I. Vài nét về tác giả
Tác giả Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân, sinh ngày 25/1/1921 tại Ninh Giang, Hải Dương.
Nguyên quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Bút danh: Anh Thơ, Tuyết Anh, Hồng Minh.
Anh Thơ sáng tác từ sớm, năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải Khuyến thích của Tự Lực Văn Đoàn. Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác.
Anh Thơ tham gia Việt Minh từ năm 1945, từng là Bí thư huyện Hội phụ nữ 4 huyện thời đó: Việt Yên, Lục Ngạn, Bắc Sơn, Hữu Lũng (tỉnh Bắc Giang), ủy viên thường vụ Tỉnh Hội phụ nữ hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn.
Bà là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt
Từ năm 1971 đến năm 1975 làm biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới. Bà cũng là ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt
Bà mất tại Hà Nội do bệnh ung thư phổi.
Anh Thơ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Các tác phẩm:
- Bức tranh quê (1941)
- Xưa (1942)
- Răng đen (1944)
- Kể chuyện Vũ Lăng (1957)
- Theo cánh chim câu (1960)
- Đảo ngọc (1964)
- Hoa dưới trăng (1967)
- Mùa xuân màu xanh (1974)
- Tiếng chim tu hú (1995)
Giải thưởng văn chương:
- Tự lực văn đoàn (1939)
II. Thi phẩm lục bát
Bên gốc mai vàng
Cự li bẩy bước đi đều
Sương khuya buông thẫm sóng triền miên man
Xa xa trên đỉnh đèo Ngang
Dòng xe sáng rực xuyên ngang mây đèo.
Cự li bây bước đi đều
Súng tê vai lạnh, mưa vèo rừng thưa
Nhớ đêm Hà Nội giao thừa
Hoa đào, hoa cúc, hoa mơ, quát hồng.
Hương dâu thoang hoảng đầu rừng.
Ô! hoa mai nở sống trong đêm tuần.
Gốc mai ai đó dừng chân
Súng nghiêng trong áng hương xuân, đợi chờ!
Chợt bừng pháo sáng lửng lơ
Biển khơi động sống vút bờ núi cao
Rời chân súng chĩa trời sao
Cự li bảy bước đi đều ... tuần tra.
(Đèo ngang, xuân 1967)
Đường về quê anh
Qua cầu, em tiến về quê
Một vùng cỏ lác, bốn bề thép gai.
Xe lên, xe xuống dặm dài
Đèo cao, dốc thẳm, suối khơi gập ghềnh.
Nắng chang chang, nắng mông mênh
Không vườn, không bóng một cành cây tươi
Nhà ai, vườn tược của ai
Chỉ đầy sắt thép cháy thui ngút ngàn
Hố bom rồi lại hố bom
Nóng trưa đổ loé mái tôn, dưới cờ.
Trên đường xe lại, xe đưa
Quân về rầm rập, người thưa bộ hành
Gà non vài chú theo chân
Dân về lác đác, khăn rằn vắt vai.
Quê anh hai bảy năm trời
Biết bao máu lửa cho người bâng khuâng !
(Qua giới tuyến ngày 21.2.1973)
Mái tóc mẹ bay
Tặng mẹ bị bom Mỹ sát hại, chỉ còn
một mái tóc trắng bay lên mái nhà
Khói bom tan rạng ánh ngày
Nóc không treo mái tóc bay, mẹ già.
Đất nhào tung cả thịt da
Mẹ ơi cuộc sống đã hòa nước non !
Nhớ sao những buổi chiều sương
Phơ phơ mái tóc trên đường trồng cây
Qua vườn trẻ tiếng hát bay
Mẹ vui tóc sáng giữa bày cháu thơm
Tiễn đàn con tới chiến trường
Đêm đêm tóc mẹ ốm trường, đảm đang.
Nhớ đêm cây lúa thẳng hàng
Ánh trăng nghiêng mái tóc gương giữa đồng.
Mẹ là mẹ cả xóm thôn
Mái dầu càng bạc, yêu thương càng giàu.
Giờ dây nắng chói tàu cau
Tóc vương bay trắng cả bầu không gian.
Lửa thù bốc rực căm hờn
Bay bay tóc mẹ sáng đường quân đi.
(Gia Lâm, những ngày tháng 12/72)
Ngõ chợ Khâm Thiên
Hàng hoa ngồi sát hàng rau
Chợ vào vôi vữa quét sâu lối ngoài.
Óng đen lại guốc sơn mài
Ni-lông vàng tím treo dài cửa nghiêng
Biển căm thù, cắm bốn bên.
Những vành khăn trắng thoáng lên bóng mành
Cửa không lại ghép, bếp làn lại khơi.
Vài con lợn đất, bom vùi.
Lại nắm trên mẹt hồng phơi cửa ngoài.
Xe vào ai đứng bên ai
Gạo thơm từ đất, ruộng ngoài thành, thơm
Thúng cam bán tết đỏ son mặt hàng.
Chật đường xẻ ủi hố bom
Chợ ta hợp với yêu thương ngõ dài.
(30.12.1972)
Sao thu về quá vội vàng
Em về anh lại bay đi
Nhớ nhau cả một mùa hè, nắng khơi
Sáng nay, gió gọi cửa ngoài
Se se lá mướp hoa cài ánh sương
Chân trời mây trắng ngổn ngang
Mắt ai, mây có ngợp đường chia xa?
Đường anh, em đã từng qua
Bên dòng Đa-nuýp. Nhìn hoa nhớ người
Mùa thu bên ấy,tuyết rơi
Mùa thu Hà Nội liễu phơi tơ vàng.
Nhớ nhau lại một mùa sang
Sao thu về quá vội vàng thu ơi?
(Hà Nội, 22.9.1970)
Anh Thơ