Thứ sáu, 22/11/2024,


Nguyễn Quang Du (11/07/2011) 

 


 

 1. Vài nét về tác giả:

Tác giả Nguyễn Quang Du sinh ngày 8.3.1974 tại Thái Bình
Hiện là Giáo viên văn giảng dạy tại trường THCS Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
ĐT: 01263.389.666 & 01663.922.888
Email: khanhthi68@gmail.com

 

 

 

 

2. Thi phẩm lục bát:

 

 

 

 

 

  
THƠ

Thơ là giai điệu tâm hồn,
Là niềm vui với nỗi buồn trào dâng,
Khi trăn trở, lúc bâng khuâng,
Trái tim cất tiếng vang ngân ngàn đời.

NẮNG

Nắng thơm rơm mới đường quê,
Cô em gẩy nắng trưa hè xốn xang.
Em phơi hương của đồng làng,
Ước gì hóa nắng nhuốm làn da em.

ĐỌC LẠI KIỀU

Đêm đông đọc lại Truyện Kiều,
Mà lòng lửa đốt bao điều nhân sinh.
Từ xưa: tiền, tệ, tội, tình,
Tài hoa vùi dập, gia đình phân li.

Hồng nhan bạc mệnh bởi vì:
Nhân gian lắm kẻ so bì, tham lam?
Lật lừa đâu chỉ lũ quan?
Bực, buồn, trăn trở là ngàn câu thơ.

Tố Như xưa, vọng đến giờ
Nỗi đau đời trước, nỗi ngờ kiếp sau;
Biết ai cười khóc cùng nhau?
Tâm tình huyết lệ thành câu thơ bừng.

Tài hoa, tai họa theo cùng,
Tiền, tài, tình, tội hóa dòng lệ rơi.
Yêu thương trọn kiếp con người,
Lời thơ còn vọng đất trời vạn xuân.
 

ĐỜI

Đời là dòng suối lệ rơi,
Hay là ngày hội niềm vui dâng tràn?
Hay như kiếp lá trên ngàn,
Hay như mây dạo mênh mang biển trời?

Đời như giấc mộng thoảng trôi,
Sắc không, không sắc đổi dời bể dâu.
Trăm năm, lá thoảng, bóng câu,
Đời còn đọng lại những câu ân tình.

Xoay vần trong kiếp mưu sinh,
Đời ta là khúc nhạc tình tính tang.
 

 

VIẾT


Chấm ngòi bút xuống sông Hồng
Một câu thơ chảy xanh đồng quê hương.
Chấm vào dòng Thái Bình Dương,
Một câu thơ nổi sóng cồn biển Đông.
Chấm vào mỗi ánh mai hồng,
Một câu nhân ái gửi lòng nhân gian.


Nguyễn Quang Du

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Thu thảo - Thuthaotb91@gmail.com - 0904999320 - Minh Hòa- Hưng Hà- Thái Bình  (Ngày 26/09/2011 17:07:44)

Ôi thầy, đọc thơ của thầy mà em muốn quay về thời học sinh để nghe thầy giảng quá!

  Đặng Vũ Thủy Tiên - duytien.ialy@gmail.com - 0905114504 - Trường THCS IaLy-ChưPăh-Gia Lai  (Ngày 15/07/2011 7:13:15)

Hay lắm Du à! Anh lâu nay ít sáng tác. Đọc thơ em thấy có nhiều trăn trở. Ừ, trăn trở cho mình, cho người và giữ được nét duyên quê và hồn Việt bằng LỤC BÁT không có nhiều người vào thời buổi này.

  Trần Bình Minh - binhminh1957@gmailcom - 0978146538 - Đông Triều, Quảng Ninh  (Ngày 15/07/2011 0:46:14)

Khi tôi đọc chùm thơ của NQD đã bắt gặp một quan niệm sâu sắc và khá toàn diện về Thơ. Trước hết thơ là nhạc của tâm hồn đẹp. Thơ mang theo niềm vui và nỗi buồn của thi sĩ trước thiên nhiên, trước cuộc đời. Trong thơ chúng ta vừa thấy những tấm lòng trăn trở trước thực tại, vừa thấy cả những cảm xúc bâng khuâng mơ mộng của thi nhân. Và đích cuối cùng của thơ là "từ trái tim đi đến trái tim" để thơ có sự sống trường tồn.
Với bài "Nắng" là một sự nhạy cảm và đa tình của TG khi muốn hoá nắng để bám vào làn da thôn nữ. Đây là tứ thơ tinh tế và giàu tính gợi cảm.
Ngẫm kĩ bài "Đọc lại Kiều", hinh như TG quá dụng công để nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Bài thơ có vài câu mang giai điệu lạ
như là đánh giá, tổng kết về nội dung TP. Bên cạnh đó có những câu ẩn chứa triết lí nhân sinh "Tiền, tài, tình, tội hoá dòng lệ rơi". Có câu như nói bóng gió thực tại "Tố Như xưa, vọng đến giờ - Nỗi đau đời trước, nỗi ngờ kiếp sau". Tôi thích nhất hai câu cuối: "Yêu thương trọn kiếp con người - Tiếng thơ còn vọng đất trời vạn xuân". Hai câu này có thể lấy ý từ hai câu của Tố Hữu :"Tiếng thơ ai vọng đất trời - Nghe như non nước vọng lời ngàn thu". Nhưng cái hay của hai câu cuối bài "Đọc lại Kiều" là ở chỗ: TG khái quát được tấm lòng Nguyễn Du, khẳng định được giá trị bất hủ của Truyện Kiều. Với hai từ "vạn xuân", TG đã đưa ra một thước đo giá trị mới cho sức sống của thi ca.
Với bài "Đời" tôi thấy NQD có những suy tư, triết lí theo quan niệm cổ xưa. Nhưng hai câu cuối thì rất hiện đại, độc đáo và đa nghĩa "Xoay vần trong kiếp mưu sinh - Đời ta là khúc nhạc tình tính tang".
Cái xoay vần của tạo hoá chuyển thành xoay vần của kiếp người. Nó còn là xoay vần của câu chữ để tạo ra khúc nhạc tình, nhạc tính, nhạc tang. Chẳng hiểu TG có chấp nhận sự suy luận này không? Nhưng trong các bài thơ tôi đã đọc thì tôi thích nhất hai câu thơ này.
Còn trong bài "Viết", TG cho tôi thấy một tứ thơ đích thực lãng mạn và tài hoa. Có lẽ đây cũng là bài ngầm chứa quan niệm sáng tác của NQD chăng?

Các bài khác: