Thứ bảy, 20/04/2024,


Một vài cảm nhận bài thơ "Nhẫn" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (07/06/2011) 
              
                             
 
Tình cờ tôi đọc được bài thơ lục bát của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đăng trên một tờ báo ở Hà Nội cách đây đã gần 10 năm, do tác giả Lương Đằng Nga ghi lại, có đoạn:
 
"Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa...”
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm hoi còn lại đến bây giờ. Ông là một trong những vị tướng tài giỏi của nước ta từ trước đến nay. Ánh hào quang binh nghiệp của ông được lãnh tụ Hồ Chí Minh tin yêu rất mực, các thế hệ tướng lĩnh, sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và nhân dân cả nước ta ngưỡng mộ, tin cậy, trung thành với chỉ huy tối cao. Từ gậy tầm vông, giáo mác, mã tấu đến đội quân binh hùng tướng mạnh của thế kỷ 21, quân đội ta tiếp tục là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân làm nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Xuất thân từ một nhà giáo bình dị của Hà Nội, đi theo ngọn cờ cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thày giáo Võ Nguyên Giáp trở thành vị chỉ huy xuất sắc từ ngày đầu thành lập quân đội, được Bác Hồ giao cho nhiệm vụ thành lập trung đội Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Từ đó ông là vị tướng tài giỏi suốt hơn 30 năm kháng chiến oanh liệt chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, được đánh dấu bằng các chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần, Điện Biên Phủ (được thế giới ví như các trận Oa-tec-lô, hay Thượng Cam Lĩnh), đến chiến dịch Hồ Chí Minh cuối tháng Tư năm 1975 hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc đời binh nghiệp của ông đã trải qua nhiều thăng trầm sóng gió. Nhưng biết vận dụng chữ "Nhẫn", Võ Nguyên Giáp vẫn sáng ngời tấm gương là một vị tướng tài. Ông đã được 10 nước Châu Phi tặng phong danh hiệu Anh hùng và được người Anh  bình chọn là một trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới qua nhiều thế kỷ.
 
"Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
 
Và:
 
"Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
 
Rồi Đại tướng kết luận:
 
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN xem ra cũng gần.
 
Nhân dịp trạng mạng "Lucbat.com" có phiên bản mới, tôi sưu tầm và giới thiệu bài thơ "Nhẫn" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mong đóng góp một tinh hoa thơ của một vị tướng để chúng ta thưởng thức và tham khảo. Sau đây, tôi xin chép nguyên văn bài thơ "Nhẫn" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Lương Đằng Nga ghi lại. Nếu có từ nào dị bản, xin được góp ý điều chỉnh cho đúng nguyên tác. Xin chân thành cảm ơn.
 
NHẪN
 
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần.
 
------------------------
 
Nguyễn Thanh Hà
Cựu Phóng viên TTXVN - Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên
ĐT: 01668383020 - Email: nguyenthanhhahy@gmail.com
 
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  nguyễn thành tâm - thanhtam_py2005@yahoo.com - 0987588657 - 21 lê thành phương tuy hoa phu yên  (Ngày 16/03/2015 9:22:59)

chào bác!cháu học lớp 4 . cháu hay nghe bố mẹ dạy phải nhẫn và có tâm . khi cháu đọc bài thơ này cháu muốn hiểu từng câu một xin bác giúp cháu . cám ơn bác thật nhiều

  Thiềng Đức - thiengducquyduc@yahoo.com.vn - 0973 012150 - 2.3 C/c 354/15A Lý Thường Kiệt, P14-Q10  (Ngày 26/10/2013 4:51:12)

-Một bài thơ lục bát để hội nhập với w.lucbat.vn...

-Làm thơ

1/-Kính gửi đa số…

Làm thơ là để suy tư
Làm thơ là để lần dò lối ra
Làm thơ để tránh gian tà
Làm thơ để giúp rõ ta với người

Làm thơ để được tươi vui
Làm thơ mới thấy rạng ngời chữ TÂM
Thơ làm người được nâng tầm
Thơ làm mặc khách, tao nhân thắm tình…

Thơ là văn hóa long lanh
Thơ là hạt ngọc lung linh trên đời

2/-Gửi thiểu số

Làm thơ “xuất khẩu” để cười
Thơ không mua bán kiếm lời*… nhé anh…

Thơ, người… như bóng với hình
Ngôn từ khiêm tốn… tỏ mình khuyết danh
Ba hoa, xích tốc… hợm mình**
“Nhà thơ” như thế, kẻ khinh người cười… (Sorry…)

-24/4/2013
* có nhiều tay kinh doanh thơ bạn ở môt số
CLB Thơ Quận Huyện, ** cũng có nhiều tay khoe khoang kiểu này.

  Thiềng Đức - thiengducquyduc@yahoo.com.vn - 0973 012150 - 2.3 C/c 354/15A Lý Thường Kiệt, P14-Q10  (Ngày 23/10/2013 17:22:17)

-Mọi người nên học Bài thơ chữ NHẪN của Đại tướng.
Đó là một thông điệp tuyệt vời cho hậu thế...

-Bàn về chữ NHẪN /1

NHẪN là vui nhịn dễ khơi lòng
‘NHẪN khí thôn thanh’ khỏi mất lòng
NHẪN nhục tương tri luôn hả dạ
NHẪN tâm trí trá khó yên lòng
NHẦN bền quyết chí từ cùng nghĩa
NHẪN nại kiên gan kẻ một lòng
NHẪN cố dằn tay không đánh trả
NHẪN còn lưu dấu chuyện đồng lòng …
------------------
Xin cám ơn...

  Thiềng Đức - thiengducquyduc@yahoo.com.vn - 0973 012150 - 2.3 C/c 354/15A Lý Thường Kiệt, P14-Q10  (Ngày 22/10/2013 9:21:50)

-Bài thơ chữ Nhẫn của Đại tướng thì tuyệt vời rồi... Chắc không ai viết hay hơn.
Viết bằng thể thơ Đường luật thì các cụ cao niên viết khá nhiều.
Xin giới thiệu một bài xướng họa...

-Bàn về chữ NHẪN/ 2
(Họa y đề thơ cụ Xuyên Châu)

NHẪN là chịu nhịn… hưởng tình yêu
NHẪN nhục hiểu nhau lợi đủ điều
NHẪN nại nguyên nhân nghề nhất xứ
NHẪN tâm quả báo khổ trăm chiều
NHẪN ghi sử sách mưu tồn tại NHẪN tránh kẻ thù quyết triệt tiêu
NHẪN khắp gia đình tươi tổ ấm
NHẪN luôn kết thúc chuyện vui nhiều…

  lã hữu hòa - hoala_86@yahoo.com - 0994943883 - phòng 302 a1 tập thể vĩnh hồ  (Ngày 19/10/2013 1:56:42)

_Từ ngày cháu và tất cả mọi người phải XA Bác... thì với bản thân cháu Bài Nhẫn của Bác đã để lại trong cháu vô vàn ý nghĩa... mỗi 1 lần đọc cháu lại tìm thấy thêm cho bản thân mình qua từng câu từng chữ sự...và âm điệu của bài thơ vang lên trong cháu là sự thanh thản, yên bình! Đó là điều cốt lõi là kết quả mà cháu đã giác ngộ qua bài Nhẫn của Bác...
_ Thơ của Bác được hiểu theo từng khổ... đươc bác miêu tả qua từng giai đoạn, Từng bước... Học nhẫn là để Chế ngự và làm chủ được cảm xúc trong mình:
"Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa"
_Để chúng ta cân chỉnh được chính xác Cái Tâm trong ta:
"Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường"
_Khi đó ta mới là người giữ được thế chủ động khi đối diện với vòng xoáy của cuộc đời
"Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng"
_sức người là vô hạn. và xã hội thì thanh loại con người bằng cách triệt tiêu đi sức khỏe đó...
"Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan"
_Đứng được vững trong nơi sóng gió ta sẽ có được những người cùng chí hướng
"Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi nhẫn để kính người trọng ta"
_ vậy là cứ 4câu 1...bác cho ta thấy từng bước đi vững chắc .
Nhưng:
"Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần."
_Cái hay Thơ của Bác là sự ẩn hiện? phải chẳ cái ẩn là cái bác buông lõng ở 2 câu cuối mà không phải là 4 câu? bác để lại trong suy nghĩ mỗi người.
"Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần,
Và cần chữ Chí: reo vần!
Để đời Chữ ĐỨC muôn phần Vang Vang"
Kính Bác!

  Đặng Thanh Xuân - Quangcaothanhxuan@gmail.com - 0983879272 - Khối 2 - TT Phố Châu  (Ngày 15/10/2013 14:24:39)

Bài thơ trên quá hay, sát với thực tế, sát với lẽ thường. Bài thơ trên có câu "Có khi nhẫn tỉnh giải ngu"; Nhưng tôi nghĩ có lẽ là
"Có khi nhẫn tỉnh giả ngu"
Hoặc câu"Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường" thì có lẽ ý tác giả là:
"Hơn hơn thiệt thiệt dưỡng tu ai tường"
Hoặc câu
"Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng"
thì có lẽ ý tác giả là:
"Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn dại dại nào ai trách tường"

  Lê Việt Hưng - huviet06@yahoo.com.vn - 0969. 509. 335 - Đống Đa - Hà Nội  (Ngày 11/10/2013 15:33:19)

Chuyện rất ít người được biết
về bốn câu thơ đề tựa chữ “Nhẫn” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Câu chuyện này tôi đã được cố Nhà Thư pháp Lê Xuân Hòa kể cho nghe (vào ngày 03/10/2003 tại nhà ông) về bốn câu thơ của Đại tướng võ Nguyên Giáp tự tay đề dưới chữ Nhẫn, khi Đại tướng được ông Hòa viết biếu trong dịp Tết năm 1983.

Năm 2003, tôi cùng anh bạn vong niên đến thăm và xin chữ cố Nhà Thư pháp gia Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa (1914 - 2008). Trong căn phòng nhỏ treo, bày, để đầy những bức thư pháp của ông. Tôi xin ông chữ NHẪN và chữ PHÚC với ý định: Chữ Nhẫn tôi để trên bàn làm việc ở cơ quan, còn chữ Phúc thì treo ở nhà riêng. Vì tôi thích tìm hiểu và học thêm chữ Hán - Việt, nên khi được hỏi thư pháp, về chữ tượng hình và ý nghĩa của mỗi chữ phù hợp với từng người…, ông Hòa rất vui và nhiệt tình trò chuyện và giải thích cặn kẽ cho chúng tôi hiểu…
Khi biết tôi thích chữ Nhẫn, ông bỗng hạ giọng và kể: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng rất thích chữ (Nhẫn) này. Ông Cụ hiện đang nằm viện vì sức khỏe yếu (Mặc dù chỉ kém Đại tướng ba tuổi, nhưng ông Hòa hay gọi Đại tướng như vậy), chứ những năm trước còn khỏe, Tết năm nào chúng tôi cũng đến thăm nhau để đàm đạo về chữ nghĩa và chuyện thế sự. Ông tiếp - “Tôi nhớ vào dịp Tết Quý Hợi năm 1983, Ông Cụ đến nhà tôi chơi và đề nghị tôi “cho” chữ Nhẫn, tôi hiểu ngay ý của Ông Cụ nhưng vừa chuẩn bị bút nghiên, giấy mực vừa hỏi đùa lại: “Đại tướng lừng danh thế giới mà Tết này lại chọn chữ Nhẫn à?”, Đại tướng không trả lời tôi mà chỉ nở một nụ cười hiền hậu.
“Tôi chọn giấy Ngọc Bản Tuyên viết chữ NHẪN kính biếu Ông Cụ. Trong đời mình, tôi đã từng viết nhiều chữ để biếu các vị Lãnh tụ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ… mỗi dịp Tết đến; nhưng tôi chưa bao giờ có một tâm trạng tốt như vậy khi viết chữ Nhẫn biếu ông Cụ: Vừa hưng phấn, vừa sâu lắng, vừa trân trọng như hôm đó. Chúng tôi ngồi nói chuyện khá lâu, đợi mực khô, tôi lồng chữ vào khung đưa cho người lái xe cầm và tiễn Ông Cụ ra về.
Ba ngày sau, tôi nhận được điện của Ông Cụ nhắn đến nhà chơi có việc. Tôi vội vã đến nhà ngay, vừa thấy tôi, Ông Cụ đã đi ra tận cửa đón tôi và nói: “Tôi có cái này biếu lại ông đây!”, rồi đưa cho tôi bản chụp chữ Nhẫn tôi biếu Ông Cụ hôm trước (đã được lồng trong khung kính); có điều ở dưới chữ Nhẫn, Ông Cụ trực tiếp đề bốn câu thơ:
“Có khi Nhẫn để yêu thương;
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan;
Có khi Nhẫn để vẹn toàn;
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau”.
Tôi cầm, xem mà lòng xúc động vô cùng… Ngồi xuống ghế đối diện với Đại tướng, vẫn ôm chữ Nhẫn trong lòng, tôi chỉ biết thốt lên một câu: “Thật đúng là Đại tướng!”.
Ông Hòa mở tủ lấy cho chúng tôi xem bản phô tô cóp py chữ Nhẫn và bốn câu thơ do Đại tướng trực tiếp đề tựa được lồng trong khung kính. Ông tiếp: Chuyện này có rất ít người biết vì Ông Cụ và tôi đều không nói với ai cả. Nay có anh thích chữ Nhẫn, còn tôi từ hôm biết Ông Cụ vào viện, tôi vẫn chưa vào thăm Ông Cụ được… nên nhớ mà kể lại chuyện này. Được biết sau này, có một số cuốn lịch treo, lịch để bàn… của các nhà xuất bản có in chữ Nhẫn và bốn câu thơ trên của Ông Cụ; nhưng họ không hề biết được tác giả là ai. Một số người còn nhầm lẫn bốn câu này với 10 Điều dạy của Phật về Nhẫn… Tôi biết nhưng cứ kệ! Mà nếu mọi người xem, đọc, thích và học theo bốn lời đó, lại tưởng đó là lời răn dạy của Đức Phật thì cũng tốt!”
Hôm qua, ngày 04/10/2013 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi. Tôi nhìn chữ Nhẫn trước mặt mà tưởng nhớ Đại tướng và câu chuyện về chữ NHẪN đã kể trên. Tôi mạn phép Cố Nhà Thư Pháp Lê Xuân Hòa kể lại câu chuyện này. Mong rằng ở nơi chín suối, ông và Đại tướng lại gặp nhau để tiếp tục tình bạn xưa, để lại cùng nhau đàm đạo về chữ nghĩa và thế sự…
Gần đây, trên một số báo chí, trang tin điện tử có đăng thông tin về bài thơ của Đại tướng và chữ Nhẫn với nhiều dị bản không đúng sự thật với bản gốc. Bốn câu thơ trên là của ai tôi không rõ, nhưng đó là bốn câu do chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết tựa chữ Nhẫn - Đó là một điều chắc chắn và chính xác.
Hà Nội , ngày 05/10/2013
Việt Hưng

  Lê Việt Hưng - huviet06@yahoo.com.vn - 0969. 509. 335 - Đống Đa - Hà Nội  (Ngày 10/10/2013 16:21:02)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thiên tài, với gốc VĂN - nhân văn- mà lại làm VÕ, một trong những yếu tố làm nên sự huyền thoại của ông chính là sự NHẪN (Đó phải chăng cũng là mong muốn với con mắt nhìn sáng suốt của Bác Hồ khi đặt bí danh cho Đại tướng là Văn). Trong suốt cả cuộc đời cống hiến vì nước, vì dân; chính sự Nhẫn trong Đại tướng đã cho Ông đề ra những chiến lược đúng đắn như “Trường kỳ kháng chiến”, rồi chiến thuật: Chiến tranh du kích “Lấy ít đánh nhiều, tiêu hao sinh lực địch…” vô cùng thông minh và vĩ đại khi cầm quân đánh bại cả hai kẻ thù lớn trên thế giới là Pháp và Mỹ. Trong cuộc đời dân sự và sống đời thường, Đại tướng cũng luôn thể hiện là một con người luôn biết Nhẫn khi thì “để yêu thương”; khi thì “để tìm đường lo toan” cho “vẹn toàn” sau trước… và cao cả hơn, nhân văn hơn là “để tránh tàn sát nhau”
Từ cốt cách, phong độ với một tầm vóc vĩ đại của một người như Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Một người đã từng làm báo nữa - thì theo tôi không thể có chuyện Ông làm bài thơ mà trong đó lại nêu lên quan điểm của mình về Nhẫn để “tiến thân”, để “giải ngu”, để tăng tài”, để “tăng uy” và để “an toàn”… Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp của lòng dân tôi khẳng định không bao giờ như thế cả! Không phải ngẫu nhiên mà Báo L’Humanite’ (Nhân đạo) trong giới truyền thông Pháp đã ca ngợi Đại tướng là “Một ngọn núi lửa phủ tuyết”; là “Huyền thoại sống” của Việt Nam.

  Trương thị Mỹ Châu - mychauttknnldn@gmail.com - 0982118505 - Kiến Giang -Lệ Thuỷ -Quảng Bình  (Ngày 08/10/2013 18:19:47)

Tôi khẳng định bài Thơ trên không phải là bài thơ của đại tướng Võ Nguyên Giáp. bài Thơ của Đại tướng chỉ có 4 câu. Tôi đã được đọc trên báo Quảng Bình đã lâu (năm2002 hoặc 2003).nội dung như sau:
Có khi nhẫn nại để yêu thương
Có khi nhẫn nại để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn nại để vẹn toàn
có khi nhẫn nại để tránh tàn sát nhau..
Tôi đã nhìn thấy bài Thơ này trên tranh thư pháp của một vài nhà treo trên tường. .
tôi gửi bài viết chi tiết này để đọc giả biết.

  Lê Việt Hưng - huviet06@yahoo.com.vn - 0969. 509. 335 - Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội  (Ngày 06/10/2013 21:56:25)

Tôi khẳng định: Bài thơ trên không phải là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp! Bài thơ của Đại tướng chỉ có 04 (bốn câu) được ông trực tiếp đề tựa dưới chữ NHẪN do Cố Nhà Thư pháp Lê Xuân Hòa viết tặng ông dịp Tết năm Quý Hợi 1983. Năm 2003, tôi đến nhà ông Lê Xuân Hòa đã được ông cho xem bản gốc này và trực tiếp kể chuyện về chữ Nhẫn cho nghe. Ông Hòa và Đại tướng rất thân với nhau, thường hay đàm đạo về chuyện chữ nghĩa và thế sự. Bài thơ đó như sau:
“Có khi Nhẫn để yêu thương;
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan;
Có khi Nhẫn để vẹn toàn;
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau”.
Tôi gửi bài viết chi tiết về câu chuyện này để các độc giả biết rõ.

  Vũ Anh Vinh - vuanhvinh.2212@gmail.com - 0905128764 - 27 Đoàn Thị Điểm Quận Hải Châu Đà Nẵng  (Ngày 01/08/2013 11:58:10)

Có khi nhẫn được bao điều
Có khi nhẫn để quá nhiều tổn thương
Chữ TÂM chữ NHẪN vô thường,
Nghĩa lớn,nghĩa nhỏ mãi vương trong đời.
01.8.2013
Vũ Anh Vinh

  Nguyễn Thái Bình (Xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Tây) - duyhao@gmail.com - Không có - Hà Tây  (Ngày 08/06/2011 20:32:26)

Tác giả đích thực của bài thơ “Nhẫn” là ai?

Từ lâu, tôi đã có ý định giới thiệu bài thơ “Nhẫn” của cụ cử nhân Hán học – giáo sư Tử An Trần Lê Nhân (một trong hai tác giả của cuốn sách “Cổ học tinh hoa”). Vừa rồi, đọc bài “Hội chứng mượn mồm người nổi tiếng” của tác giả Phạm Khải (Văn nghệ Công an số tháng 1 năm 2005), thấy tác giả Phạm Khải nêu hiện tượng ai đó đã gán ghép một bài thơ có đôi câu na ná bài thơ này (trong đó có những câu mang nội dung không lành mạnh) cho một vị tướng đáng kính của quân đội ta, tôi đã bị thôi thúc đến mứ Trước hết, xin nói rõ, bài thơ “Nhẫn”, nguyên tác của nó chỉ gồm có bốn câu như sau:

Có khi nhẫn để yêu thương

Có khi nhẫn để liệu đường lo toan

Có khi nhẫn để vẹn toàn

Có khi nhẫn để khỏi tàn hại nhau!

Giáo sư Trần Lê Nhân (người làng gốm sứ Bát Tràng - Hà Nội), nguyên là đốc học tỉnh Hưng Yên, vốn là bạn học thân thiết với bố tôi rồi hai ông trở thành thông gia. Từ năm 1947 đến năm 1950, cả đại gia đình giáo sư tản cư về sống ở vùng quê tôi (Mỹ Đức, Hà Đông cũ) và ở ngay nhà tôi. Mấy năm ấy, hằng ngày tất cả hai bên con cháu của hai nhà đều được giáo sư dạy học (cả chữ nho và chữ quốc ngữ). Bài thơ “Nhẫn” đã được giáo sư đem ra truyền thụ và chúng tôi cũng đã “vỡ vạc” hiểu được ý nghĩa của nó - qua sự giảng giải của thầy - ngay từ khi chúng tôi còn thơ bé nên nó đã nhập tâm và in đậm như nguyên cho đến tận bây giờ. Cách đây mấy năm, trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại rằng: Trong dịp đến chúc tết “thầy Võ - anh Văn” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), giáo sư Hà đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này với tất cả niềm kính yêu, chia sẻ… Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ ung dung tự tại, trầm ngâm. Tôi vẫn còn nhớ cảm xúc của tôi lúc ấy khi đọc đến đoạn này, lòng tôi bỗng bồi hồi xao xuyến lạ thường, thành niềm xúc động rưng rưng… Có lẽ vì thế mà ai đó (do đọc lướt qua và nhớ không rành) nên đã ngộ nhận Đại tướng là tác giả của bài thơ này chăng? Để rồi cũng từ cái nhầm lẫn ấy mà “dân gian” mà thêm thắt, mà “nối nhời” làm cho nó sai lệch hẳn đi. Vừa qua, tôi có đến thăm giáo sư Trần Văn Hà, trong khi ngồi chờ ở phòng khách, tôi đã thấy bài thơ này được đúc nổi trên nền sứ màu, trông thật đẹp. Chỉ có điều là không ghi tên tác giả. Khi nghe tôi kể những kỷ niệm đẹp thuở thiếu thời của tôi về bài thơ, giáo sư Hà cũng rất vui và cho biết: Giáo sư đã thấy ở nhiều nơi người ta đã kẻ - vẽ - viết rất trang trọng bài thơ trên vải lụa, trên bảng gỗ và ai nấy cũng cứ đinh ninh đấy là của… Đại tướng. Giáo sư Hà có đính chính tác giả nhưng nhiều người vẫn… phân vân. Rất may là sự “trưng bày” ấy vẫn đúng như nguyên tác, nên dù có sự ngộ nhận về tác giả thì cũng không phải là vấn đề gì lớn. Nhưng đến mức như “Bài thơ 22 câu có tới 16 chữ nhẫn” (mà trên báo đã cho in kèm để phân tích, phê phán) thì đó đích thị là một bài “Nhẫn”… giả mạo, hay đúng hơn là của những kẻ cơ hội muốn “mượn mồm” những người nổi tiếng để tuyên truyền cho lối sống ích kỷ, vụ lợi của mình như tác giả Phạm Khải đã tỉnh táo chỉ ra. Một “bài thơ” đã bị “mở rộng” rất tùy tiện và thất thố như thế; đúng hơn là nó đã bị xuyên tạc đi mà người ta lại dám gán ghép là của một vị Đại tướng đáng kính của quân đội ta thì đó là điều không thể chấp nhận được. Cuối cùng, tôi xin được thưa thêm: Nguyên tác của bài thơ “Nhẫn” đưa ra 4 trường hợp điển hình: "Có khi…" với những trạng thái và cung bậc khác nhau trong đối nhân xử thế, sao cho thích hợp và thỏa đáng xoay quanh cái sự “nhẫn” ở đời. Nếu đọc kỹ, thẩm định và suy ngẫm chúng ta sẽ thấy hết cái thâm thúy, thấu đáo và chuẩn mực mang đậm tính nhân văn mà bài thơ muốn chuyển tải đến người đọc. Nếu được Ban biên tập cho phép, tôi sẽ xin được mạo muội “múa rìu qua mắt thợ” trong một bài viết khác Nguyễn Thái Bình (Xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Tây).

Kính chuyển tác giả Nguyễn Thanh Hà nhờ giải đáp

  Hoàng Bao - hoangbaokhcnbn@gmail.com - 02413 824 413 - Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh  (Ngày 08/06/2011 15:54:25)

Đề nghị bạn Nguyễn Thanh Hà nói rõ tờ báo lớn ở Hà Nội là tờ báo gì, số mấy, năm nào khi đăng bài này. Bác Giáp là người chúng ta kính trọng, nhưng nhiều người muốn đánh bóng tên mình thường mượn tên Bác để viết những điều không chính xác có thể làm giảm uy tín của Người. Hẳn bạn đọc đã từng đọc Bác Giáp viết những bài cảnh báo điều này. Tôi không phải "dân" văn chương nhưng tôi có khá nhiều tư liệu về bài viết liên quan đến chữ "NHẪN". Vì vậy, khi đọc bài này tôi rất nghi ngờ.

  Trần Tá - trantatl@gmail.com - 01684735589 - Hội VHNT Vĩnh Phúc  (Ngày 08/06/2011 15:13:08)

Được đoc lại bài thơ nhẫn của đại tướng Võ Nguyên Giáp do Nguyễn Thanh Hà giới thiệu trên chuyên mục lục bát xưa và nay ngày 7-6-2011 tôi càng kính trọng tài thao lược của đại tướng trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 của dân tộc ta và càng hiểu rõ quyết định của đại tướng chuyển phương thức đánh nhanh thắng nhanh sang phương thức đánh chắc tiến chắc và đã dẫn đến kết cục lịch sử vào chiều 7-5-1954 ở Điện Biên Phủ như mọi người dân Việt Nam đã biết .Và một lần được trực tiếp thăm chỉ huy sở Mường Phăng tôi đã xúc động viết bài thơ BÊN HẦM MƯÒNG PHĂNG sau đây kính tặng đại tướng và kính chúc đại tướng súc khoẻ - đại thọ .

BÊN HẦM MƯỜNG PHĂNG

Mườn Phăng hầm vẫn còn đây
Rừng già còn đó,gió mây đại ngàn
Vọng về nghe tự bên bàn
Tiếng Người xuất trận ,tiếng ngàn quân reo !

Trần Tá

  Nguyễn Hồng Lĩnh - honglinh@yahoo.com.vn - 0982701665 - DĂk lăk  (Ngày 07/06/2011 13:48:26)

Thật tuyệt vời Khi ĐT Võ Nguyên Giáp đã làm bài thơ này. Về con người bài thơ đã là một kiệt tác còn về Bác Giáp đây là một bài thơ theo tôi nghĩa là trong việc dụng binh của một tướng tài mà thế giới đã công nhận của Lịch sử Trung cận đại. Có dịp tôi sẽ bình luận phân tích baÌ THƠ NÀY SAU. xIN CẢM ƠN Lục Bát . Com đã đăng bài thơ này. Xin chúc cho Đại tường VNG sức khỏe và lòng kính trọng . Không những là nhà Quân sự Thiên tài mà còn là một Nhà thơ Trác việt

  BÙI CÔNG LƯƠNG - abuicongluong@gmail.com - 0983051248 - Đống Đa-Hà Nội  (Ngày 07/06/2011 10:16:46)

Tôi có nghe một bài khác,chắc của một tác giả khác,cũng rât hay:
"Có khi Nhẫn để mà thương
Có khi Nhẫn dể tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để luận bàn
Có khi Nhẫn để đỡ tàn hại nhau"
Bài này đã được khắc thư pháp ở Đền Đô-Bắc Ninh

Các bài khác: