Chủ nhật, 24/11/2024,


Lãng Tử Đạt Ma (05/07/2009) 

I. Vài nét về tác giả

 

 

 

 

 

Tác giả Lãng Tử Đạt Ma
tên thật là Lê Minh Đạt;

Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội;

Trình độ: Cử nhân KT, Luật;

Một số bút danh khác: LPD, Vạn Hòa, Lãng Ma…

Điện thoại: 0945.222578

Email: yeulucbat@gmail.com

 

 

    Đôi lời tự bạch

 

Tôi còn rơm rác rất nhiều

Câu thơ sáng tự trong veo giếng đào

Đêm qua xúng xính mưa rào

Cứt chim chích dính tôi vào quê tôi.

 

 

II. Chùm lục bát tự chọn

 

TUẦN LỘC

 

Cộc phố riêng cho Sếu con

 

Mùa vọng vòng lá má. Sinh

Nụ hôn ngôn sứ tứ tình tính. Xa

Tuần lộc cộc phố. Lấy đà

Xuýt xoa tuyên tuyết huýt hà hơi nhau!

 

THẤT THỦ

 

ngọc ơi!

chết oan đời

Xe vàng phủ phục

chân trời chịu tang

Cờ tàn Pháo cối về làng

Hô mưa gọi gió với nàng thủa xưa.

 

CÒ CÁI

 

Mà nhìn vời vợi hoàng hôn

Xa xanh ngọn khói dẫn buồn nhẹ vây

Dại khờ lên chín tầng mây

Gặp con cò cái kéo ngày vào đêm.

 

CHÍN NHỚ MƯỜI CHỜ

 

Con đường bóng lá đan thưa

Lơ ngơ cuội trắng ngày xưa học trò

Em xa lòng có thầm mơ

Còn anh chín nhớ mười chờ… đó em.

 

HOA TRỨNG GÀ

Lại nghe xao xác trong đêm

Sáng ra đã thấy trước thềm đầy hoa

Xin đừng dẫm nhé, đau ta

Để tôi xâu tuổi ngày qua cho mình.

 

 

 

 THẰNG MẤT GỐC

 

Thằng - mất - gốc

                          giờ  

                 ngược

           về

Mặt dày

bỗng

thủng

cơn mê

ngỡ ngàng

Chao ơi…

thấp thoáng

cổng làng

Mướp nhà ai

đã nở vàng

Nhớ Thương!

(Tập Lộc phát Kỷ sửu)

 

ĐÊM KHÔNG TÊN

 

Ước chừng ngấp nghé nửa đêm

Chợt rung nhè nhẹ êm đềm trước sân

Mỉm cười trăng vội vào vân

Để riêng cho gió ái ân lá cành.

 

TRĂNG ƠI ĐỪNG VỠ

 

Trăng ơi đừng vỡ nhé trăng

Để cho ai đó kịp sang chuyến đò

Trăng tròn như một bài thơ

Treo lên để nhớ gọi mơ về cùng.

 

HOÀNG HÔN

 

Đám mây hóa tượng bên trời

Khói xanh lơ lửng là lời hoàng hôn

Bùng biêng cối gạo bồn chồn

Tre cong vít một nỗi buồn của ai.

(Rút trong tập Nghìn câu thơ tài hoa VN)

 

BỐN CÂU CHIỀU

Chầm chậm chiều đến lạ lùng

Lửng lơ lửa nắng bập bùng trong cây

Chút buồn còn đọng trên tay

Chiều đốt cháy được thì hay quá chừng.

(Báo Văn Nghệ)

 

HOA KHÔI NĂM CŨ

 

Chín thầm nỗi nhớ về em

Hồn thao thức mở đêm đêm gió lùa

Biết là tiếng sấm gọi mưa

Mà anh ngú ngớ lần lừa lời yêu.

(Báo Văn Nghệ Trẻ) 

 

Đạt Ma

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Lưu Thanh Hải - luuthanhhai@baoviet.com.vn - 0932236682 - Định Liên, Yên Định Thanh Hóa  (Ngày 15/09/2015 18:02:50)

Nhà thơ còn rất trẻ nhưng thơ rất chắc, từng trải... Thực sự ngưỡng mộ bạn Đạt.

  Thạch Đờ Ni  - nichanhdi26@ymail.com - 0975848974 - Đài PT-TH Bạc Liêu  (Ngày 5/11/2009 10:20:14 AM)

Rất hay cho câu: Cứt chim chích dính tôi vào quê tôi. Có lẽ người từng xa quê mới thắm thía hết những nỗi nhớ quê.

Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.... Đất ở rất mênh mông, rất nhiều kỷ niệm, ấm áp tình người, khi xa tất cả sẽ hoá những tâm hồn của mỗi chúng ta.

Nỗi nhớ thì khó tả lắm, đôi khi chỉ là một sợi hoàng hôn mỏng manh, một bóng cây, một sợi tóc, một nụ cười và Đạt Ma rất có lý khi hình bóng quê hương được hiện lên với cứt chim chích gắn liền với một thuở ấu thơ nghịch nghợm vô tư của tuổi thần tiên.

Có một số người họ cố gắng đánh bóng những tuổi thơ của bằng hình bóng giả tạo thật thanh cao để che đi một thời khù khờ thơ dại.

Nhưng ai chẳng từng bò trước khi tập tửng biết đi, ai chẳng một lần tuổi thơ cầm nấm phân mình chơi thích chí mỗi lần mẹ bận việc việc nội trợ.

Tôi không khuyến khích tất cả chúng ta hãy nói lên tất cả những điều xấu mà tôi chỉ muốn gởi thông điệp đến một bạn thơ đã gợi lên cho chúng ta một hình ảnh quê rất thực để chúng ta vừa nhớ quê vừa nhớ lại tuổi thơ của chính mình. Xin chúc mừng Đạt Ma!

Các bài khác: