Thứ bảy, 27/04/2024,


 HỒI SINH mang hơi thở của nghệ thuật cách tân, được nâng cao và hiện đại hơn. Phải chăng bóng sắc hồi sinh? Hỏi như thế, phải chăng Cúc Vàng cũng ngầm phủ nhận bóng sắc, nói khác đi, phủ nhận ngọai cảnh, hình tướng có một thời đả chết, vì chết chẳng qua chỉ là cái khỏang lặng của sự biến diễn.

 Tác giả Minh Hải khá thành công xây dựng một tứ thơ bằng liên hiệp ẩn dụ và nhũng hình ảnh đối lâp. Việc ngăt nhịp linh hoạt, tạo nhiều tiểu đối trong thơ lục bát cũng là nghệ thuật làm cho câu thơ nên nhạc nên vần . Về nôi dung, bài thơ vừa có chiều sâu, vừa có tầm khái quát và tính hàm súc rất cao

 Ghen là một thuộc tính, một cảm xúc đặc biệt của tình yêu, nó là thứ gia vị không thể thiếu, là thuốc thử liều cao, là thước đo độ nông sâu, nặng nhẹ tính chung thủy của tình yêu: “Ớt nào mà ớt chả cay/ Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”

Đời người là một cuộc đi, đi dài, đi mãi. Ta đi đến cùng trời cuối đất, đến một lúc nào đó ta đã nhận ra mình và cuộc đi khép lại.
Đi và nhặt. Nhặt lại đi. Đó là day dứt của một nỗi lòng. Nỗi lòng ấy được giãi bày qua bài thơ lục bát “ Nhặt”.
Bài thơ mở đầu:
 

“Đón dâu chỉ có mình anh”
Đón dâu, sao lại chỉ “có mình anh” trong khi đây là một ngày vô cùng hệ trọng của cuộc đời người con gái và thường là có đại diện của hai họ đưa đón, còn cô dâu bao giờ cũng mơ ước được đón bằng “xe hoa” để bước chân về nhà chồng, khởi đầu cho cuộc sống gia đình. Cái cách đặt vấn đề tạo ra một sự tò mò cho người đọc với bao câu hỏi: Tại sao… và tại sao?
 

Giữa cơ chế thị trường hôm nay, Nguyễn Thế Kiên đột ngột xuất hiện bằng một chiếc thuyền nan và bơi trên một dòng sông lục bát đã cũ. Vậy mà con thuyền ấy rất mới. Nó không phải là cái chân quê Hoa chanh thơm giữa vườn chanh của Nguyễn Bính. Nó cũng không phải cái bất cần Trần gian choang choác sự đời tùy em của Nguyễn Duy.

Bài thơ "Gởi em" của tác giả Mạnh Đại là một bức tranh tả thực về nội tâm sâu lắng của tác giả khi nghe trái tim mình thổn thức bao lời nhớ thương da diết về quê hương, về người yêu bé nhỏ thân thương đang ở chốn quê nhà chờ đợi bước chân chàng về. Tác giả đã dùng nghệ thuật liên tưởng, hình ảnh so sánh, nhân hóa, câu từ chắt lọc tạo nên một tác phẩm thơ tình đặc sắc. Lời thơ nhẹ nhàng, thánh thót, lắng đọng, thiết tha dễ đi vào lòng người. Khiến người đọc dễ đồng cảm và thấu hiểu được nỗi niềm của nhân vật trong thơ.

Ở đời ai mà chả phải nói lời cảm ơn về điều gì đó. Nhưng cảm ơn như Đặng Vương Hưng (ĐVH), thì thật khác người quá: "Cảm ơn đời đã đắng cay"; "Cảm ơn người đã giận hờn"... toàn là thứ đáng ra phải trách cứ mới đúng.

Cỏ may trên sân thượng, khẳng định sức sống trường tồn của tình quê, làng quê, của Tổ quốc và dân tộc Việt nam – đó cũng là thông điệp của “Cỏ may trên sân thượng”.

 

Tình yêu trong “Vay tình” của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn thật sâu sắc, tất cả những gì của cô gái trong mắt chàng trai đều đẹp và duyên dáng . Cứ ngỡ sẽ là một tình yêu thật đẹp mà chàng trai dành cho cô gái nhưng ở đây, tác giả lại để tựa đề “Vay tình”. Người ta thường vay vật chất thế nhưng ở đây lại là “vay tình” làm cho độc giả chú ý ngay ở tựa đề bài thơ.

Phải chăng đó là một sự chờ đợi lâu lắm rồi nhưng chưa thể nào gặp mặt. Thu qua rồi thu lại bổi hổi bồi hồi mà chưa thể cùng nhau dạo bước ngắm cảnh phố phường thưởng thức hương sen thơm ngát. Đôi thi nhân như hòa vào đất trời cuối thu Hà Nội để cùng nhau tức cảnh sinh tình, nồng nàn, say đắm trong nhau.

Đọc bài thơ người đọc như nghe thấy hơi thở của mùa xuân dịu dàng, tha thiết và man mác vọng về, những giọt mưa phùn cũng chính là những giọt nước mắt, vui buồn, yêu thương giữa cha trời và mẹ đất, rơi, rơi mãi hàng triệu năm nay...

Trước tiên Trước Trang [13 ,14 ,15, 16 ,17 ,18 ,19 ,20 ,21 ,22 ,23 ,24 ] Tiếp  Cuối cùng