Chiều ngày 16 tháng 5 năm 2015, tại Trụ sở UBND phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, đã diễn ra Đại hội Chi hội Nội thành CLB thơ Việt Nam TP Hải Phòng, lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 – 2020
Sáng ngày 12.5.2015, tại hội trường Bảo tàng Phòng không Không quân số 173, đường Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra Đại hội CLB Thơ Việt Nam TP Hà Nội.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức Trại sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính với sự tham gia của các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Hưng Hải, Nguyễn Quang Hưng, Phạm Vân Anh, Đinh Công Thủy, Du An, Thụy Anh, Chung Tiến Lực, Trần Thành, Du Nguyên, Nguyễn Thị Kim Nhung (thơ), Văn Chinh, Phong Điệp, Kiều Bích Hậu (văn) tại Nhà sáng tác Đại Lải - Vĩnh Phúc... Trại sáng tác mùa xuân 2015 mở ra nhằm hỗ trợ cho cuộc thi thơ trên Văn nghệ Quân đội kéo dài suốt hai năm từ đầu năm, nay đến tháng 1 năm 2017. Bài viết này cũng chỉ ghi lại mấy cảm nhận ban đầu của tôi về thơ của các trại viên
Người ta thường nói trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ vì thơ và nhạc là hai phần liên kết chặt chẽ trong một bài hát như xương với thịt. Nếu nói Phạm Duy là phù thủy về âm thanh vì những ca khúc của ông rất đa dạng phong phú về tiết điệu khúc thức thì Trịnh Công Sơn thường ví như là một phù thủy về ngôn ngữ
Bác Hồ kính yêu của chúng ta, sinh thời Người luôn coi văn học nghệ thuật như một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn, phải sống cảnh cháo bẹ rau măng, sáng ra bờ suối, tối vào hang…, nhưng sau mỗi lần bàn xong việc quân, việc nước, Bác lại thả hồn mình với cảnh sắc thiên nhiên, làm bạn với trăng sao, suối rừng....
Trong nền thơ chống Mĩ, mảng thơ người lính - thơ của những người đứng ở tuyến đầu của trận chiến là một bộ phận không tách rời của nền thơ chung nhưng tự nó cháy lên một thứ ánh sáng riêng
Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" hay "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" như một tinh thần văn hóa Việt Nam.
Sáng ngày 24 tháng 4 năm 2015, Câu lạc bộ văn nghệ sĩ Xứ Đoài gặp mặt tại Bách Xanh Quán, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Thành phần đến dự là ban chủ nhiệm các câu lạc bộ cơ sở và những thành viên tiêu biểu có những đóng góp tích cực. Với chủ đề hội thảo nhằm quảng bá, phát huy và gìn giữ văn hóa Xứ Đoài.
Thường lệ, tối nào tôi cũng rủ Kim ra đầu làng ngóng trăng. Tôi nghĩ, thế nào lớn lên tôi cũng cưới Kim làm vợ. Một bận, anh họ tôi ở Hải Phòng về quê chơi. Tôi vốn không thích người thành thị, thấy bảo người thành thị sống không tình cảm như người thôn quê nên tôi cũng không thích anh cho lắm.
Trong muôn sắc hoa quê, có một loài hoa rất dụng dị, hoa của đồng nội. Dù chịu nhiều va đập, thường xuyên bị biến động về môi trường sống song chúng vẫn nở điềm nhiên, tự tại và dẫu chỉ còn một cá thể cũng làm rực thắm cảnh quê. Loài hoa ấy là bèo lục bình.
Doan ngồi lặng yên trong căn nhà đơn sơ của mình, chị nhớ lại cái ngày trở lại ngôi nhà vùng ngoại ô này với một quyết định táo bạo là rời bỏ cơ quan cũ, khi ấy cậu con trai còn bé bỏng nó chưa biết gì về cái chết của bố, đêm đầu tiên trong căn nhà trống trải và cơn mưa mùa hạ ào ào trên mái ngói làm nó thức giấc, nó hỏi chị.
- Mẹ ơi bây giờ bố con ở đâu hả mẹ ?
- Bố con cũng đi ngủ không bị ướt đâu, con ngủ ngoan nào
Doan trả lời con rất nhanh, dường như chỉ chút nữa thôi chị không trả lời con được và chị bắt đầu ghi những dòng nhật ký đầu tiên…
Nhà thơ Hoài An đã có nhiều tập thơ xuất bản. Thơ anh chưa ấn hành cũng khá nhiều.Hơn bốn chục bài thơ mà tôi đang có trên tay là những bài thơ như vậy và là biểu hiện cảm xúc đa diện của nhà thơ Hoài An – nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, cựu chiến binh và là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.