Thứ sáu, 22/11/2024,


Đặng Quang Long (10/08/2011) 

 

 

 

 

1. Vài nét về tác giả:
Tác giả Đặng Quang Long.
Hiện sinh sống tại Tổ 1, khu 8B, phường Quanh Hanh,thị xã Cẩm Phả,Quang Ninh.
Điện thoại: 0984836314.
Email: thuong.dangvo@yahoo.com

2. Thi phẩm lục bát:

 


KIẾP PHÙ HOA

Tiếc là cả một kiếp người,
Ở đâu cũng thấy ngập đời phù hoa,
Mỡ màu câu gửi, câu thưa
Mà không chịu hiểu đã thừa phù vân.

Ta ngồi bên hũ rượu cần,
Uống say với lửa bếp xuân giữa ngàn,
Cùng em tắm ánh trăng vàng,
Chia vui một buổi sương tan giữa trời

Xin thôi chen chúc chợ cười,
Xin xa cả cái thói đời phù hoa.


HƯƠNG THẦM.

Hình như thu đẫm hương thầm,
Bao điều muốn nói, dây âm không lời.
Gửi vào hương của hoa tươi,
Gửi vào hương lúa, hương đời, hương thơ

Gửi vào cánh bướm mộng mơ,
Gửi vào dìu dặt cánh cò trắng bay
Gửi vào cơn gió rung cây,
Gửi vào cả nữa trăng say giữa trời.

Bao điều muốn nói em ơi,
Mà anh chỉ gửi chút thôi hương thầm.
Nếu mà gặp được tri âm,
Dây thơ thánh thót, nguyệt cầm sẽ ru.

 

KHÔNG NÍU ĐƯỢC MÙA THU.


Sương thu tưởng nhẹ như mơ,
Nắng thu cũng tưởng hững hờ thế gian,
Gió thu tưởng một cung đàn,
Vậy mà cố níu không toàn mùa thu.

Tre xanh kẽo kẹt lời ru,
Trăng cài cuộn lấy tóc tơ mịn màng,
Chăn mây từng lớp dịu dàng,
Đẫm từng lọn nắng đượm hàng mi đen,

Thu qua ngày lại qua đêm.
Mà không níu được cho em một ngày,
Cho tình thu của em say
Cho anh thêm nữa một ngày yêu em.

Rồi mai thu vội qua thềm,
Để vương khoé mắt, nhàu thêm tháng ngày.
Níu thu nắm lại trong tay,
Mà thu tuột mất cho đầy sầu vương.


Đặng Quang Long

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn thị Hạnh - locton10111959 - 0944756637 - Bắc ninh  (Ngày 08/10/2011 22:45:16)

Đọc hương thầm
Nếu không gặp được tri âm.
Dây đây,đàn đấy ai cầm mà so.

Hương thầm nên cứ đắn đo.
Nâng lên đặt xuống tìm dò nông sâu.


còn ta chỉ viết đôi câu.
tình ta đã có một bầu trời sao.

Vườn xuân thắm sắc nhị đào.
So dây ta với đất trời vi vu.

Dù người chẳng hiểu lời ru.
riêng trời thấu nhẽ tâm tư người đời.

có trời có đât mình ơi!

  Lê Thị Thanh Xuân - Xuan.bdhn@gmail.com - 0913289566 - Hà Nam  (Ngày 10/09/2011 9:36:56)

Khi đọc những bài thơ lục bát của Đặng Quang Long, tôi cứ hình dung anh là một người đầy trải nghiệm trong cuộc sống và đã từng qua công tác quản lý. Thơ anh thật lãng mạn, sâu sắc nhưng không mang nặng tính triết lý mà giống như một lời tự sự trong "Kiếp Phù Hoa", lời ý nhị trong "Hương Thầm" hay chàng kiến trúc sư mải đắm mình xây lâu đài tình yêu trong "Không níu được mùa thu" qua khổ thơ thứ 2.
Tôi thích tư duy trong thơ anh, từ cách đặt vấn đề đến kết thúc bài thơ, nó làm cho người đọc luôn được nhận rất nhiều.
Chúc anh luôn thành công.

  cumom - cumom8x@yahoo.com.vn - 0985786551 - ninh bình  (Ngày 14/08/2011 10:32:38)

NHẦM
Trời thu gió chẳng rì rào
Lấy câu lục bát ném vào khoảng không
Nhầm rơi vào chốn phố đông
Mấy ai trong đó vô công rỗi nghề
Vô công xoay tính nô đề
Vô công quen thói dãi dề trần gian
Nhầm rơi vào chốn gian lan
Ăn còn chẳng đủ thì quan tâm gì
Nhầm rơi vào chốn đồng quê
Tối ngày đồng ruộng dãi dề tháng năm
Thơ à mấy kẻ quan tâm
Giầu nghèo đều cứ xăm xăm kiếm tiền
Thơ ta ta chút muộn phiền
Nhưng sao chút được nỗi niềm thế gian

  Đào Vinh - vinhdaohp688@yahoo.com - 0913576936 - Đài PTHT HP  (Ngày 11/08/2011 18:10:27)

Đọc bài "Ko níu đc mùa thu", của ĐQL.Đúng là mùa thu bao giờ cũng như cô gái đẹp. Chỉ có điều mùa thu đẹp mang hương sắc buồn buồn, man mát trong thơ anh về những mối tình đẹp và đầy lãng mạn nhưng tg sao ngắn chẳng thương ta...? Tôi cảm hứng mạo muội có mấy câu góp vui cùng Nhà thơ ĐQL. Cho vay thêm mùa thu để có tg níu người ở lại..

Cho vay...

Cho vay một chút hương mùa
Để thu ở lại nắng vừa phải thôi
Nắng vờ khem khép bờ môi..!
Chờ anh hôn nhẹ vào đôi môi hồng..?
Đào Vinh HP

Các bài khác: