Thứ ba, 19/03/2024,


Cảm nhận về bài thơ TIẾNG ĐÁ của Nhà thơ Trần Minh Quý ( Hà Đức Ái) (08/06/2013) 

TIẾNG ĐÁ

Đêm vàng em tiễn anh đi
Cái thềm đá ấy thầm thì mãi thôi
Em ra thềm đá ấy ngồi
Trở vào mẹ mắng thế rồi lại ra.

Trời khuya sương đỡ trăng tà
Em nghe tiếng đá đang hòa tiếng tim
Lặng im, lặng im… lặng im
Cũng nghe tiếng đá trăng chìm vào sương.

Trần Minh Quý

 

 

Mới đọc qua nhan đề bài thơ TIẾNG ĐÁ chúng ta cứ tưởng rằng "lời đá" nói hay tiếng đá rơi trên núi ầm ầm trong vụ động đất nào đây. Nhưng không phải.
Nhà thơ Trần Minh Quý mượn Tiếng Đá để nói hộ lòng mình khi đêm chia tay với người yêu ngồi bên thềm đá tâm sự. Cô gái ấy bị gọi vào nhà "mẹ mắng" nhưng vẫn trốn ra với chàng trai Minh Quý đang chờ đợi ở bên thềm:

Đêm vàng em tiễn anh đi
Cái thềm đá ấy thầm thì mãi thôi
Em ra thềm đá ấy ngồi
Trở vào mẹ mắng ấy rồi lại ra.

Tại sao lại là "Đêm vàng..." chứ không phải là: đêm thu - đêm xuân - đêm đen - đêm buồn...mà TG lại dùng "Đêm vàng..." hẳn có ngụ ý gì đây...?
Câu 2:
"Cái thềm đá ấy thầm thì mãi thôi". Cái thềm đá mà biết thầm thì chứ không phải đôi trai gái thầm thì sao? Thầm thì để "mẹ mắng..." mà "...rồi lại ra.". Mật ngọt của tình yêu nó quyến rũ vô biên, không có một sức mạnh nào ngăn trở được.
Trong ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: "Dù cho trời sập, phong ba / Cũng không ngăn nổi lòng ta yêu mình".
Trần Minh Quý đổ tội cho cái thềm đá "thầm thì" thật là oan uổng cho cái thềm đá vô tri kia quá. Đây là sự tìm tòi và "cách điệu ngôn từ" cho bài thơ "sáng giá" mà không phải ai cũng tìm được trong: "núi quặng từ" ấy đâu!

Đoạn kết:

Trời khuya sương đỡ trăng tà
Em nghe tiếng đá đang hòa tiếng tim
Lặng im - lặng im - lặng im
Cũng nghe tiếng đá trăng chìm vào sương.

Những cụm từ: "sương đỡ trăng tà" rồi "tiếng đá đang hòa" và "nghe tiếng đá trăng chìm vào sương." TG Trần Minh Quý đã thổi hồn vào đá trong đêm tâm sự để lảng tránh cái TÔI cái ANH trong đêm chia tay, ngày mai ra đi tạm biệt. Điệp từ "Lặng im" được tác giả lặp lại 3 lần? Biết đâu rằng sự quyến rũ của tình yêu đã khiến TG đã "vượt rào" để "tiếng đá đang hòa tiếng tim" và "tiếng đá trăng chìm vào sương." trong "Lặng im...lặng im..." mãi thế...!
Đọc hết bài thơ chúng ta mới hiểu hai từ vào đề của TG là "Đêm vàng..." là vậy!
Sự "Ẩn dụ" và "Ý tại ngôn ngoại" trong thơ là rất cần thiết cho người cầm bút làm thơ.
Chúc mừng sự thành công với bài thơ TIẾNG ĐÁ của Trần Minh Quý.


Đà Lạt: 03-6-2013
Hà Đức Ái

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Xuân Ngọc - nguyenxuanngoc661939@gmail.com - 01677225720 - Hiệp Sơn, Kinh môn, Hải Dương  (Ngày 06/09/2013 15:27:56)

TIẾNG ĐÁ (TIẾNG TIM)
Anh nói với em như dao chém xuống đá
Như mạ cắm xuống đất, như mật rót vào tai
Bây giờ tiễn biệt anh hai
Trên thềm đá cửa lời phai trăng mờ

“Trời khuya sương đỡ trăng tà”
"Còn nghe tiếng đá đang hòa tiếng tim"
Lặng im, sao cứ lặng im?
Trăng trôi khuất bóng vào đêm sương mờ!
Xuân Ngọc
Ngày 06/09/2013

Các bài khác: