Nhà thơ Thâm Tâm
Thi phẩm lục bát
Các anh
Các anh hãy chuốc thực say Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im Giờ hình như quá nửa đêm Lòng đau, đau lại trái tim cuối mùa
Hơi đàn buồn như trời mưa Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi Giờ hình như ở ngoài trời Tiếng xe đã nghiến đã rời rã đi
Tâm tình lạnh nhạt đâu nghe Tiếng mùa lá chết đã xe dịch chiều Giờ hình như gió thổi nhiều Những loài hoa máu đã giao nối đời
Bao nhiêu nghệ sĩ nổi trôi Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh Sá chi những chuyện tâm tình Lòng đau đem chữa trong bình chua cay
Trả lời của người yêu
(Trả lời T.T.Kh.)
Các anh hãy chuốc thật say, Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im! Giờ hình như quá nửa đêm, Lòng đau đau lại cái tin cuối mùa. Hơi đàn buồn tựa trời mưa, Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi! Giờ hình như đã tối rồi, Bánh xem đã nghiến, đã rời rã đi!...
Hồn tôi lờ mờ sương khuya, Hờ rung tôi viết bài thơ trả lời. Vâng, tôi vẫn biết có người Một đêm cố tưởng rằng tôi là chồng, Để hôm sau khóc trong lòng. Vâng, tôi vẫn biết cánh đồng thời gian, Hôm qua rụng hết lá vàng, Và tôi lỡ chuyến chiều tàn về không. Tiếng xe trong vết bụi hồng, Nàng đi thuở ấy nhưng trong khói mờ. Tiếng xe trong xác pháo xưa, Nàng đi có mấy bài thơ trở về. Tiếng xe mở lối vu quy, Hay là tiếng cắt nàng chia cuộc đời. Miệng chồng Khánh gắn trên môi, Hình anh mắt Khánh sáng ngời còn mơ. Đàn xưa từ chia đường tơ, Sao tôi không biết hững hờ nàng đan. Kéo dài một chiếc áo lam, Tơ càng đứt mối, nàng càng kéo giay.
Nàng còn gỡ mãi trên tay, Thì tơ duyên mới đã thay hẳn mầu. Chung hai thứ tóc đôi đầu, Bao giờ đan nổi những câu ân tình. Khánh ơi, còn hỏi gì anh? Lá rơi đã hết màu xanh màu vàng. Chỉ kêu những tiếng thu tàn, Tình ta đã chết anh càng muốn xa. Chiều tan, chiều tắt, chiều tà, Ngày mai, ngày mốt vẫn là ngày nay. Em quên mất lối chim bay, Và em sẽ chán trông mây trông mờ. Đoàn viên từng phút từng giờ, Sóng yên lặng thế em chờ gì hơn? Từng năm từng đứa con son, Mím môi vá kín vết thương lại lành. Khánh đi còn hỏi gì anh, Ái tình đã vỡ, ái tình lại nguyên. Em về đan nốt tơ duyên, Vào tà áo mới, đừng tìm mối xưa. Bao nhiêu hạt lệ còn thừa, Dành ngày sau khóc những giờ vị vong. Bao nhiêu những cánh hoa lòng, Hãy dâng cho trọn nghĩa chồng hồn cha. Nhắc làm chi chuyện đôi ta, Bản năng anh đã phong ba dập vùi.
Hãy vui lên các anh ơi! Nàng đi tôi gọi hồn tôi trở về. Tâm hồn lạnh nhạt đê mê, Tiếng mùa lá chết đã xê dịch chiều. Giờ hình như gió thổi nhiều, Những loài hoa máu đã gieo nốt đời. Tâm hồn nghệ sĩ nổi trôi, Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh. Sái chi những truyện tâm tình, Lòng đau đau chứa trong bình rượu cay.
Tráng ca
Sinh ta, cha ném bút rồi Rừng nho tàn rụng cho đời sang xuân Nuôi ta, mẹ héo từng năm, Vắt bầu sữa cạn, tê chân máu gầy Dạy ta, ba bảy ông thầy Gươm dài sách rộng, biển đầy núi vơi Nhà ta cầm đợ tay người, Kép bông đâu áo, ngợt bùi đâu cơm? Chong gai đổi dại làm khôn, Ba vòng, mòng sếu lượn vòng lại bay... Bông hoa chu giáp vần xoay Cánh vàng non nửa đài gầy tả tơi... Chữ nhân sáng rực sao trời Đường xe mở rộng chân người bước xa... Bọn ta một lớp lìa nhà Cháo hàng cơ chợ, ngồi ca lúa đồng Hhây hây tóc óng từng vòng Gió nào là gió chẳng mong thổi lùa Trường đình phá bỏ từ xưa Đất này sạch khí tiễn đưa cay sè Mốn phương tản mác bạn bè Nhớ nhau hẹn quả mùa hè gặp nhau ...Rầm trời chớp giật mưa mau, Lửa đèn chấp chới khói tầu mù u Bốn phương đây bạn đó thù Hiệu còi xoáy động bản đồ năm châu - A, cơn thảo muội bắt đầu, Tuổi xanh theo gió ngâm câu dặm dài Thét roi lượng sức ngựa tài, Coi trong cuộc rối tìm người chờ mong... Trai lận đận, gái long đong Chờ mong khắc khoải nản lòng dăm ba: Nẻo về gốc mẹ cỗi cha Thuyền ai nặng chở món quà đắng cay! Từng nơi sống áo trùng tay Gió thu thổi bạc một ngày lòng son; Từng nơi cơm trấu, áo rơm, Mưa xuân nhuốm tái mấy cơn mặt vàng Vượn kêu ruột buốt trên ngàn Nhưng thôi! Sao việc dã tràng lầm theo? Nện cho vang tiếng chuông chiều Thù đem sức sớm đánh kêu trống đình Thở phù hơi rượu đua tranh Quăng tay chén khói tan thành trời mưa Dặm dài bến đón bờ đưa Thuyền ai buồm lái giúp vùa vào nhau Kia kìa lũ trước dòng sau Trăm sông rồi cũng chung đầu đại dương.
(1944)
Thâm Tâm |