Tuy ở xa Việt Nam nửa vòng trái đất, nhưng ngày nào Nhà thơ Trịnh Anh Đạt cũng tranh thủ vào đọc các trang mạng Việt ngữ. Thấy nhiều tờ báo của ta đang nêu một vấn đề nóng là các em học sinh phổ thông đang mắc một bệnh trọng cần được quan tâm là "BỆNH NÓI NGỌNG". Trước vấn đề nóng hổi thời sự trong nước Nhà thơ Trịnh Anh Đạt xin gửi tới diễn đàn Lucbat.com và qua đây gửi tới độc giả bài thơ “chữa ngọng” này như một món quà tri ân nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới.
(Lucbat.com) – Ở Việt Nam, thời điểm này đang là cuối Mùa Thu. Nhiều độc giả đã nói đùa rằng mùa thu là mùa của yêu thương, nhung nhớ và... làm thơ. Gần đây, ban biên tập đón nhận nhiều thơ từ các tác giả đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài – những người mà chúng ta đoán rằng họ nhung nhớ về quê hương nhiều hơn tất cả. Xin trân trọng giới thiệu chùm thơ của các tác giả Bùi Nguyệt, Chu Văn Keng. Phan Hòa gửi về quê hương Việt Nam nỗi nhớ nhung da diết.
“Chuyện đời tôi” từng là tên một chuyên mục của lucbat.com, đồng thời cũng là tên một Tủ sách của NXB CAND do Nhà văn Đặng Vương Hưng khới xướng. Nhiều tác phẩm trong số đó của các tác giả Nguyễn Hồng Công (1978 – 2009); Lê Minh Nguyệt (1984 – 2009); Nguyễn Ngọc Sơn; Nguyễn Văn Toán… đã được xuất bản thành sách và giới thiệu trên nhiều báo chí, gây xúc động hàng triệu bạn đọc
Còn gì thú vị hơn khi được ngồi trong một quán cà phê nào đó tại một góc phố thân quen của Sài Gòn ngắm mưa rơi ngoài phố và nghe bản tình ca mang tựa đề “Như cơn mưa đầu mùa” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn…
Nếu như ngày nay, người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì trước kia nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày. Không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy. Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20.
22 năm tôi sống xa quê, sau khi vinh dự được làm Đại diện vùng miền của Lucbat.com tại Ucraina, vừa về nước tôi đã được kết nạp làm thành viên Quỹ Hỗ trợ Văn chương & Cuộc sống do nhà thơ Bành Thanh Bần sáng lập. Nhiều người tò mò thắc mắc, thậm chí hồ nghi về sự ưu ái của ông Chủ tịch Qũy dành cho tôi. Thực ra, tôi đến với Quỹ rất tình cờ, có thể nói là do chữ “duyên”.
Chúng tôi luôn hiểu rằng, ngoài trách nhiệm đối với với cộng đồng, thì đó cũng chính là niềm đam mê xen lẫn niềm vinh dự , tự hào khi được trở thành Biên tập viên của trang Web lucbat.com nhằm mục đích cùng với bạn đọc góp phần tôn vinh và gìn giữ một phần nhỏ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.
Tuy nhiên lời chú vẫn chưa thoả đáng, chưa chuẩn ở chỗ cái nêm và việc nêm cối xay lúa.
Hà Nội vào thu thoáng se lạnh. Bước chân vào Lục bát Hội quán tôi thấy lòng ấm áp lạ thường. Có lẽ do tấm lòng hiếu khách của mọi người cộng với không gian bài trí hết sức trang nhã mà không kém phần thơ mộng. Tôi không còn thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm dù là lần đầu tiên đến nơi đây.
Thấm thoắt vậy mà cô đã dạy chúng tôi được hai năm, quãng thời gian đủ dài để chúng tôi hiểu được tấm lòng của cô . Không chỉ là một cô giáo tài năng, hết lòng vì sự nghiệp mà cô còn là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam thân thiện, hiền hòa, dễ mến. Sâu thẳm trong trái tim tôi có hai người phụ nữ: một người thầy và một người mẹ. Trong mắt tôi, cô giáo của tôi đẹp như một bông hoa ngọc lan.
Tại “Bức tường Chân dung – Bút tích” ở Lục Bát Hội Quán, bạn có thể tìm thấy nét chữ của các tên tuổi lừng danh như: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng, Đặng Thai Mai, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Quang Dũng, Tố Hữu, Trịnh Công Sơn, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Bút Tre, Vũ Trọng Phụng, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Thanh Tịnh, Nguyễn Khải, Xuân Sách… Nhiều bút tích trong số đó là bản gốc, nghĩa là độc bản duy nhất, rất quý giá.
Nhằm quảng bá rộng rãi Cuộc vận động Tôn vinh Thơ Lục Bát ra cộng đồng người Việt ở nước ngoài; Lucbat.com quyết định phối hợp với Ban biên tập Chương trình “Người Việt bốn phương” của Kênh Truyền hình Văn hóa Việt (VTC10) – Đài Truyền hình Kỹ thuật số tôn vinh 5 tác giả Hồ Phong Tư, Nguyễn Lâm Cẩn, Thủy Hướng Dương, Nguyễn Thống Nhất và Chử Thu Hằng.