Chu Văn Keng - cv-keng@gmx.de - 00 49 30 2966 1360 - Berlin, CHLB Đức
(Ngày 27/01/2013 21:01:15)
TẢN MẠN THƠ
Tôi đọc thơ Keng C.V. ngay từ ngày đầu xuất hiện trên blog k13toan6872. Phải nói thực là một bất ngờ lớn. Một cựu SV toán làm thơ, tuy bắt đầu khá muộn (như giới thiệu trên trang “lục bát” http://lucbat.com/index.php?tab=news&id=9922), nhưng có những bài thơ hay, có những câu “tuyệt cú” xếp loại kinh điển, nghĩa là có thể lấy làm ví dụ mỗi khi nói về cái hay của thể thơ lục bát
“Hoàng hôn dần lịm sắc vàng
Màn đêm buông xuống gọi làn sương rơi”
Ngay khi đọc bài thơ “Tìm em” mở đầu với hai câu này tôi đã thấy Keng C.V. xứng đáng được gọi là nhà thơ. Tôi nhớ đã lập tức nhấn chuột viết ngay một “comment” lúc đó, nhưng do trục trặc, phải đăng ký gì đó nên không thành công, thành ra lời bình để nợ lại đến bây giờ !
Ứng Hòa quê tôi và Keng C.V cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt (như ai !) ngày xưa có các cụ Dương Khuê (Vân Đình), cụ Nguyễn Thượng Hiền, cụ Bùi Bằng Đoàn, và gần đây là Bùi Tín, Nguyễn Quang Thiều, đều chính người Liên Bạt (cũng nói thêm tôi thích cái tên nôm thuần Việt “làng Bặt” hơn cái tên chữ Liên Bạt) . Tác giả “Thời của thánh thần” chắc cũng là người Ứng Hòa vì bất cứ ai khi đọc tác phẩm này cũng đều nhận ra những tên làng, tên xã quen thuộc của Ứng Hòa dù tác giả đã chủ ý “hư cấu” đi. Keng C.V. chắc chắn được kế thừa tinh hoa đó (và tôi cũng được thơm lây !).
Trở lại với thơ, trước khi nói về thơ Keng C.V , tôi muốn tâm sự đôi điều quan niệm về thơ nói chung. Tôi còn nhớ cách đây bốn mươi năm có lẻ, thời tiền SV, tôi rất ham đọc sách và cũng yêu thơ như bất cứ học sinh phổ thông nào. Tôi có đọc bài của Chế Lan Viên trong phần mở đầu giới thiệu tập thơ Tố Hữu. Đây là bài luận về thơ ca mà tôi rất tâm đắc, chả thế mà các ý chính còn nhớ mãi đến bây giờ.
Theo Chế, làm thơ là đi giữa hai bờ vực, đó là “ý” và “nhạc”. Xin nhấn mạnh rằng “nhạc” chứ không phải “vần”. Sa xuống vực “ý” thì bài thơ thành một cái xác khô. Sa xuống vực “nhạc” thì bài thơ thành “ma-nơ-canh” mặc áo đẹp mà vô hồn. Một bài thơ hay là vừa có ý hay vừa có nhạc đẹp. Mà cái ý ấy lại phải là “ý tại ngôn ngoại” không nói toạc ra (thế còn gì là thơ nữa), người đọc cảm nhận đâu đó giữa hai dòng chữ.
“Em bảo anh đi đi
Sao anh không ở lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay”
Nhạc của bài thơ tự nó vang lên, chả thế mà những bài thơ hay chỉ đọc một lần là thuộc.
“Chiều nay dưới bến xuôi đò
Bâng khuâng qua cửa tò vò nhìn nhau
Ai đi đó, ai về đâu
Cánh buồn nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm …”
Bài thơ hay là tạo phẩm hoàn mỹ. Có lẽ đây là điểm chung giữa Toán và Thơ chăng. Toán học theo đuổi cái đẹp lý tưởng hóa, những điều mà Toán học nghiên cứu, những thứ như “điểm”, “đường thẳng”, “mặt phẳng” hay “vô cùng lớn”, “vô cùng bé” đều không có thực trong cuộc đời. Và để nói “A đúng” đôi khi nên nói rằng “ ¬A là sai đấy”. Vậy thì thơ Keng C.V. hay cũng không có gì là lạ !
Theo cách nhìn của tôi như đã nói trên, có thể chia các tác phẩm gọi là thơ ở VN làm 3 hạng: hạng “văn vần” (khá nhiều), hạng “cũng gọi là thơ được” (chiếm phần lớn), và hạng “xứng đáng gọi là thơ” (không nhiều). Điều này tôi cho là tự nhiên thôi, vì bài thơ hay là đúc kết những thăng hoa cảm xúc, những nỗi niềm đau đáu, đến phút xuất thần thành lời thành nhạc. (Tinh hoa phát tiết liên tục thì có mà “đi mua quan tài sớm” như các tác giả bài thơ con cóc mà Keng C.V. đã bình luận !).
Phải nói rằng tôi cũng làm thơ, từ khá sớm nhưng không nhiều, và cũng có đôi bài mà tự mình cho là hay. Tôi cũng biết rằng bài thơ hay nhất là với tác giả của nó. Không phải vì nguyên nhân “con mình mang nặng đẻ đau” mà chính là do tác giả rung cảm hơn ai hết với những ý tứ sâu xa nằm sau con chữ, người ngoài làm sao mà biết đến, mà cảm được. Cứ lấy ngay bài viết của Keng C.V. về bài thơ “Tìm em” thì rõ.
Bây giờ xin “bình” thơ Keng C.V. Những bài thơ viết về quê hương (Ứng Hòa của chúng ta !) đều hay vì nó là rung cảm thực sự của người con xa quê khi nhớ về thôn xóm mình.
Làng tôi lam lũ bao đời,
không buôn không bán trọn đời lúa khoai.
Xa quê lòng dạ nguôi ngoai,
chất quê đọng mãi, mệt nhoài nắng mưa
hay
Về quê tìm lại nhọc nhằn
Ngọt ngào thì ít, gian truân thì nhiều...
Và tôi thích nhất hai câu đầy phong vị ca dao:
Trở trời gió đổi heo may
Áo em cài lại thế này... đi em...
Tuy nhiên không phải không có sạn:
Về quê tìm lại lỗi lầm
Heo may thức tỉnh…dấn thân dại đần
Nhưng yên tâm đi Keng C.V. ạ. Cái nhìn của tôi, có phần cực đoan như nói trên. Cựu SV Toán mà bình thơ, “được đấy” đã là lời khen tột đỉnh rồi. Ngay như tuyệt phẩm “Em bảo anh đi đi …” tôi vẫn ước rằng giá khổ thơ tiếp theo ngang tầm hoặc hay hơn khổ thơ đầu tiên thì mới thực là hoàn mỹ.
“Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em”
Tôi vẫn đồ rằng người dịch bài thơ này chưa đạt đến đỉnh cao nghệ thuật dịch mà thôi.
Hà Nội 30/04/2012
PGS TS Nguyễn Đình Hóa
Đỗ Thu Yên - truongson5885@gmail - .0163.6689.629 - Hà Nội
(Ngày 14/06/2012 22:17:28)
Tôi cũng có người bạn xa sứ nên hiểu được nỗi niềm xa quê xin
Chia sẻ với bạn CHU VĂN KENG
TIẾNG QUÊ
Tiếng quê theo nhịp đưa nôi
Đung đưa theo nhịp sóng đời vang ca
Luôn nhìn những bước chân xa
Nghe theo nhịp sống chan hòa bốn phương
Dõi theo hình bóng thân thương
Tiếng ru gợi nhớ nhịp nhàng nôi đưa
Câu thơ nối nhịp gần xa
Diễn đàn lục bát đậm đà tình quê
Người ơi ! xin hãy lắng nghe
Vần thơ lục bát trưa hè vang xa
Lời ru theo nhịp nôi đưa
Nơi xa nghe tiếng quê nhà ngân nga
Bui Nguyệt - bimbenbon@yahoo.de - 015201705415 - Chemnitz CHLB Đức
(Ngày 23/05/2012 17:53:36)
Là người cùng xa hương nên tôi rất đồng cảm với những bài thơ của anh viết về làng quê ấm áp tình người. Thơ của anh thật lắm, vì nó là tiếng lòng của anh. Ước mong của anh cũng là ước mong của những người viễn xứ chúng tôi, tình cảm của anh dành cho quê hương đồng cảm với chúng tôi nhiều lắm. Bằng tình cảm của minh và từ sự quý trọng anh tôi xin họa hai bài thơ của anh.
Mong anh có nhiều bài thơ hơn nữa anh nhé
Chúc anh chị vui khỏe hạnh phúc - Các cháu thành đạt.
Bùi Nguyệt, Chemnitz. CHLB Đức
NHỚ LÀNG
Họa bài: CHẤT QUÊ
Từ ngày viễn xứ đến nay
Nhiều đêm vẫn thấy mơ bay về làng
Khi tỉnh giấc lúc mơ màng
Vẫn nôn nao nhớ xóm làng thuở xưa
*Đã xa làng nửa cuộc đời
Thèm hương ngô lúa nhớ mùi sắn khoai
Thương làng lòng dạ khôn ngoai
Chông chênh cuộc sống mệt nhoài gíó mưa.
-----------
QUÊ MÌNH
Họa bài HỒN QUÊ
Làng ơi xin hẹn ngày về
Vi vu tiếng sáo ven đê thả hồn
Hương lành ngọn gió đầu đông
Tung tăng bơi dưới dòng sông thủa nào
Cò bay qua vẫy tay chào
Rộng dang thẳng cánh lượn chao đồng làng
Đêm về em hẹn anh sang
Tình xưa nghĩa cũ em càng thương anh
Người buồn ngủ gặp chiếu manh
Vẫn say giấc đẹp ta dành tặng nhau
Trầu này mới xứng với cau
Chẳng như cái cái thuở ban đầu quá non
Ân tình xa xứ vấn vương
Hồn quê đất Việt tình thương quê mình.
Bùi Nguyệt.CHLB Đức
CHU DU - chudu68@gmail.com - 0363896668 - Thái Bình
(Ngày 30/04/2012 1:56:29)
Kính gửi Bác Keng
Hôm nay mới tỏ lòng Dần
Canh ba ngồi ngẫm mấy vần tặng huynh.
Vui thay toán số hữu tình
Sáu mươi bỗng nở thơ xanh đồng làng.
"Trời Tây xa lắc mơ màng"
Lòng còn thơ thẩn ao làng bèo tây.
Thu vàng, gió đổi heo may
Lòng se se đợi tới ngày về quê.
Con diều còn thả ven đê
Con sông vẫn mãi chảy về biển Đông.
Trời Tây vẫn một tiếng lòng
Hồn quê trĩu nặng trong dòng thơ trôi.
Heo may thức tỉnh một thời
Gió nồm thổi mát hồn người tha hương.
"Hồn quê thầm lặng ngấm vương"
Thân xa, hồn vẫn bên đường bờ tre.
Hẹn ngày bác trở lại quê
Cùng khêu con ốc, cùng nghe sáo diều.
12:56 AM 30/04
NHÂT ANH - tnminh2008@gmail.com - 0643 521527 - BR-VT
(Ngày 28/04/2012 20:03:19)
Làng tôi lam lũ bao đời,
không buôn không bán trọn đời lúa khoai.
Xa quê lòng dạ nguôi ngoai,
chất quê đọng mãi, mệt nhoài nắng mưa
Nếu không phải là người nặng lòng với quê hương ,khó có thể viết được những câu thơ như thế! Chỉ 4 câu trên thôi mà anh đã khái quát cả cuộc sồn của người dân quê ta là lam lũ với ruộng dồng, quanh năm vât vả nắng mưa,mưa nắng mệt nhoài! Và bày tỏ được tình cãm của mình vói với quê hương. Tính hàm xúc như thế này rất cần có ở trong thơ.!
Tôi thật sư xuc đông khi đọc chùm thơ nói về quê hương của anh ,hình anh quê ta hiện ra rất chân thực, chân thực như tình cảm của anh dành cho “cái ao làng”, như khat vọng cháy bỏng” Về quê” của người viễn xứ:
Trời tây xa lắc mơ màng,
Bao giờ ta lại về làng ta xưa?
mong anh co nhieu bài thơ hay hơn nữa!
NHẬT ANH
Vũ Ngọc Huyên - vungochuye@gmail.com - 01672248598 - TP THANH HOÁ
(Ngày 28/04/2012 17:52:02)
GÁI QUÊ
Anh đi xa lắc xa lơ
Để em ở lại mộng mơ một đời
Ốc cua đã tuyệt chủng rồi
Chợ quê hết chỗ em ngồi bán buôn
Còn chăng chỉ một nỗi buồn
Nay ra phố thị bán buôn kiếm lời
Được khen em gái thức thời
Vốn nhà sãn có em mời bán hoa
Ka rao ke. Máy điều hoà
Áo phông váy ngắn nhạt nhòa nét quê.
Quên rồi cả lối đi về.
Thân em xơ xác chán chê cuộc tình
Thâu đêm cho đến bình minh.
Vui buồn sướng khổ chỉ mình em hay.
GIÓ LÀO
Kim Ngọc Cương - thucuong51@yahoo.com - 80438563521 - Hà Nội - Việt Nam
(Ngày 27/04/2012 11:37:57)
Chu Văn Keng là người học toán nhưng lại làm thơ. Điều đó cho thấy Anh là một người rất lãng mạn trong cuộc sống. Mà cũng phải thôi, học toán mà làm thơ thì không có gì là ngạc nhiên cả. Đấy là việc bình thường bởi ai mà không lãng mạn ít nhiều, khi lãng mãn đến mức nào đó sẽ thăng hoa thành thơ. Bản chất của toán không phải là khô cứng như nhiều người thường hiểu. Nhiều người cứ nghĩ rằng, những người học toán chỉ tư duy: một cộng một bằng hai; nhưng thực ra trong toán còn có môn học mà một cộng một bằng một và nhờ có lý thuyết này, công nghệ kỹ thuật số mới ra đời và phát triển làm thay đổi hầu hết nhiều lĩnh vực kể cả những ngành xã hội-nhân văn.
Chu Văn Keng mới làm thơ từ năm 2010 nhưng đã có rất nhiều thơ và có nhiều bài thơ hay, nhất là thể thơ lục bát. Tôi đồ rằng, do anh được sinh ra và lớn lên ở một làng quê Xứ Đoài Hà Nội nên tâm hồn anh đã thấm đậm chất thơ lục bát; chất thơ ấy bị kìm nén 60 năm, nay không thể giữ được trong lòng đã bật ra thành những câu thơ mượt mà, rung động một cách rất tự nhiên, không gò ép, khuôn sáo mặc dù thể thơ lục bát đòi hỏi chặt chẽ về niêm luật. Đa phần những người làm thơ lục bát thường lấy đề tài về quê hương. Với Chu văn Keng (cũng như Nguyễn Bính và nhiều nhà thơ khác) vì cuộc sống đã phải ly hương nhưng lúc nào cũng đau đáu về quê hương, bản quán. Quê hương đã là một phần máu thịt và cao hơn thế đã trở thành "Hồn quê" trong Chu Văn Keng. Quê hương trong Chu Văn Keng rất cụ thể: từ cây đa, giếng nước, cánh đồng chăn trâu thưở bé đến miếng trầu, quả cau; là người bạn gái ngày xưa, có tình ý với nhau “Em nghe họ nói mong manh, hình như họ biết chúng mình với nhau”. Có vẻ như người bạn gái này e dè dư luận nhưng khi nói với bạn trai của mình thì tôi có cảm giác như là mừng rỡ, tự hào khi được dư luận để ý. Tình yêu trai gái trong thơ của Chu văn Keng lúc nào cũng thế, chỉ như ở trên mức tình bạn một chút thôi, không vượt quá giới hạn nên luôn luôn đẹp và để sau này khi xa chỉ có hoài niệm, tiếc nuối.
Bản thân Chu văn Keng làm thơ nên rất thấu hiểu đời sống của các nhà thơ. Người làm thơ không bao giờ nghĩ mình "làm giầu" về vật chất như "làm quan". Có người, khi tình cảm bị dồn nén, đau khổ đến tột cùng thì sẽ có thơ hay như trường hợp Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,...Thời nay, các nhà thơ tuy không bị lâm vào "bước đường cùng" như các nhà thơ này nhưng họ lại bị dằn vặt, đau khổ vì những điều khác. Đất nước, quê hương không phải không nuôi nổi người dân nhưng vẫn có hàng triệu người phải xa Tổ quốc. Những người "Hồn quê thầm lặng ngấm vương, níu chân bao kẻ tha phương như mình" mà vẫn phải rời đất nước ra đi như Chu văn Keng. Không phải là họ trốn tránh trách nhiệm công dân; mà việc họ ra đi chỉ là tình thế tạm thời. Một ngày nào đó họ sẽ "Làng tôi yêu dấu lâu nay, ai đi xa mấy cũng quay về làng" cho dù hiện tại "Trời tây xa lắc mơ màng, Bao giờ ta lại về làng ta xưa?". Tôi tin là họ cũng như Chu Văn Keng sẽ trở về trong lòng Tổ quốc, ngay cả với những ai không thể về bằng "phần xác" thì "phần hồn" của họ cũng đã trở về.
Chúc Chu Văn Keng làm được nhiều thơ hơn nữa để "Xây lầu trong Dân"
Hồ Đình Bắc - hodinhbac@gmail.com - 0912280375 - Thành phố Vũng Tàu Tỉnh BRVT
(Ngày 26/04/2012 12:30:02)
Gặp Chu Văn Keng với chùm thơ đậm đà tình quê đọc xong mà mát lòng mát dạ, cùng cảnh người xa quê cùng tâm trạng, cảm động lắm khi tác giả rút lòng rút ruột ra để tìm tứ cho thơ, cho chính quê nhà trăm thương nghìn nhớ :"Quê anh êm ả thanh bần
Tình làng nghĩa xóm ân cần có nhau" Cái làng quê êm đềm ấy ai mà không nhớ không thương,không khắc khoải đợi chờ ngày về xum họp.
"Cây đa giếng nước mời chào,
cánh đồng rợp cánh cò chao ven làng."Chu Văn Keng tìm tòi từ ca dao để đưa ý đưa tứ vào thơ mượt mà, bay bổng tôi tin chắc rằng chất thơ ấy tâm hồn ấy có thể giúp anh sáng tác nhiều hơn hay hơn góp cho đời những bài thơ tâm huyết.
Cả chùm thơ nói về quê bài nào Chu Văn Keng cũng đau đáu nỗi niềm
"Hồn quê thầm lặng ngấm vương,
níu chân bao kẻ tha phương như mình.
Hồ Đình Bắc chúc Chu Văn Keng mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc.
|