1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Tác giả Thạch Đờ Ni sinh năm 1977 tại ấp Đầu Lá - Long Điền - Đông Hải - Bạc Liêu.
Dân tộc: Khmer còn có bút danh là Chim Đôn Ta.
Hội viên hội VHNT tỉnh Bạc Liêu.
Hội viên Câu Lạc Bộ Thơ Việt
Hiện đang công tác tại đài PT-TH tỉnh Bạc Liêu.
ĐC nhà riêng: ấp Thị Trấn B – TT. Hòa Bình – Hòa Bình – Bạc Liêu. ĐT: (0781) 881 950. DĐ: 0975 848 974.
ĐC cơ quan: Tổ Khmer – Đài PT- TH tỉnh Bạc Liêu – QL1A – phường 8 – TXBL – Bạc Liêu. ĐT: (0781) 825 397 + 128
2. TÁC PHẨM
Thơ riêng:
- Đôn Ta Nhớ Quê – NXB – Mũi Cà Mau 2003.
Sắp in:
- Lục bát Việt – Khmer: Nợ Quê
Thơ chung:
- Mưa Pha Lê – NXB – Văn Hóa Dân Tộc 2003;
- Dấu Cỏ Người Xa – NXB – Văn Hóa Dân Tộc 2004;
- Hương Ngoại Ô tập 14 và tập 17 – NXB – Lao Động 2004;
- Trời Một Phương – NXB – Hội Nhà Văn 2005;
- Tứ Tuyệt Tình Thi tập 1-2 – NXB – Đà Nẵng 2005;
- Ngàn Dặm Tình Thơ – NXB Thanh Niên 2006;
- Hương Đất Việt – tập 2, 4, 5, 6 – NXB – Lao Động 2007;
- Thơ Hay 3 Miền – NXB Hội Nhà Văn 2008. Và có thơ đăng trên các báo, tạp chí như: Cà Mau, Nữ Sinh, Dạ cổ Hoài Lang, Sóc Trăng, Giác Ngộ, Văn Nghệ Dân Tộc, Văn Hóa Các Dân Tộc, Dân Tộc và Phát Triển, Áo Trắng, Tuổi Ngọc, Văn nghệ Trẻ, Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam… Ngoài ra còn viết lời mới hàng chục bài hát thiếu nhi phát trên sóng PT-TH tỉnh Bạc Liêu và đài THVN thường trú tại TP Cần Thơ (CVTV2) phần tiếng Khmer.
Đôi lời tâm sự:
“Người làm thơ như những người đầu bếp họ nấu, nếm những món ăn nhưng để người khác thưởng thức. Thơ không thể nuôi sống tôi, nhưng tôi sẽ sống lay lất để nuôi thơ”
LỜI RU
Tôi về tìm lại lời ru
Nửa rơi xuống đất, nửa mù khơi xa
Nửa còn vương võng hiên nhà
Phần nhiều găm trái tim ta suốt đời.
LỤC BÁT TÌNH
Tôi về gom nắng sân đình
Nghe câu lục rớt hạt tình bên sông
Thắp nhang khấn nguyện tơ lòng
Bềnh bồng câu bát, bềnh bồng tình trôi.
NHỚ TUÂN TỨC
Tôi nợ Tuân Tức bài thơ
Nợ chùa trầm lặng bên bờ sông quê
Nợ cầu cong nhớ nẻo về
Bàn chân nợ dấu đường đê an lành
Nợ người một mảnh tình xanh
Nợ xuồng ba lá neo tình bến thương
Nợ đêm những giọt mưa sương
Tha phương cõng nợ rong đường rủi may.
TRỞ CHƯỚNG
Chuồn chuồn lượn cánh bay cao
Rạ khô vàng xám, xám màu đồng khô
Triền đê thương kiếp cá rô
Tàn hơi, kiệt sức, vây khô… rớt hầm.
Chướng đưa hơi rét căm căm
Ủ trong chăn suốt giấc nằm bé thơ
Bén đông điên điển vàng mơ
Mùa đông bén tuyết đậu hờ tóc cha.
Sáng hôm nay nữa là ba
Mẹ già thức sớm, lúc gà ngủ say
Nhặt từng giọt nắng cuối ngày
Về nhen lửa ấm, ru dài mộng con.
Trăm năm gió chướng không mòn
Gót mùa đông gõ nhịp lòn vào xuân
Xuân con lớn, mẹ cha mừng
Ngậm ngùi con đếm thêm từng nếp nhăn.
HOA CÓC KÈN
Từ ngày người bỏ miền xuôi
Cóc Kèn rụng trắng bãi bồi sông quê
Vầng trăng khuyết nửa câu thề
Thương thân hoa dại bên lề tình duyên.
Người đi xây mộng trăm miền
Vô tình bỏ lại Cóc Kèn quê hương
Loài hoa không sắc, không hương
Nhưng tình như bến đợi xuồng… ngàn năm.
Phù sa về lấp dấu dầm
Từng ngày tháng đợi âm thầm tình duyên
Qua bao sóng gió u phiền
Lòng luôn chung thuỷ với miền quê hương
Đường tình mấy nẻo vấn vương
Cóc Kèn điểm trắng bờ mương quê nhà.
NGHẸN NGÀO TÌNH THƠ
Em giờ chẳng của riêng anh
Vì thơ chẳng thể ru lành giấc ngoan
Nên em lấy chồng Đài Loan
Để lòng bớt nỗi lo toan cuộc đời.
Tôi ngồi đếm giọt mưa rơi
Mà nghe lửa đốt rả rời con tim
Vườn yêu bỏ ngõ im lìm
Con chim ngày cũ đã tìm lối bay.
Thơ còn lắm đắng nhiều cay
Nên không ru nỗi mê say một người
Đành thôi từ tạ cuộc vui
Tình thơ nghèn nghẹn bên đời lặng câm.
Thạch Đờ Ni
chau mo ni soc kha - kha_c3dtntangiangtt@angiang.edu.vn - 0919385440 - tri tôn- an giang
(Ngày 01/11/2018 20:28:35)
gặp bạn lần một lúc trại sáng tác tại Trà vinh, lần hai ngay tại biệt phủ công tử Bạc liêu. và nhiều lần trên diễn đàn
Hên son - pdttpst@.com - 0903936504 - phòng Dân tộc thành phố sóc trăng
(Ngày 11/09/2013 15:35:55)
-Ít khi có thanh niên dân tộc khmer làm tho , như Đờ Ni, rất giỏi ..
Thạch Đờ Ni - nichanhdi26@ymail.com - 0975848974 - Đài PT-TH tỉnh Bạc Liêu
(Ngày 3/11/2009 12:32:23 PM)
Đăng Hạ mến nhớ! Đúng là đã lâu chúng ta không gặp nhau và cứ phó mặt cho nỗi nhớ lên ngôi. Tôi rất đồng tình cùng ý kiến của bạn. Nhưng những nét đẹp về tinh thần ít mấy ai cảm nhận được. Phần nhiêu cho rằng sống bằng cơ thể và vật chất chớ về mặt tâm hồn thì phần ít. Nếu không thì tôi với bạn không ai ban cho cái chức danh người làm thơ và yêu thơ đâu ( cười). Đúng thơ không tạo nên giá trị vật chất cho tôi và tôi nguyện làm tất cả để tạo nên giá trị vật chất để nuôi thơ, cũng như để nuôi tâm hồn tôi, tâm hồn bạn và các bạn yêu thơ. Và cái đặc biệt hơn là tôi đang cố gắng vật dậy nền thơ ca Khmer một nền thơ ca đã xuất hiện vào đầu thề kỷ thứ I sau công nguyên và hiện đang mai một theo thời gian. Hy vọng bạn ủng hộ mình! Chúc bạn thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hẹn gặp nhau trong những dịp thơ khác. Nhớ nhiều!
Vuthienkieu - Vuthienkieu@gmail.com - 0986585388 - Hòn Đất Kiên Giang
(Ngày 23/09/2009 08:49:31 PM)
Chum riếp sua boong! On an thơ roboc boong, boong sose puke nas. Boong khom sòsê cho rơn thơ tiết. Ôn chuônpô bong , cruasa ban chorơn sốc sop bai. Sôm lia sân hơi!
Đăng Hạ - Tacphamvathuonghieu@yahoo.com.vn - 0936723454 - Số 8 Bùi Ngọc Dương - Hà Nội
(Ngày 23/09/2009 03:22:08 PM)
Gửi Thạch Đờ Ni Cũng lâu rồi Đăng Hạ không liên lạc với Thạch Đờ Ni. Chúng mình gặp nhau từ ngày đại hội Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, thấm thoát đã gần 2 năm rồi đấy. Thời gian đó với tay bút viết khoẻ như Thạch Đờ Ni chắc đã cho ra mắt bạn đọc được nhiều tác phẩm có giá trị, xin được chúc mừng. Đăng Hạ cũng đã đọc những suy nghĩ của Thạch Đờ Ni rồi. Trong đó Thạch Đờ Ni có nói: "Thơ không thể nuôi sống tôi, nhưng tôi sẽ sống lay lất để nuôi thơ”, mình thì không nhất trí cao về cách suy nghĩ này. Có thể chấp nhận được việc thơ không thể nuôi sống tôi vì rằng có thể thơ không làm nên giá trị vật chất đối với Thạch Đờ Ni, nhưng thử suy cho kỹ xem, nếu thiếu thơ thì tâm hồn Thạch Đờ Ni có còn trở nên ấm áp và yêu thương nhiều như hôm nay nay không? Giá trị tinh thần lớn lắm đấy! Hơn thế "... tôi có thể sống lát lay để nuôi thơ" mình cáng không đồng tình bởi lẽ nếu như vậy thì yêu thơ, sáng tạo tác phẩm là tội lỗi sao, thơ lúc này trở thành gánh nặng với mình mất rồi. Dầu biết theo cách nói Của Thạch Đờ Ni thơ là trên hết, nhà thơ có thể đói, có thể khổ, thơ không thể nuôi sống mình nhưng có lẽ với Đăng Hạ mình nên tìm cách nói khác tế nhị hơn, kín đáo hơn. Rất tiếc thời gian không cho phép mình tâm sự với Thạch Đờ Ni mấy dòng như vậy, khi nào có dịp ra Hà Nội nhớ alo cho Đăng Hạ mình uống rượu bình thơ. Chúc Thạch Đờ Ni vui và thành công.
Đạt Ma - - 093 444 2727 -
(Ngày 27/08/2009 09:42:29 AM)
Đọc Áo Trắng, Nữ Sinh... dăm sáu năm về trước, tôi yêu mến Thạch Đờ Ni từ khi đó, thấy thơ anh dù chưa 1 lần "kiến kỳ hình", giờ gặp lại thấy gần gũi, thân thuộc vô cùng. Cần khẳng định, thơ anh là lục bát xịn. Thì bằng chứng đây: "Mùa đông bén tuyết đậu hờ tóc cha", "Cóc Kèn điểm trắng bờ mương quê nhà". (Bình nữa là thừa). Mời bà con ghé qua Blog của anh: http://thachdoni.vnweblogs.com/
Thạch Đờ Ni - nichanhdi26@ymail.com - 0975 848 974 - Đài TH-TH Bạc Liêu
(Ngày 27/08/2009 09:01:42 AM)
Cảm ơn người nhắc Đôn Ta/ Để tình nghĩa thắm mặn mà ý thơ/ Miền Nam chim vẫn đợi chờ/ Ngày ra tận Bắc hẹn hò Đạt Ma.
Đạt Ma - ghetlucbat@gmail.com - 093 444 2727 - Sơn La
(Ngày 26/08/2009 04:41:42 PM)
"Bạc Liêu có gã Thạch Đờ/ Ni đem lục bát ngầm thờ trong tim/ Cóc kèn trắng Ta - Đôn - Chim/ Phát thanh thì ít lặng im thì nhiều!" (Tác giả làm ở Đài PTTH Bạc Liêu, có bút danh là Chim Đôn Ta).
Ngọc Yến - ngocyendth@gmail.com - - Đài PTTH BL
(Ngày 26/08/2009 06:42:19 AM)
Thơ của Thạch Đờ Ni giàu hình ảnh, dung dị, gần gũi như chính con người tác giả. Có những ví von thật đẹp về tình cảm dành cho quê hương. Đọc thơ Thạch Đờ Ni bao giờ cũng gieo vào lòng tôi khoảnh khắc dịu êm.
Danh Hạnh - hanhphuc15_1968@yahoo.com - 0918186948 - Giá Rai - Bạc Liêu
(Ngày 25/08/2009 01:47:54 PM)
Tôi không ngờ lại có người đồng hương, đồng dân tộc Khmer mà lại có một hồn thơ đẹp đến như vậy. Tôi đang sống giữa quê hương nhưng lại nhớ quê hương tha thiết vì tuổi thơ và quê hương ngày ấy chỉ còn trong tiềm thức và vần thơ của Thạch Đờ Ni đã đánh thức nó sống lại trong tôi. Cảm ơn thơ! Cảm ơn tác giả đã giúp tôi gặp lại tuổi thơ của chính mình.
|