Chủ nhật, 24/11/2024,


Võ Quang Diệm (01/01/2012) 

1.Vài nét về tác giả:

Tác giả Võ Quang Diệm sinh năm 1951 tại Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An;
Địa chỉ: Nhà 43, Ngõ Gốc Đề, tổ 14, P. Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội;
Tiến sỹ: Chuyên ngành máy xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, 1987;
Nghề nghiệp: Tư vấn, công chức, giảng dạy;
Hiện tại: PCT Hiệp hội Tấm lợp VN; Phó Viện trưởng Viện Môi trường & Sinh thái Đô thị; Giảng viên thỉnh giảng Học viện ĐT cán bộ QL XD&ĐT; Trường Đại học Phương Đông;
Hội viên Câu lạc bộ sáng tác VHNT Hồ Gươm;
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam;
Email: vqdiemts@yahoo,com; ĐT: 0912 273 959
Tác phẩm đã xuất bản:
- Ký ức tình yêu - Thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2008 ;
- Chốn quê neo đậu hồn tôi - Thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010;
- Lời ru cho em - Thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2011;
- Bỗng dưng thèm trách mắng (Sắp xuất bản)
- Có thơ in trong các tuyển tập: Ngày hội thơ, tập 6; Lãng đãng Hồ Gươm, tập3;
Lộc phát Tân Mão; Vùng phấn bay; Màu hoa đỏ; Thơ Việt đương đại (sắp xuất bản); Thơ phổ nhạc và Thơ đăng trên các báo, tạp chí Trung ương, ngành.

2.Thi phẩm lục bát:


KHÚC GIAO MÙA

Kìa em! trời đất giao mùa
Búp chồi lánh rét cũng vừa biếc xanh

Nụ xuân chúm chím đầu cành
Sắc xuân muôn vẻ, long lanh mắt ngời

Hương xuân ngan ngát đất trời
Em xuân phơi phới như hồi xuân yêu

Sánh vai nhau giữa tím chiều
Lâng lâng tim hát lời yêu nồng nàn

Biển đời gió dập, mưa chan 
Thuyền tình tới bến vẹn toàn, ấm êm

Trinh nguyên nét đẹp thảo hiền
Vui trào hạnh phúc, thắm duyên tình đời

Nhựa xuân ứa giục lòng người
Mắt yêu máy mắt, môi cười gọi môi.


HOA RỪNG


Là hoa khôi của quê nhà
Yêu nghề, thương trẻ thành hoa miệt rừng
Núi trước mặt, núi sau lưng
Trường em dạy ở lưng chừng non cao

Tuổi xuân dằn nén khát khao
Em gùi chữ thắp sáng bao bản làng
Trường tranh, vách liếp tuềnh toàng
Trò nghèo quần áo xềnh xoàng... em thương

Co ro khi gió lay trường
Cành khô nhóm lửa xua sương ấm lòng
Nghề trồng người! có thong dong?
Đâu riêng kiến thức ghi trong giáo trình

Băng rừng mòn gót chân xinh
Nựng trò đến lớp tựu tình mẹ con
Uốn từ nét chữ chưa tròn
Chút chăm từng búp măng non bản nghèo

Con đường biếu chữ gieo neo
Em vằng vặc ánh trăng treo giữa trời
Hoa khôi đẹp được một thời
Hoa rừng cho quả ngọt đời muôn sau.

 

ĐÓN BẠN TRỞ VỀ

Thương mày lạnh lẽo nẻo xa
Tìm...đón về với ông bà tổ tiên

Rứa là mày vẫn linh thiêng
Trở về... sau những năm biền biệt xa

Còn chi? nắm đất gọi là!
Bao năm vùi tạm, xót xa phận người

Chỉ là ngôi mộ gió thôi
Người thân đỡ tủi, có nơi mày về

Đớn đau ngẫm lại nguyện thề
Sụt sùi hương khói, dầm dề lệ tuôn.


GIỌT THU

Tí tách từng giọt thu rơi
Buồn vương vương nhớ thu vời vợi xa
Sắc vàng óng ả thu Nga
Ta thung thăng giữa thiết tha rừng chiều

Em thời phơi phới tuổi yêu
Anh khao khát được trao điều đắm say
Chao trời, rung đất, nghiêng cây
Chiều thăm thẳm biếc, tình ngây ngất tình

Giọt thu buồn bã lặng thinh
Câu thơ nghẹn đắng khi mình chia xa
Thu quyến rũ, em kiêu sa
Mãi là nỗi nhớ em và mùa thu.


TỰ MÌNH CHUI RỌ, ĐEO GÔNG

Tôi đi tìm nửa của tôi
Nụ còn iu ấp tím trời mộng mơ
Trắng trong bông tuyết đầu mùa
Mỏng manh tan biến khi vừa chạm môi

Thượng huyền trăng vỡ làm đôi
Kẻ mơ làm cuội vẫn côi cút tình
Tâm thành tìm nửa của mình
Muội mê đuổi bóng bắt hình ven sông

Ngu ngơ kiếm lá diệu bông
Để làm sính lễ, hoài công tháng ngày
Cái duyên phải số trời đày
Tình vừa như... đã lăn quay chòng mòng

Tự mình chui rọ, đeo gông
Riêng tình thơ vẫn sổ lồng bay cao.

 

 

GẶP MƯA

Trời mưa ướt áo em rồi
Áo da, da áo làm tôi ngỡ ngàng
Lắm người liếc dọc, nhìn ngang
Khuôn trăng tím tái, dần sang ửng hồng.

NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY...

Buồn đời huyễn hoặc vẩn vơ
Ngồi nơi đáy giếng, mộng mơ thiên đường
Lối lên tít tắp mù sương
Bạc đầu quanh quẩn mốc đường hư vô.


THƯƠNG VỀ HOÀNG SA

Ban mai ngắm sóng xô bờ
Vầng dương lấp ló phía mờ mờ xa
Quặn lòng nghe sóng Hoàng Sa
Đớn đau uất hận, xót xa nhiều điều

Hoàng Sa quần đảo dấu yêu
Dậu phên nước Việt từ nhiều đời nay
Long lanh nước biếc trời mây
Cát vàng óng ánh, biển đầy cá tôm

Chơi vơi, chìm nổi, sóng cồn
Hoàng Sa một giải tiền đồn nước Nam
Giận quân bành trướng gian tham
Đã ăn cướp còn nói càn hung hăng

Nhắc bay bài học Bạch Đằng
Chương Dương, Hàm Tử, Chi Lăng, Ngọc Hồi
Một tấc sông núi biển trời
Của nước Nam phải trả người nước Nam!

Cửa Lò 7-2011

Võ Quang Diệm

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Hữu Hoàng - hhong488@yahoo.com - 0963443889 - Nghĩa Lâm - Nghĩa Đàn - Nghệ An  (Ngày 15/02/2013 20:50:17)

Khi đọc chùm thơ lục bát của Tiến sỹ Võ Quang Diệm một sv còn trẻ như cháu-một thế hệ mới ít tiếp xúc với văn thơ VN- cháu rất xúc động và tự hào. Nhân dịp xuân Quý Tỵ,cháu xin chúc Nhà Khoa học, Nhà báo, Nhà thơ, Tiến Sĩ Võ Quang Diệm và gia đình sang năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
HAPPY NEW YEAR!
2013

  Hoàng Tân - tanbxd@yahoo.com - 04.39760271 - 37 Lê Đại Hành - Hà Nội  (Ngày 16/01/2012 14:23:55)

Khi đọc chùm thơ lục bát của Tiến sỹ Võ Quang Diệm, tôi thấy ngạc nhiên về cách thể hiện khác với các thể loại thơ của anh đã xuất bản trước đấy. Đối với chùm thơ này, tôi nghĩ tác giả đã thể hiện tình cảm, tình yêu... một cách sâu sắc về cái rất gần nhưng lại rất xa,như bài thơ có tiêu đề TỰ MÌNH CHUI RỌ, ĐEO GÔNG.
Nhân dịp xuân Nhân Thìn,em xim chúc Nhà Khoa học, Nhà báo, Nhà thơ Võ Quang Diệm và gia đình sang năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng
Hoàng Tân

  Hoài Giang - hiephoitamlop_vn@yahoo.com - 04 37762552 - Hà Nội  (Ngày 14/01/2012 20:22:43)

Chúc mừng PCT, TS-NT Võ Quang Diệm có chùm thơ mới với nhiều cảm xúc, suy tư được giới thiệu trên trang Tác giả-chùm thơ của lucbat.com. Đây là sự khẳng định, một bước tiến dài của NT với thể loại thơ lục bát. Trừ “Những điều trông thấy...;Thương về Hoàng Sa” những chủ đề mang tính nhạy cảm, văn thơ còn né tránh, 6 bài còn lại đều là các chủ đề quen thuộc, nhưng các bài đều có những câu thơ, khổ thơ hay mang dấu ấn riêng của tác giả.
“Băng rừng mòn gót chân xinh/Nựng trò đến lớp tựa tình mẹ con”. Người ta nựng con, nựng cháu, còn nựng trò chỉ có NT- V.Q.Diệm. “Hoa rừng” đã nói lên được sự tận tụy đầy khó khăn, gian khổ của những cô gái miền xuôi lên miền núi làm nghề gùi chữ, biếu chữ-nghề trồng người với hy vọng ...ngọt đời muôn sau ở vùng biên cương của Tổ Quốc.
Đón bạn trở về là bài thơ hay, xúc động: “Còn chi, nắm đất gọi là... Người thân đỡ tủi, có nơi mày về”. Những câu thơ làm ta lặng người đi, xót xa với những kiếp người, chết không được chôn cất, chỉ vùi tạm cho đến ngày tìm được mộ, đón về quê hương chỉ còn là nắm đất. Hai câu kết để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ , nguyện thề của cả một thế hệ, nguyện thề của những người ra đi với người ở lại, của người sống với người đã khuất có điều gì đấy chưa xứng đáng chăng? để bây giờ NT chuyện trò với nắm đất, coi như xương cốt của bạn mình, ngẫm lại thấy đớn đau...Một lời trách cứ, rất đáng để người đời suy ngẫm.
Người đọc biết NT- V.Q.Diệm có nhiều bài thơ về chủ đề mùa thu khá thành công. “ Giọt thu” với những câu thơ “ Chao trời, rung đất, nghiêng cây/ Chiều thăm thẳm biếc, tình ngây ngất tình”. Cảnh chiều thu và tình yêu đôi lứa đã được TG đẩy lên đến đỉnh cao tuyệt vời “ Thăm thẳm biếc, ngây ngất tình”. Thật đẹp, ấn tượng và phóng khoáng. Người đọc khó quên, và câu thơ chắc sẽ theo tác giả cùng năm tháng.
“ Gặp mưa” là một thành công của tác giả.Ẩn dụ, hàm súc, gợi cho người đọc nhiều suy tưởng thú vị. NT đã bẻ đôi câu Kiều làm tiêu đề cho một bài tứ tuyệt: Những điều trông thấy...Có phải NT đang chờ bạn đọc đọc tiếp câu thơ của cụ Nguyễn chăng? Thực ra câu cuối NT đã kết rồi, chỉ có chưa cảm thôi! Đây là những vấn đề lớn của cuộc sống. Chỉ mong chúng ta không tự huyễn hoặc mình, huyễn hoặc nhau. Người đọc thích hai bài tứ tuyệt này“ Ý tại ngôn ngoại”.
Có phải người Việt Nam nào cũng biết “Hoàng Sa quần đảo dấu yêu/ Dậu phên nước Việt từ nhiều đời nay”? Cám ơn NT Võ Quang Diệm, cám ơn lucbat.com đã giới thiệu “ Thương về Hoàng Sa” với khổ thơ cuối thật hào sảng, để cho bạn đọc có thêm thông tin, có thêm niềm tin trong cuộc chiến đấu giành lại Hoàng Sa và khẳng định chủ quyền biển đảo của chúng ta.
Hoài Giang.
 

  Đặng Thái - thaikt2@yahoo.com - 0946848130 - Cty xi măng Đồng Bành  (Ngày 12/01/2012 16:47:34)

Gửi anh Diệm,
Em đã đọc chùm thơ của anh, em có cảm nhận thế này(có gì anh cùng trao đổi nhé):
1. chùm thơ của anh, em tạm chia ra làm mấy nội dung: xã hội, nhân văn, tự sự, ngẫu hứng.
2. trong đó Về sở thích:
- Em thích thể loại thơ mang tính nhân văn nhất (đặc biệt là tâm linh) nên bài "Đón bạn trở về" là em thích hơn cả.Trong đó có 2 câu thơ này rất ý nghĩa: "Chỉ là ngôi mộ gió thôi, Người thân đỡ tủi, có nơi mày về"
Hôm trước em có xem chương trình "Biển đảo quê hương" trên VTV nên Em đã từng nghe và biết về ý nghĩa của các ngôi mộ gió nên rất hiểu tâm trạng của những người thân khi thắp hương trước mộ mà không có tấm xương tàn (hoặc không đầy đủ) của người đã chết, nhất là Triết lý và văn hóa phương Đông cũng như của Việt Nam là " Sống phải còn người, chết phải còn xương". Do vậy, những người còn đang sống như anh em mình cần phải sống sao cho phải với đạo con người (kể cả khi người đó đã chết).
- Loại thơ thứ hai mang tính ngẫu hứng, tự nhiên là bài " Gặp mưa". Anh xây dựng hình ảnh "Khuôn trăng tím tái, dần sang ửng hồng" rất hay vì nó mang tính đa nghĩa, người đọc có thể hiểu đa chiều và liên tưởng nhiều hình tượng với từ "khuôn trăng" của một người con gái bị ướt mưa,đặc biệt khi láy từ "Áo da, da áo...". em cảm nhận bối cảnh lúc đó giống như câu thơ này " Áo em trắng quá nhìn...xuyên qua" nên cô gái mới "....dần sang ửng hồng" khi "lắm người liếc dọc, nhìn ngang", đúng vậy không anh?!
3.Thôi, em mạn phép tản mạn một chút cảm nghĩ về chùm thơ của anh. có điều kiện em sẽ ngồi cùng anh để được cùng chia sẻ những bài thơ của anh. Có gì anh cứ email cho em theo địa chỉ: thaikt2@yahoo.com. Thế anh nhé.Chúc anh và gia đình một năm mới mạnh khỏe, an khang, bình an, thịnh vượng.
em Đặng Thái

Các bài khác: