Thứ sáu, 27/12/2024,


Xa xưa dân ta đã khéo mượn "Miếng trầu làm đầu câu chuyện" khi tiếp xúc xã giao. Nông phẩm chỉ là cây nhà lá vườn giản dị nhưng sắc biếc hương nồng đã xúc tác cho quan hệ giao tiếp thêm cởi mở, chân tình. Trầu cau được chọn lựa làm lễ vật dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu quả là ý nhị mang phong vị nho giáo của Tiền nhân.

Tôi chỉ muốn đưa ra một vài ý tưởng riêng, nhiều khi liều lĩnh, của một người mê âm nhạc và hay chú ý về âm điệu, để gợi hứng cho những người hiểu biết hơn về văn chương và dân ca Việt Nam có dịp bàn luận thêm, vì dường như chưa có ai bàn nhiều về khía cạnh âm điệu này.

Màu tím xa xôi  (13/06/2011)

Màu tím bằng lăng đã đi vào bao nhiêu ca khúc, bao nhiêu vần thơ, và bao nhiêu nỗi niềm của con người đã gửi gắm trong cái sắc tím biêng biếc ấy? Cứ mùa hạ đến, có ai lại không nao lòng vì màu tím bằng lăng?

Người phụ nữ chải tóc bao giờ cũng đẹp một dáng lưng ong nghiêng nghiêng mềm mại, hai bàn tay vuốt ve mềm như múa, một suối tóc chảy tràn… Khi ấy, nét mặt của người phụ nữ dịu dàng lắm, thơ thới lắm.

Vào khoảng đầu những năm 40 của thế kỷ trước, những năm cuối cùng của triều đình phong kiến ở nước ta, đại đa số nhân dân khi đó rất cực khổ, đói khát dưới ách thống trị của thực dân Pháp (Phú-lang-sa) và sự áp bức, hà khắc của chế độ phong kiến ấu trĩ, lạc hậu.

Tình cờ tôi đọc lại bài thơ lục bát của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đăng trên một tờ báo lớn ở Hà Nội cách đây đã gần 10 năm, do Lương Đằng Nga ghi lại. Trong cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió" mà đã trải qua nhiều thăng trầm sóng gió. Nhưng biết vận dụng chữ "Nhẫn", ông vẫn sáng ngời tấm gương là một vị tướng tài, đã được 10 nước Châu Phi tặng phong danh hiệu Anh hùng và được người Anh bình chọn ông là một trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới qua nhiều thế kỷ.

Nhà thơ Triệu Nguyễn (tên thật: Nguyễn Triệu) quê gốc Hải Dương, nhiều năm sống và làm việc ở Quảng Ninh, hiện đang sống và viết tại Hà Nội. Vùng đất bên dòng Tô Lịch, nơi ông tá túc hiện nay, đã nên phố nên phường từ rất lâu rồi.

Chỉ vẻn vẹn sáu cặp thơ lục bát nhưng bài thơ “Tình ru” của nữ tác giả Lâm Thị Thanh Trúc đưa người đọc về với tình yêu đậm bản sắc dân tộc. Trước hết là giọng điệu thơ ngọt ngào âu yếm, vỗ về. Chủ thể trữ tình  là “em” đang thủ thỉ, pha giọng dỗ dành  đưa “Anh” vào giấc ngủ:

Hồn ếch ta đã về đây
Phải nằm khô hạn ta nay cơ hàn
Ở bờ những hốc cùng hang
Chăn chiếu chẳng có trăm đàng xót xa…

Không cự tuyệt cái hiện thực có chiếc roi tre sẽ được dùng để răn dạy mình, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tiến bày tỏ cảm xúc về thực tại đời sống bằng nghệ thuật thơ ca. Phạm vi đời sống và không gian nghệ thuật của bài thơ vì vậy mà nén lại, gợi ý muốn tìm hiểu cái riêng của nhà thơ trong giới hạn này.
Cuối thu trồng cải trồng cần/ Ăn đong sáu tháng, cuối xuân thì tàn/ Bấy giờ rau muống đã lan/ Lại ăn cho đến thu tàn thì thôi
Thể lục bát cũng chiếm số lượng khá lớn trong nền văn học viết dân tộc, đặc biệt nó đã đem lại những thành công rực rỡ cho các nhà thơ danh tiếng như Nguyễn Du, Tản Đà, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Bính và gần đây là Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn,...
Trước tiên Trước Trang [25 ,26 ,27 ,28 ,29 ,30 ,31 ,32 ,33, 34 ,35 ,36 ] Tiếp  Cuối cùng