao dần. Có lẽ từ khi “Con đò đã bứt dây đi” đã để lại cho riêng mẹ phải gánh chịu bao lời bàn qua, tán lại và cũng không ít lời đàm tiếu của những người xung quanh:

 

“Rung rung gió giật nón cời!”

 

Dù chỉ ở tấng suất thấp “rung rung” song nó đã giao thoa với “hới bấc” lạnh lẽo vốn tồn tại trong lòng mẹ từ khi “Con đò đã bứt dây đi” mà có ai thấu hiểu được đâu! Để rồi cộng hưởng làm tê buốt con tim mẹ đến mức “rùng rùng”. Hai câu thơ làm ta cảm động đến nao lòng về nỗi uẩn khúc của riêng mẹ. Phải chăng đấy là tiếng than củ một cõi người: “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu đời đắng cay” (Ca dao).

Kết cục, với tấm lòng cao quý của mẹ. Tự sâu thẳm của đáy lòng tác giả không nén được cảm xúc của mình mà lần nữa anh gọi “mẹ ơi!” và lần nữa anh nhắc lại “mưa bão chết cò”. Phải chăng anh gửi đến người đọc sự cảm thông sâu xa răng thiên chức làm vợ của mẹ anh đã không còn nữa, nhưng bao hò hẹn ngày xưa không sao nguôi ngoai được trong lòng mẹ. Đấy là điều bao làn bài viết  này nhắc đến - tấm lòng thủy chung của mẹ:

 

“Mẹ ơi, mưa bão chết còn

Mà sao không chết… những hò hẹn xưa ?!”

 

“Mùa đông với mẹ” là bài thơ mà ở đó tác giả đã ngở gắm tất cả miền cảm thông, thương yêu và kính trọng với người mẹ của mình. Đọc cả bài thơ ta có cảm giác thật buồn, nhưng cứ mãi vương vấn trong lòng bởi điều đáng trân trọng nhất là anh đã nói nên một tấm lòng không gì đổi lấy đó là lòng thủy chung - một đức quý giá vô ngần của người mẹ Việt Nam nói chung và mẹ riêng anh.

 

Bùi Huyền Tương

(Rút từ tập thơ “Những khúc ca trên cỏ”)

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: