Trong làng văn, Tạ Văn Sỹ là một nhà thơ đặc biệt. Gần 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, duy nhất Tạ Văn Sỹ làm nghề xe ôm chuyên nghiệp. Chuyện Tạ thi sĩ từ Kom Tum một mình một “ngựa sắt” đi xuyên Việt hay “đường vào Hội” có một không hai của anh… đã trở thành giai thoại làng văn.
Nói chuyên môn chính là sáng tác văn chương nhưng mỗi hội viên của hội đến từ nhiều nghành nghề khác nhau từ nhà khoa học, chính trị gia đến giáo viên, bộ đội… Trong số gần 1000 hội viên của Hội, có lẽ duy chỉ có Tạ Văn Sỹ vừa làm thơ kiêm luôn nghề xe ôm chuyên nghiệp. Nề hà gì, Tạ Văn Sỹ vừa là hội viên vừa “thầu” luôn chân bưu tá cho Hội VHNT tỉnh Kom Tum. Khi bạn văn lên Kom Tum, Tạ thi sĩ vừa làm tài xế vừa làm người đồng hành lãng du với thơ ca. Nhà thơ Thu Bồn chưa vào Tây Nguyên đã gọi điện trước cho Tạ Văn Sỹ đặt hàng một ngày xe ôm. Trung Trung Đỉnh trở lại chiến trường xưa hào phóng trả cho Tạ Văn Sỹ một cuốc xe 2km giá ngất ngưởng 100.000 đồng…
Có lần hứng chí, Tạ Văn Sỹ một mình một “ngựa sắt” đi xuyên Việt thăm bạn văn, thưởng lãm thắng cảnh đất nước mà anh gọi là “đi thực tế sáng tác”. Đi đến đâu anh làm thơ đến đó. Qua Nghệ An anh gửi mấy bài cho tạp chí Sông Lam, đến Huế nộp thơ xong, bạn văn lại móc tiền túi tạm ứng trước nhuận bút để Tạ Văn Sỹ tiếp tục xuyên Việt “tiếu ngạo giang hồ”… Một lần đi nghe hát ca trù ở Hà Nội, đêm về anh ứng khẩu thành thơ một bài tặng nghệ sĩ Bạch Vân, lần khác ra Hà Nội tham gia trại sáng tác anh viết luôn bài Giữa lòng thu Hà Nội tặng bạn thơ Vũ Tú Anh.
Tôi gặp Tạ Văn Sỹ lần đầu tiên khi anh ra Hà Nội tham gia Trại sáng tác do Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt
Lần khác, gặp Tạ Văn Sỹ “cắp cặp” đi học Khóa 1 Trường viết văn Nguyễn Du, hỏi anh còn hứng phiêu du không, Tạ thi sĩ cười khà khà: “Một mình một xe đi túa bua xua, hết Hải Phòng lại xuống Quảng Ninh.. Thơ vừa ra thêm 1 tập”. Chưa đầy tuần sau, Tạ Văn Sỹ lên tận toà soạn báo gửi tặng tôi đủ ba tập thơ của anh.
Thật ra, trong làng văn Tạ Văn Sỹ là một người cũ. Từ năm 1970, Tạ Văn Sỹ đã có thơ đăng rải rác trên các báo ở Sài Gòn. Những câu thơ thời trai trẻ của Tạ thi sĩ đã từng một thời làm thổn thức trái tim bao người: “Đã một thời tôi lỡ nói yêu em/ Để hổ suốt một thời trai trẻ”. Nhưng phải tới hơn 30 năm sau – năm 2002, nhà thơ xứ Kom Tum này mới trình làng tập thơ đầu tiên Mặt đất. Như một bức chân dung tự hoạ, anh viết “Những câu thơ không nuôi sống nổi ông/ cũng chẳng làm ông thêm vinh thân và địa vị/ Người đời quí tấm lòng thi sĩ/ Gọi ông là Nhà thơ”.
Chuyện Tạ Văn Sỹ được kết nạp hội viên Hội Nhà văn VN cũng là một giai thoại làng văn. Trong lúc hàng trăm người nộp đơn năm lần bảy lượt, thậm chí cả tiền bạc để lo chuyện vào hội, Tạ Văn Sỹ bước qua cánh cửa hẹp của “ngôi đền thiêng văn chương” nhẹ như không. Buổi chiều, Hội Nhà văn Việt
Làng văn vẫn kháo nhau, Hà Nội có năm mùa - thêm một mùa kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, người vào kẻ ra đông nườp nượp, riêng Tạ Văn Sỹ là một “kẻ xa lạ” giữa chốn lao xao. Với chàng thi sĩ kiêm xe ôm xứ Kom Tum heo hút gió, anh mặc nhiên tự tại: “Bây giờ dành thời gian để viết thơ tình/ E có kẻ sẽ cho là phí phạm/ Và có kẻ sẽ cho là lãng mạn/ Nếu bình tâm ngồi đọc thơ tình/ Xin chớ nhầm khi căng óc mưu sinh/ Để quên mất trái tim mình thơ mộng/ Tôi tất bật với ê chề cuộc sống/ Vẫn thấy dư thanh thản viết thơ tình” (Không đề).
NGUYỄN PHÚC ANH
(Nguồn: Báo Nhân Dân)