Quỹ Mãi mãi tuổi 20 và các cựu chiến binh, tình nguyện viên vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và giới thiệu tác phẩm “Tuyển tập Thư thời chiến Việt Nam”. Tới dự, có Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng...
Sáng 7-8, Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2020) đã khai mạc tại TP Hà Nội.
Tham dự Đại hội có hơn 500 đại biểu là những nhà báo ưu tú, tiêu biểu, thay mặt cho hơn 22.000 hội viên nhà báo thuộc 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 19 Liên Chi hội và gần 200 Chi hội trực thuộc đại diện cho ý chí, nguyện vọng, tình cảm và quyết tâm của hội viên cả nước nhằm xây dựng Hội và nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển.
Chân dung “Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng” được phát sóng trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam lúc 16 giờ 15 phút, Thứ Bảy, ngày 8 tháng 8 năm 2015. Dự kiến, phóng sự này còn được phát lại trên Kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam.
Sáng 05/8/2015, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội nghị Những người trẻ viết về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật khu vực phía Bắc. Tham gia Hội nghị có hơn 40 đại biểu là các nhà lý luận phê bình văn học nghệ thuật trẻ đến từ 28 tỉnh, thành và các cơ quan đơn vị từ Hà Tĩnh trở ra.
Nguyễn Thanh Tùng là một sinh viên tài năng, đoạt giải nhì toán quốc tế, rồi trở thành nhà khoa học thành đạt, hy vọng sẽ có cuộc sống giàu sang phú quý. Bỗng nhiên, buồn thay cho số phận hẩm hiu ập đến, thi sĩ đã gặp cảnh đời bất trắc, gia sản thành con số 0 phải làm lại từ đầu. Từ nhà khoa học chân chính, anh lại trở về với cuộc sống của người dân lao động, trở về với trang trại xanh, thấm đẫm nỗi gian truân vất vả, một nắng hai sương, lấy thơ là người bạn tri kỷ trong góc khuất tâm hồn mình để giải sầu, để vượt lên, hy vọng một ngày mai.
Sáng chủ nhật, 2-8-2015, tại Khu Đô thị mới Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội đã diễn ra buổi giao lưu thơ Phạm Ngọc San
Đến dự buổi giao lưu có GSTS Nhà giáo nhân dân Nguyến Lân Dũng, GS tiến sĩ Vũ Nho, Nhà thơ- Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đảm nhận vai trò MC ...nhiều nhà thơ, nhà báo, nhà giáo… đông đảo bè bạn và gia đình họ hàng của nhà thơ Phạm Ngọc San.
Nhà thơ Đặng Vương Hưng, người sáng lập website Lục Bát Việt Nam vừa đươc mời tham gia Hội đồng bình luận Giai điệu tự hào. Chương trình còn có sự góp mặt của nhiều nhạc sĩ, nhà báo, nhà văn, diễn giả nổi tiếng và uy tín như: Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha, nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhà văn Trần Thị Trường, nhà báo Chu Minh Vũ, nhà báo Thủy Lê… được phát sóng lúc 20 giờ ngày 31-7-2015 trên kênh VTV1
Để chuẩn bị cho Lễ Sơ kết và Trao thưởng lần thứ Ba Cuộc thi Tổ quốc và Đạo pháp năm Ất Mùi – 2015, Ban Tổ chức trân trọng thông báo một số điểm cụ thể như sau
Trong khi một số nhà văn khác, sau chiến tranh, phần nào thể hiện sự lúng túng trước đòi hỏi nhập cuộc với hiện thực mới, thì Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ, bằng trang viết của mình, chứng minh rằng nhà văn muốn tồn tại trước hết phải bám vào hiện thực bằng những khắc khoải minh triết về con người. Người ta gọi Nguyễn Minh Châu là người mở đường tài năng và tinh anh cho văn học sau 1975 phải chăng bởi ông thuộc số ít người đầu tiên dám và biết nhìn sâu, nhìn thẳng và khám phá những vấn đề thuộc chiều sâu của suy tư, từ đó nói được những vấn đề cốt thiết, khiêm nhường nhưng phổ quát về con người, mở ra một cách tiếp cận mới vào bản chất của hiện thực.
Nhìn danh mục những chương trình nghệ thuật mấy năm gần đây, gần như thiếu vắng đề tài thương binh, liệt sĩ, cho dù năm nào cũng có kỷ niệm ngày này và nhiều kỷ niệm khác có liên quan. Phải chăng đề tài này bị bỏ lơi hay vì không thể cạnh tranh bởi các đề tài “thị trường” ăn khách khác nên trở thành một thứ “lễ” cho có?
Làm cho có hay chỉ là phong trào rồi bỏ?
8h30 ngày 16/7/2015 (tức 1 tháng 7 năm Ất Mùi) Ngày Hội Lục Bát lần thứ 7 đã tưng bừng khai mạc tại Quảng trường khu Trung tâm Thương mại Royal City Hà Nội.
Ngày hội Lục bát 2015 đã khép lại. Nhưng niềm vui, sự háo hức vui vẻ, dư âm ngọt ngào sâu lắng vẫn đang dồn đọng, lan tỏa trong lòng khách thơ...