Thứ năm, 18/04/2024,


Nhân đọc “Sợ…” của Trương Nam Chi (Nguyễn Trọng Liên) (16/04/2013) 

SỢ…

Đừng nhìn như thế – Em say
Sợ về ru mối tình chay bốn mùa
Tình yêu nào dễ bông đùa
Mai này hờn giận lên chùa trách nhau

Đừng nhìn như thế – Em đau
Con tim mềm yếu có đâu tội tình
Sợ đem ra giữa sân đình
Mặc cho thiên hạ mắng mình bạo gan

Đừng nhìn như thế – Em can
Tình yêu mê muội khôn ngoan chẳng còn
Sợ rồi miếng táo thơm giòn
Hóa thành vị đắng bồ hòn khó phai…

Trương Nam Chi

Đọc "SỢ" của Trương Nam Chi, tôi nhận ra rằng bài thơ là một cách, tuy không mới nhưng rất khôn ngoan trong chuyện tự tình với người mình yêu. Trương Nam Chi đã dùng các mỹ từ: "em say", "em đau' và " em can" để "ngăn cản" ánh nhìn của người mà mình yêu, thậm chí là yêu đắm say. Tiếng "van" yếu đuối như thế thốt ra từ con tim ngất ngây cho yêu thì làm sao cản ngăn được cái nhìn bốc lửa của chàng trai không tên nhưng hữu hình kia?!

Đừng nhìn như thế – Em say
Sợ về ru mối tình chay bốn mùa

Nàng "sợ" đến nỗi, để rồi phải ru "ánh nhìn" mà mình đã nhận, dài theo năm tháng? Lời ru đi qua Xuân, Hạ, Thu, Đông?...

Đừng nhìn như thế – Em đau
Con tim mềm yếu có đâu tội tình

Trời ạ, chỉ có tình yêu thấm đẫm mới có được cái nhìn khiến em phải "đau" như thế! Có lẽ con tim mềm yếu của Trương Nam Chi đã đau cho yêu và vì yêu. Câu thơ như một thông điệp, ngược phía "bên kia" rằng - "Hãy nhìn em nữa đi anh". Chính con tim em chứ không phải đôi mắt em đón nhận từ anh ngọn gió của "cửa sổ tâm hồn" anh!

Đừng nhìn như thế – Em can
Tình yêu mê muội khôn ngoan chẳng còn

Đến khổ thơ thứ ba, khổ thơ cuối cùng, tác giả lặp lại giai điệu của khúc ca, nghe chừng như can gián. Thế nhưng trái tim nàng chỉ còn vỗ trong hư vô mà thôi, bởi tình đã "sũng ướt" thật rồi. Hai từ "mê muội" Trương Nam Chi tô lên bài thơ, đã nói hộ điều ấy!

Những câu còn lại của bài "SỢ" chỉ là một sự bao biện của người viết. Chúc mừng Trương Nam Chi với một bài thơ hay! Chính em đã "đánh cắp" rất tài tình lối nói của dân gian để viết nên thơ: Nhà em cách bốn ngọn đồi/ Cách năm ngọn núi, cách đôi cánh rừng/ Nhà em xa cách quá chừng/ Em van anh đấy, anh đừng yêu em (ca dao)
Hay đến thế là cùng! Tiếng van "đừng yêu" mà lại như một lời "thôi thúc" trong tình yêu!
Đôi lời cùng tác giả và bạn đọc

Nguyễn Trọng Liên
Email: nguyentronglien2000@yahoo.com

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyen Xuan Ngocj - nguyenxxuanngoc661939@gmail.com - 01677225720 - Hiep son kinh mon hai duong  (Ngày 18/09/2013 6:49:11)

SỢ GÌ

Sợ gì sợ mãi anh ơi!
Táo sân đình rụng thơm giòn cứ sơi
Dù cho thiên hạ có cười
Thì em đã chót lỡ rồi còn đâu

Bông đùa chỉ để em đau
Say thì em sợ tình sau hững hờ
Đã đem ra trước sân chùa
Thì còn chi nữa để chờ anh can!

Tôi thì mặc miệng thế gian
Có thương làm lại muộn còn hơn không
Xuân Ngọc
Ngày18/09/2013

  Nguyễn Trọng Liên - nguyentronglien2000@yahoo.com - 0904130465 - TP Thanh Hóa  (Ngày 26/05/2013 10:11:20)

Cảm ơn anh Trịnh Viết Toại đã chỉ ra lỗi của tôi do nhầm lẫn khi "trích" 4 câu thơ của nhà thơ Nguyễn Bính. Chân thành xin lỗi bạn đọc. Bốn câu đó là của nhà thơ Nguyễn Bính chứ không phải là trong ca dao!
Một lần nữa cảm ơn anh. Chúc anh vui!

  Trịnh Viết Toại - tvtoai@gmail.com - 0983.325.625 - 19/70/11 Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng  (Ngày 21/05/2013 23:20:38)

Chúc mừng NT Trương Nam Chi có bài thơ hay! Với cách nói ngược. Chả thế mà người đời truyền nhau: "...con gái nói nắng là mưa...". Đặc biệt Nhà phê bình lại đọc được hồn của bài thơ đồng điệu với tâm hồn của tác giả...lời bình ngắn gọn mà súc tích...làm người đọc càng thấy cái hay, cái đẹp, cái tình trong thơ. Tuy vậy, có chi tiết mong Nguyễn Trọng Liên xem lại khi dẫn NT "đánh cắp" lối nói dân gian mà 4 câu thơ (lại nói ca dao) có phải thơ Nguyễn Bính, trong bài VÀI NÉT RỪNG trong tập thơ NƯỚC GIẾNG THƠI đã được giải nhất tại Đại hội thi thơ lần thứ nhất năm 1958? Toại mạo muội góp thêm thông tin để chúng ta cùng tìm hiểu thêm. Mong các NT và NPB thông cảm! Xin trân trọng cảm ơn!

  Lục Thị Bích Hạnh - Tuoixechieu113@yahoo.com.vn - 01665460480 - Thanh Trì- Hà Nội  (Ngày 18/04/2013 12:58:04)

Bài thơ làm say đắm lòng người, lời bình của bài thơ thật tuyệt vời, gần như đọc được người viết nói gì? nghĩ gì? Nhà thơ Nguyễn Trọng Liên đã bắt được cái hồn thơ ấy của Trương Nam Chi
Cảm ơn nhà thơ, và cảm ơn người bình cho bài thơ.

Các bài khác: