Hồ Dzếnh (sinh năm 1916 - mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam
Ông sinh tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt. Ông học trung học, dạy tư, làm thơ, viết báo từ năm 1931 tại Hà Nội. Năm 1953 ông vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội tiếp tục viết báo, làm thơ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ngay từ buổi đầu thành lập (1957). Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội.
Hồ Dzếnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007
II. Thi phẩm lục bát
Rằm tháng giêng
Ngày xưa còn nhỏ... ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang,
Lòng vui quần áo xênh xang,
Chị tôi vào lễ trong chùa,
Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên:
-'Lòng thành lễ vật đầu niên,
Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắt chồng!'
Chị tôi phụng phịu má hồng,
Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi.
Tam quan, ngoài mái chị ngồi,
Chị nghe đoán thẻ, chị cười luôn luôn.
Quẻ thần, thánh mách mà khôn:
- Số nàng chồng đắt, mà con cũng nhiều!
Chị tôi nay đã xế chiều,
Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ.
Hằng năm, tôi đi lễ chùa,
Chuông vàng, khánh bạc ngày xưa vẫn còn.
Chỉ hơi thấy vắng trong hồn,
Ít nhiều hương phấn khi còn ngây thơ.
Chân đi, đếm tiếng chuông chuà,
Tôi ngờ năm, tháng thời xưa trở về.
Mùa thu năm ngoái
Trời không nắng, cũng không mưa,
Chỉ riu riu rét cho vừa nhớ nhung.
Chiều buồn như mối sầu chung,
Lòng im nghe thoảng tơ trùng chốn xa.
Đâu hình tàu chậm quên ga,
Bâng khuâng, gió nhớ về qua lá dày.
Tôi đi lại mãi chốn này,
Sầu yêu nối nhịp với ngày tôi sang.
Dưới chân, mỏi lối thu vàng,
Tình xa lăm lắm, tôi càng muốn yêu.