Thứ sáu, 27/12/2024,


Tôi may mắn được nhận món quà là hai tập thơ "Quan họ ơi đừng" và "Thì thầm đường quê" từ tác giả Vũ Tuấn Anh. Nhận thấy trong thơ anh có sự đồng điệu nên tôi đã chọn trong số đó một vài bài mà tôi có cảm xúc đặc biệt để viết cảm nhận của mình...

THƠ HAY không lệ thuộc vào thể loại cũ mới, vấn đề là có hồn hay vô hồn, ý mới, tứ lạ và có ĐẸP hay không? và THƠ HAY còn phải là thơ để cho người đời ngâm, đọc một cách thích thú nữa kia. Nói thì dễ, làm thì khó...

Không rõ ở đâu, tự bao giờ lục bát ra đời và trở thành âm hưởng chủ đạo của thi ca dân tộc. Dù hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về gốc gác của thơ lục bát*, nhưng có thể thống nhất rằng lục bát tồn tại và có sức sống lâu bền nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam. Nó từng được mệnh danh là “quốc phong”, “quốc túy” của thi pháp thơ Việt

Trần Minh Quý đã thổi hồn vào đá trong đêm tâm sự để lảng tránh cái TÔI cái ANH trong đêm chia tay, ngày mai ra đi tạm biệt. Điệp từ "Lặng im" được tác giả lặp lại 3 lần? Biết đâu rằng sự quyến rũ của tình yêu đã khiến TG đã "vượt rào" để "tiếng đá đang hòa tiếng tim" và "tiếng đá trăng chìm vào sương." trong "Lặng im...lặng im..." mãi thế...!

Đọc tập thơ “Huyền thoại người lái đò”, người đọc có cảm giác tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đi rất nhiều nơi và cũng đã từng trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc.

Đọc “Thời gian cong” của Lê Minh Dung, trải suốt cả tập là sự hoài niệm về cuộc sống, về tình yêu, về nỗi nhớ. Nó là sự trải nghiệm, chắt lọc từ những đắng đót cuộc đời. Khi đọc “Thời gian cong” của Lê Minh Dung, tôi cứ thường liên tưởng đến một loài chim đã được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nữ văn sĩ Colleen McCullough, khi cất tiếng hót hay nhất của cuộc đời là khi, chiếc gai đâm xuyên thấu qua tim. Những trăn trở, những day dứt từ trong hoài niệm của Lê Minh Dung, có phải chăng, nó cũng là những điều như thế. Tự chính cuộc sống của Lê Minh Dung đã cất lên những tiếng nói thơ rồi.

Nhân kỉ niệm 59 năm chiến thắng Điên Biên Phủ, thăm lại Điện Biên qua một bài thơ và lời bình...

“Mảnh trăng rơi” là một bài thơ lục bát xinh xắn, vừa vặn để dãi bày tâm sự. Tâm sự của một người yêu một người. Tâm sự của một nửa này muốn kết nối với nửa kia. Cả bài thơ chỉ một dấu hỏi tu từ (?). chỉ một dấu chấm lửng ngập ngừng (...) chỉ một dấu chấm than lay gọi (!). Cả bài thơ chỉ có sáu câu chia đều thành ba cặp lục bát. Và tất cả tình ý đậm đà đến độ nếu gỡ tung ra, thì đó là một chuyện tình dài không hồi kết, mà thời nào cũng có.

Bài thơ “Tự sự đầu đông” của Đinh Thường dồi dào cảm xúc. Từ một mùa đông giá lạnh, tác giả đã khéo léo liên tưởng bay bổng, nêu bật cái giá lạnh từ sâu thẳm của trái tim rực lửa mê say anh và em. Nhịp thơ có lúc nhẹ nhàng như khẽ lay gọi, có lúc bịn rịn trong cảnh chia ly. Để rồi có một điều muốn nói: Hãy thắp trong nhau một ngọn lửa hồng để trái tim đến với trái tim, ánh mắt đến với ánh mắt, nụ cười đến với nụ cười, bằng sự bù đắp cho nhau đến trọn đời.

 Hình ảnh thơ thật gợi nhớ gợi thương nhưng miên man một nỗi buồn xa thẳm, tác giả đã khơi gợi lên một trạng thái sầu bi, u uất của một mối tình đầu không trọn vẹn, tạo được một sự đồng điệu trong tâm hồn của mỗi người cùng cảnh ngộ, bởi có mấy ai mà không có thoáng chút tình đầu như vậy.

 Đọc "SỢ" của Trương Nam Chi, tôi nhận ra rằng bài thơ là một cách, tuy không mới nhưng rất khôn ngoan trong chuyện tự tình với người mình yêu. Trương Nam Chi đã dùng các mỹ từ: "em say", "em đau' và " em can" để "ngăn cản" ánh nhìn của người mà mình yêu, thậm chí là yêu đắm say. Tiếng "van" yếu đuối như thế thốt ra từ con tim ngất ngây cho yêu thì làm sao cản ngăn được cái nhìn bốc lửa của chàng trai không tên nhưng hữu hình kia?!

Được xem là một trong những bài thơ tình cổ nhất của nhân loại (có từ 2800 năm trước), "Việt nhân ca" từng gây tranh cãi trong giới học giả, nghiên cứu cổ ngữ và văn hóa nhiều nước trên thế giới.

Trước tiên Trước Trang [13 ,14, 15 ,16 ,17 ,18 ,19 ,20 ,21 ,22 ,23 ,24 ] Tiếp  Cuối cùng