Thứ hai, 25/11/2024,


Lê Xuân Bột (11/10/2010) 

I. Vài nét về tác giả:

Nhà văn Lê Xuân Bột còn có bút danh Lê Xuân,Thọ Hải. Sinh năm Ất Dậu – 1945 tại làng Hón, xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Thường trú: 55/5 CMT8 - TP Cần Thơ

Nghề nghiệp: Dạy học, làm báo, viết văn

Hội viên Hội Ngôn ngữ học Việt Nam

Uỷ viên BCH Liên hiệp các Hội VHNT TP Cần Thơ

Hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ

Hội viên Hội Văn Nghệ dân gian TP Cần Thơ

Email: xuanbot@gmail.com

Điện thoại: 0947.615119

Giải thưởng văn học, báo chí:

- Giải Ba về Bình thơ của Đài TNVN 1997-1998

- Giải Khuyến khích về Bình Ca dao của Tạp chí “Thế giới trong ta” - 2002

- Giải Ba về Viết lời mới cho 10 bản tổ Đờn ca tài tử Nam Bộ của Tạp chí Thế giới mới- 2003.

- Bằng khen cộng tác viên Xuất sắc của Báo QĐND Việt Nam  năm 2002

- Được bình chọn là 1 trong 10 tác giả có bài viết  xuất sắc nhất của Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống năm 2002.

- Giải Khuyến khích về VHDG- công trình tập thể Bước đầu tìm hiểu Văn hóa dân gian Bình Thủy – Long Tuyền  năm 2004.

- Giải Khuyến khích thi Bút ký văn học TP Cần Thơ năm 2007

- Giải Khuyến khích VHDG - công trình tập thể Văn hóa-văn nghệ dân gian Cần Thơ năm 2008.

- Giải Ba cuộc vận động sáng tác văn học “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2009

Tác phẩm đã xuất bản:                       

1- In chung:  Trên 20 tác phẩm

2- In riêng:

 - Lời đồng vọng (Bình thơ- NXB Văn Nghệ)

 - Tiếng nói tri âm (Phê bình Văn học - NXB Hội Nhà văn)

 - Nhà giáo - nhà báo - nhà văn (Chân dung văn học - NXB Văn học)

 - Tây Bắc yêu thương  (Tập truyện, ký- NXB Trẻ)

 - Vài cảm nhận về văn hóa, văn nghệ dân gian (NXB Văn Nghệ)

 

II. Thi phẩm lục bát: 

 

 

DẤU CHÂN

 

Ghe lui còn để dấu giầm *

Dấu chân để lại tấm lòng với thơ

Quê hương! khuất bóng xa mờ

Khắc ghi lòng dạ từng giờ, tháng, năm,

Đẹp hơn cả ánh trăng rằm

Dấu chân lưu lại với ngàn mai sau

Cho dù bao cảnh bể dâu

Màu xanh vẫn ngút ngát màu thời gian

Cho dù còn lắm đa đoan

Dấu chân rồi sẽ xoá tan ưu phiền.

Bàn chân đi khắp trăm miền

Dấu chân gởi lại kết thêm tình đời.

 

Người ơi, tiếng vọng bồi hồi

Dấu chân xanh cứ cất lời đơm hoa.

 

 

 

ĐI TÌM LỜI YÊU

 

 

Thôi đừng trách nữa người ơi

Để cho ngày ấy nổi trôi theo dòng

Thôi đừng oán giận, sầu đong

Để hình thẹn bóng, lệ ròng thâu đêm

Thôi đừng thề thốt gì thêm

Để cho gió cuốn, bên thềm lá rơi.

 

Người đi xa tít chân trời

Người về góc bể tìm lời hát ru

Trái tim khát tiếng ầu…ơ

Ta như con sáo ngu ngơ sổ lồng.

 

Dịu dàng em - ngọn gió nồm

Một mai gió cuốn, nỗi buồn lại dâng

Người ơi! sáng đợi, chiều mong

“Hòn vợ” thì thấp, “Hòn chồng”* thì cao

Trên trời muôn vạn vì sao

Mắt người đăm đắm ngôi nào sáng trong?

 

Lời yêu như ngọn lửa hồng

Nhóm lên đã khó, xin đừng lụi tan

 

31-3-2008

 

------------------------

Ghi chú: Núi “hòn Chồng hòn Vợ” còn gọi là

 “hòn Trống Mái” ở Sầm Sơn (Thanh Hóa).

     

 

HỒN CÁT

 

Lặng im hồn cát bao đời

Sóng xô bờ vắng ru lời tình yêu

Biển buồn gió lặng đìu hiu

Dõi theo con sóng nắng chiều… đợi em.

 

Biển Ninh Thuận 7-5-2009

 

 

Lê Xuân Bột

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Trường Tam - tamnguyentruong@gmail.com - 0983564879 - Hà Nội  (Ngày 19/10/2010 06:28:24 PM)
Thơ lục bát của Lê Xuân hay ở cái dung dị hồn quê, nói được tấm lòng của những người "xa xứ", buồn man mac đúng với tâm trạng của tui đó à! "Hòn vợ thì thấp hòn chồng thì cao"- như vốn dĩ thường tình nghĩa bóng và nghĩa đen sao mà Văn hóa Đông phương, Việt Nam điển hình thế không biết!...
Các bài khác: