Thứ ba, 31/12/2024, 5:42:0 PM


Bài học vỡ lòng từ lá đuôi lươn (12/11/2011) 

         (Lucbat.com) - Cách đây hơn chục năm khi nhà thơ Trịnh Anh Đạt về Hải Phòng lập nghiệp, cũng bị “choáng” bởi người dân thành phố Cảng từ trẻ em tới người già nhiều người nói ngọng quá. Nhưng nghiêm trọng hơn khi các quan chức thành phố lên đăng đàn diễn thuyết mà cũng "Ngọng líu, ngọng lô" thì cũng giảm sức thuyết phục đi rất nhiều. Để chữa bệnh nói ngọng cho mọi người dân thành phố Hoa phượng đỏ, hơn 10 năm trước, nhà thơ Trịnh Anh Đạt đã sáng tác một bài thơ với mục đích "Chữa ngọng".

        Đây là bài thơ tứ tuyệt bằng lục bát thể "Thủ vĩ ngâm" dễ nhớ, dễ thuộc, thuộc rồi thì đọc cả "Ngày dài cho đến đêm thâu" cũng không hết. Nhiều thày cô giáo ở Hải Phòng đã xin chép về cho học sinh học thuộc và kết quả chỉ "Ba bảy hai mốt ngày" nhiều em đã khỏi ngọng. Cam đoan nếu ai ngọng, học thuộc bài thơ lục bát này sẽ khỏi ngọng. Bởi bài thơ có cấu trúc khá đặt biệt về cấu tứ: Các âm có vần L, N, dấu ?, ~... được đăt liền kề ( Xen kẽ nhau). Người nói ngọng khi đã học thuộc bài thơ thì tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, rỗi rãi nhẩm lại, dần dà lưỡi sẽ mềm ra, căn bệnh nói ngọng khỏi lúc nào không biết nữa.

        Tuy ở xa Việt Nam nửa vòng trái đất, nhưng ngày nào Nhà thơ Trịnh Anh Đạt cũng tranh thủ vào đọc các trang mạng Việt ngữ. Thấy nhiều tờ báo của ta đang nêu một vấn đề nóng là các em học sinh phổ thông đang mắc một bệnh trọng cần được quan tâm là "BỆNH NÓI NGỌNG". Trước vấn đề thời sự nóng hổi trong nước Nhà thơ Trịnh Anh Đạt xin gửi tới diễn đàn Lucbat.com và qua đây gửi tới độc giả bài thơ “chữa ngọng” này như một món quà tri ân nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới.


 

BÀI HỌC VỠ LÒNG TỪ LÁ ĐUÔI LƯƠN

Lỡ lời nên lỗi níu lâu
Nói năng lấp liếm lá đau đáu buồn
Làn đuôi quẫy mỏi lối vườn
Nông luồn, no lặn, nỗi lươn lấm đầu.
Lỡ lời....

Trịnh Anh Đạt
Email: trianda.hnvn@gmail.com

 


 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: