Thứ bảy, 04/05/2024,


Nguyễn Thị Mai và những vần thơ lục bát đằm thắm nghĩa tình (22/07/2011) 
Chúng ta đều biết, thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay. Nếu không có những câu tài hoa, ám ảnh thì cả bài sẽ trôi tuột ra khỏi trí nhớ của bạn đọc. Nguyễn Thị Mai ý thức được điều đó nên chị dụng công chăm chút thể thơ này nhiều hơn. Vì vậy tuy số lượng thơ lục bát khá nhiều trong các tập nhưng đọc vẫn thu hút. Bạn đọc thuộc, nhớ nhiều thơ chị là thuộc, nhớ những bài thơ lục bát. (Bùi Kim Anh).
 
 
 
Năm 1977, vừa tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, cô giáo người Hà Nội - Nguyễn Thị Mai mới 22 tuổi, được điều lên Trường Sư phạm 10+3 miền núi tỉnh Hòa Bình. Khi đó, gia tài thơ của chị đã có ít nhiều. Ngoài những bài thơ ghi trong nhật kí và tặng bạn bè, Nguyễn Thị Mai còn có thơ đăng báo, trong đó có bài Tâm sự cô giáo trẻ được nhiều sinh viên sư phạm chép vào sổ tay thơ. Những năm dạy học và bao mùa hè cùng giáo sinh lên rẻo cao xóa mù chữ, tham gia phong trào “Ánh sáng văn hóa miền núi ” đã giúp Nguyễn Thị Mai có nhiều trải nghiệm, thêm vốn sống và dồi dào cảm xúc thơ. Những bài thơ giàu tình yêu nghề, yêu người đã ra đời trong thời gian này và đã trở thành hành trang gắn bó với chị suốt chặng đường làm thơ về sau.
Giờ đây, thơ Nguyễn Thị Mai vẫn đằm thắm, nghĩa tình song có chiều sâu hơn, trầm tĩnh và luôn khát khao đổi mới trên nền thơ vốn có của mình. 18 năm trong nghề dạy học và gần 20 năm làm công tác Hội Phụ nữ, Nguyễn Thị Mai vẫn liên tục sáng tác và có nhiều đóng góp cho phong trào văn nghệ ở địa phương. Chị từng là ủy viên Ban chấp hành lâm thời từ ngày đầu thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tây và tiếp tục trúng ủy viên BCH, Trưởng Tiểu ban Văn học thiếu nhi khóa đầu tiên sau Đại hội Hội lần thứ nhất Hội văn học nghệ thuật tỉnh. Tập thơ “Thời hoa gạo cháy” – đạt giải B năm 1995 và tập thơ “Nón trắng sang đò”- đạt giải A năm 1997 do Trung ương các Hội LHVHNT Việt Nam trao tặng là hai mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của thơ Nguyễn Thị Mai. Đó cũng là thành quả để Nguyễn Thị Mai được trở thành nhà thơ, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam năm ấy.
Sau này, khi rời Hà Tây lên công tác tại Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, rồi Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ cuả Phụ nữ Việt Nam, NguyễnThị Mai có thêm điều kiện và cảm xúc làm thơ, viết văn, viết báo bởi chị còn đi vận động phong trào, giảng bài, nói chuyện cho các đối tượng phụ nữ ở nhiều địa phương trong cả nước. Vì thế ý thức về giới và lòng cảm thương thân phận người phụ nữ càng thể hiện rõ trong sáng tác văn chương của chị. “Xinh ngoan, con gái quê đồng/ Sao em bán thóc, “mua chồng làm dâu?” (Nghịch lý làm dâu). “Hoa ngàn bán đó nuôi đây/ Nhụy hương vài chục, gió mây một giờ” (Nỗi niềm qua trang báo). Với những người phụ nữ lam lũ, khổ đau, thơ chị thay cho tiếng lòng luôn chia sẻ chân thành, động viên an ủi, khích lệ họ tự tin vươn lên trong cuộc sống. Hạnh Hoa là bút danh của Nguyễn Thị Mai đã trở thành quen thuộc trên Báo Phụ nữ Việt Nam và các ấn phẩm về Hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, thơ vẫn là nỗi niềm đau đáu trong tâm hồn và cuộc sống của chị.
Tám tập thơ ra đời đều đều trong 15 năm qua là chặng đường thơ đầy suy tư trăn trở về nội dung và nghệ thuật. Giải thơ cao nhất đầu tiên của Nguyễn Thị Mai là giải Nhất cho chùm thơ hai bài “Giờ văn” và “Nhà không có bố” trong cuộc thi sáng tác văn học cho trẻ em do Hội Nhà văn VN và Ủy ban chăm sóc thiếu niên, nhi đồng VN tổ chức năm 1992. Tiếp đó là giải Nhất bài thơ Ru mẹ do Vụ Văn hóa dân tộc – Bộ Văn hóa thông tin và truyền thông tổ chức năm 2007. Gần đây là giải nhì (không có giải nhất) bài thơ Chợ đêm Long Biên, trong cuộc thi thơ “ Lục bát Ngàn năm thương nhớ” của 5 tờ báo lớn tổ chức trong đó có Báo Văn nghệ. Còn nhiều bài thơ được giải không cao khác như “Nói với con chồng”,Ngày bà nội mất”, “Khoảng cách lòng yêu”, “Tìm căn nhà cũ”… Đó là kết quả của sự trăn trở về nội dung và có ý thức tìm tòi nghệ thuật để hiện đại tính truyền thống cho thơ mình. Nhưng có điều đáng thú vị là hầu hết các bài thơ được trao giải đã kể trên đều là thơ lục bát. Phải chăng Nguyễn Thị Mai luôn thành công ở mảng thơ truyền thống này?
Chúng ta đều biết, thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay. Nếu không có những câu tài hoa, ám ảnh thì cả bài sẽ trôi tuột ra khỏi trí nhớ của bạn đọc. Nguyễn Thị Mai ý thức được điều đó nên chị dụng công chăm chút thể thơ này nhiều hơn. Vì vậy tuy số lượng thơ lục bát khá nhiều trong các tập nhưng đọc vẫn thu hút. Bạn đọc thuộc, nhớ nhiều thơ chị là thuộc, nhớ những bài thơ lục bát. Có thể nói Nguyễn Thị Mai đã khẳng định được ngòi bút của mình bằng thể loại thơ lục bát.
Đó là những câu thơ dịu dàng, dung dị như chính con người và tâm hồn tác giả
Ngõ quê mềm ngọn tre ngà
Cổng rào buộc lạt, la đà trăng non (Một chiều lạc lối)
Đó là tình cảm sâu sắc, gắn bó thiết tha với con người và cảnh đời quanh mình:
Nhà quê còn chút mẹ già
Đêm thâu thức giấc, canh gà ho khan…
…Vườn quê còn rặng xoan gày
Lá rơi xót đất hoa bay đắng trời
Bù nhìn ra ruộng đứng chơi
Nón mê sụp mặt, áo tơi tay què … (Nhà quê)
Sinh ra ở Hà Nội nhưng tuổi thơ và cuộc đời Nguyễn Thị Mai gắn bó nhiều với đồng quê thôn dã bởi chị có những năm tháng sống ở miền rừng sơ tán trong chiến tranh, dạy học ở miền núi và nhiều chuyến đi làm công tác phụ nữ phải bám cơ sở, ăn ở với dân. Bên cạnh đó còn một miền đất quê cha ở trung du Phú Thọ mà chị thường xuyên trở về. Phải chăng cuộc sống làng quê cùng những con người khổ đau, chân chất chị gặp và cuộc đời của những người thương yêu ruột thịt là cội nguồn nuôi dưỡng cảm xúc để rồi Nguyễn Thị Mai phải chọn thơ lục bát mới bày tỏ đúng nỗi niềm?
Bây giờ đã bớt gieo neo
Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không?
Từ ngày đưa mẹ ra đồng
Qua hàng trầu vỏ con không dám nhìn (Qua hàng trầu vỏ).
Và có phải lục bát vốn đằm thắm, ngọt ngào mới đồng điệu được tâm hồn yêu thương nhân hậu ở chị?
Thắp hương em khấn đất trời/
chở che anh phút mảng vui trên chùa
Ngày xuân bước thực bước mơ
Dè thôi chén rượu, câu thơ…mà về” (Gửi người đi hội một mình).
Sinh ra trong gia đình công giáo, Nguyễn Thị Mai có những kỷ niệm tuổi thơ khổ nghèo nhưng đẹp một cách thánh thiện.
Tôi còn nhớ mãi tuổi thơ
Theo bà đi lễ nhà thờ xứ xa…
Tôi thì lũn cũn theo sau
Áo dài quần trắng một màu đồng trinh…
Lời cha giảng lễ vang âm/
Tôi quỳ trước chúa lặng thầm, tin yêu” (Ký ức Giáng sinh).
Nguyễn Thị Mai với cảm nhận tinh tế đã tìm được từ lũn cũn để tả lại mình thời thơ dại, trắng trong trước Chúa của chính mình. Những dòng lục bát của chị cứ thế đụng chạm được nhiều vào những chi tiết của đời thường:
Con đường có tuổi tôi đau
Là khi cha mẹ chia nhau tháng ngày
Bờ vai run bím tóc gầy
Mắt tôi nhòe ướt hàng cây cuối chiều (Con đường).
Nỗi mất mát mẹ cha, tình thương yêu đùm bọc anh chị em côi cút, cảnh
Tình một chốn hai quê…là căn nguyên cội nguồn để chị có những ứng xử thiên về tình cảm, giàu lòng thương xót. Thơ lục bát giúp cho những cảm xúc trữ tình của chị được đằm hơn, sâu sắc và lí trí hơn.
Sông giờ bờ bãi thiên di
Cha giờ tên tuổi khắc ghi ngoài đồng…
Thương quê thương chuyến đò sang
Gạo châu củi quế vắt ngang lở bồi
Thơ không nói hết nghĩa đời
Con thành chú cuội ời ời gọi cha
Đất đồng Phương Xá quê ta
Thấm lời con xuống sâu xa mạch nguồn
Sau rồi chẳng thể về luôn
Hồn con vẫn ngược vui buồn với sông
Với người chị gái đợi trông/
Tiễn em ra tận bến sông dặn dò/
Sang ngang chị trả tiền đò
Quê hương vẫy mãi cánh cò nghĩa nhân (Lời thầm thì với cha)
Trong thơ Nguyễn Thị Mai có nhiều người Mẹ - mẹ đẻ, mẹ chồng, mẹ của những đứa con Nhà không có bố… đó là những người phụ nữ đáng kính, đáng thương. Ý thức về giới đã giúp chị có những bài thơ cảm động về họ.
Song người mà chị đã viết nhiều câu thơ đau lòng đứt ruột chính là mẹ đẻ của mình:
Một nhà trắng những khăn xô
Dải khăn em út bấy giờ chấm chân
Bấy giờ đang cuối mùa xuân
Hoa xoan lã chã từ sân ra vườn
Nhà còn bơ gạo cắm hương
Và bơ nữa thổi bát cơm trứng gà
Gia tài lúc mẹ đi xa
Đôi quang đứt dải, căn nhà dột mưa (Nỗi niềm ngày giỗ mẹ)
Nguyễn Thị Mai có nhiều bài lục bát được giải. Gần đây bạn đọc chú ý bài thơ Chợ đêm Long Biên, cảm xúc của chị về thân phận người phụ nữ làm cửu vạn ở chợ đêm khiến ta phải suy ngẫm và chạnh lòng:
Chợ đêm dù bão, dù mưa
Vẫn đông người vợ, vẫn thưa người chồng…
… Đồng công năm bảy sẻ chia
Nẻo cơm quán trọ, nẻo về nuôi con
Thơ lục bát của chị có nhiều bài về tình yêu, số phận, nhưng tôi thích lối viết nhẹ nhàng mà hóm hỉnh của chị. Lọt trời rơi xuống tay em/ Mệnh hỏa thì tưới, mệnh kim thì mài - Nghe thì đơn giản, dễ dàng vậy thôi mà chứa đựng bao điều. Đó phải chăng là thân phận người phụ nữ theo cách nói ngược lại của cái gọi là hạt vào đài các, hạt sa ruộng cày. Âu đó là duyên trời đón nhận. Khác chăng người phụ nữ trong câu lục bát của Nguyễn Thị Mai đón nhận mà không thụ động, cam chịu. Thơ Mai có những câu tự tin, ấn tượng và bất ngờ:
Nào:
Dù anh biển rộng trời xa
Cũng không bước nổi qua tà áo em (Anh và em)
Nào:
Nẻo vòng tìm nỗi khát khao
Vẫn không đi hết tường rào ngón xinh (Bàn tay em)
Câu lục bát nhỏ xinh, người phụ nữ yếu mềm với lòng tay mở ra, nắm vào, với tà áo mỏng manh vậy mà ẩn chứa một sức mạnh của tình yêu, của sự xiết chặt gìn giữ, cả của sự thách đố. Cách nói kiêu kiêu đấy mà cũng đáng yêu đấy. Nguyễn Thị Mai đã nói hộ chị em điều tưởng đơn giản mà không dễ dàng với các ông chồng:
Có gan bứt khỏi cũ thường
Tay em cũng đủ nẻo đường anh đi (Bàn tay em)
Những câu lục bát như thế, không chỉ giới nữ thích thú mà cánh đàn ông cũng xuýt xoa, ngộ ra mà giật mình. Thế đấy, giản dị như chất vốn có của ca dao mà vẫn hiện đại trong hình ảnh, trong giọng điệu. Nguyễn Thị Mai là vậy. Và đây nữa, chỉ một câu lục bát đã cho ta chân dung chị - người đàn bà làm thơ:
Em thì tất tả mưu sinh
Nuôi con bến thực nuôi mình bến mơ
Phần tất tả mưu sinh, phần nuôi con của chị giống như bao người phụ nữ khác. Chỉ có thêm vào, dành cho riêng mình là cái bến mơ của người làm thơ. Một chữ bến ghép chữ thực làm tăng nghĩa tất tả. Một chữ bến ghép chữ lại trở nên mộng ảo, siêu thực. Nhưng để có được bến mơ, người phụ nữ phải trọn vẹn trách nhiệm, yên ổn trong bến thực. Sẽ trở nên viển vông, chơi vơi trong cuộc đời nếu ai đó chỉ có bến mơ - Cho dù bãi mật phù sa/ Mà không bên lở chẳng là dòng sông”. Trong bài thơ Nhà không có bố, Nguyễn Thị Mai đã rút ra điều ấy.
Nguyễn Thị Mai, con người và nhà thơ hài hòa trong sự dung dị mà đằm thắm, ngọt ngào mà sâu sắc, cởi mở mà chân tình. Có thể tin ở chị. Hoàn toàn tin ở chị khi tâm sự, khi giao một công việc gì đó từ phía lãnh đạo. Chị là con người trách nhiệm, chu đáo, nghiêm túc mà không cứng nhắc. Dù là nhà thơ có sức viết phong phú về thể loại và các mảng đề tài khác nhau, nhưng lục bát vẫn là sở trường, là dấu ấn để lại trong lòng người yêu thơ, yêu quý Nguyễn Thị Mai.
BÙI KIM ANH
(Hà Nội, Email: anhkimanh@gmail.com)
Bài đã trích in trên Văn Nghệ, số ra ngày 23/7/2011
Bản đầy đủ tác giả trực tiếp gửi cho Lucbat.com

many people applied smaller dresses, applied ray ban 642-661 certification clubmaster sunglasses cosmetics throughout open and also smoked hence tiffany jewellery uk have been schematic coloring combos.
tiffany stores uk reproductions have given people all over the world the
ray ban wayfarer opportunity to own and admire a classic work of art.
The famous btiffany & co jewelry swarovski bracelet jewelry blue box in which most of the jewelry are placed when purchased has become immediately
swarovski crystal pendants recognizable worldwide for most of CompTIA 220-801 its products.
Then you must be quite excited to get a
swarovski bracelet heart charms btiffany necklaces to show your high grade taste.
If you know who markets the tiffany silver earrings, you possibly can maintain a consistent eye out for brand new pieces or sales.
If you are interested in purchasing bdiscount tiffany jewelry but want to ensure that youre not getting a counterfeit,
Folks are always busy with work almost every day. Someone complain that life is just like a tiffany wedding rings.
If its an online store, read the company policies, shipping, product return and warranty policies before buying btiffany charm bracelet.
There are any chain regarding 2350 shops through US ALL,
tiffany uk tiffany engagement ring ISC CISSP exam dumps Nova scotia in addition to Puerto Rico. That organization offers 4 flagship bearers targeted at several btiffanys uk jewellery market segments.
tiffany and co uk, founded throughout 1837 throughout Broadway, Manhattan, earliest harnessed this worlds swarovski bangles awareness featuring a precisely designed vcp-510 exam gold models utilizing sterling silver.
tiffany and co uk, founded throughout 1837 throughout 200-101 exam Broadway, Manhattan, earliest harnessed this worlds awareness featuring a precisely designed gold models utilizing sterling silver.
Tiffany, organized around 1837 around Broadway, New york, 1st shot
tiffany silver earrings your worlds focus featuring its elaborate metalic cheap tiffany jewellery styles making use of silver.
Along with Signet Collection plc, it has the London-based parent or
tiffany and co guardian organization, Kay btiffany stores uk jewelers continues to be gratifying potential customers the united states in addition to other parts in the universe. CompTIA 220-802 exam

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Huy Cường - huycuongtamnhin@yahoo.com - 0903712359 - TP HCM  (Ngày 13/09/2011 16:37:35)

Tìm người...thơ để bắt quàng làm họ thực cũng nên thơ. Nên tôi, một người thủa ấu thơ đã có lúc sống sát rào nhà "Bủ Nhâm" ,cách gọi của người Phương Xá gọi Cha đẻ của Nguyễn Thị Mai mà nay, dâu bể đẩy người "cận lân" này xa nhà thơ 2000 km, đành tìm chị bằng ...google, may mà thấy.
Cảm ơn tác giả có bài giới thiệu rất đằm thắm, sâu sắc giới thiệu một nhà thơ "gốc" Phú Thọ rất đáng mến mộ này.
Nguyễn Huy Cường.

  LÊ XUÂN - xuanbot@gmail.com - 0947.615119 - Hội Nhà văn TP Cần thơ  (Ngày 20/08/2011 7:11:28)

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Thị Mai và nhà thơ Bùi Kim Anh cho bạn đọc thấy rõ hơn vè đẹp của thơ NTM. Trước hết phải xin lỗi nhà thơ NTM là đã bình bài thơ của chi cách đây hơn 6 năm mà không biết địa chỉ để gửi sách biếu. Nay qua lucbat.com gửi chị đọc bài bình và cho mình xin đọa chỉ nhé. Chúc chị và BKA luôn vui khỏe.

“NHÀ KHÔNG CÓ BỐ” – TIẾNG KÊU CỨU, LỜI CẢNH BÁO!
Tặng nhà thơ Nguyễn Thị Mai

Một triết gia người phương Tây đã nói: Niềm vui và hạnh phúc của mỗi con người có nhiều điểm giống nhau, nhưng nỗi đau và điều bất hạnh thì mỗi người mỗi khác. Trên trái đất này, có bao giờ nguôi tắt tiếng cười, tiếng khóc của trẻ thơ. Có tiếng khóc xé ruột mất cha, mất mẹ do cuộc chiến đem tới, lại có tiếng khóc đắng cay, tủi hờn như cứa vào tâm can trẻ thơ suốt đời phía sau những cuộc ly thân, ly dị của bố mẹ, và hậu quả các em phải gánh chịu. Nguyễn Thị Mai đã hóa thân vào một em bé và thốt lên tiếng kêu cứu ấy, làm não lòng bao người bằng bài thơ: Nhà không có bố. Bài thơ nằm trong chùm thơ được giải Nhất của chị tham dự cuộc thi sáng tác Văn học cho trẻ em từ 15 tháng 8 năm 1992 đến 15 tháng 1 năm 1993.
Mở đầu là một lời than buồn khái quát như một tiếng thở dài: Nhà không có bố buồn sao Từ đây tứ thơ được xác lập theo quan hệ nhân quả, nhưng cái nguyên nhân sâu xa vì sao không có bố tác giả để tự người đọc tìm lời giải. Vì đây là lời nói hồn nhiên của trẻ thơ thông qua những gì em cảm nhận được khi đứng trước một thực tế phủ phàng. Nhà không có bố là không có tất cả. Điệp từ không, chẳng cứ lập đi lập lại ở mỗi câu thơ như những câu hỏi nhói vào tim chúng ta làm hiện lên cảnh lẻ loi, buồn te,û thiếu vắng một cái gì lớn lắm không thể bù đắp được:
… Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn
Bơm xe chẳng hiểu cái zun
Rát tay bật lửa đá cùn, xăng khô…
Không có bố, không thì giờ
Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm.
Ngày đông gió bấc mưa dầm
Đậy che mái dột âm thầm mẹ con.
Chẳng nghe tiếng điếu rít giòn
Bia không mua uống, em còn bán chai
Nước đun sôi để nguội hoài
Nhà không có bố biết ai pha trà
Từ cái đinh, con dao, cái zun bơm xe, tới cái bật lửa, cái điếu cày, chai bia, bình trà, phích nước… tất cả trở nên vô nghĩa, trơ trọi, lạnh tanh. Khái niệm về thời gian sớm muộn trong những bữa ăn đâu còn nữa. Và nỗi đau cứ thế âm thầm gậm nhấm tâm hồn hai mẹ con một cách tội nghiệp: Ngày đông gió bấc mưa dầm/ Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con…. Câu thơ vẽ lên một bức tranh có cảnh trời đông lạnh giá, có mưa dầm gió bấc. Thiên nhiên khắc nghiệt, quái ác, còn lòng người não lùng, tan nát. Hai mẹ con lặng lẽ làm lấy cái việc trước đây chỉ có bố làm. Cảnh và tình như thấm đẫm nước mắt, lời than. Mưa của trời và mưa của lòng người, mưa nào lạnh hơn? Lời tự sự ngây thơ của em bé làm nhói đau tim ta, và đằng sau những từ không, chẳng ấy là một câu hỏi lớn. Và thật khéo léo khi tác giả hé mở cho chúng ta thấy:
Cho dù bãi mật, phù sa
Mà không bên lở chẳng là dòng sông.
Cuộc đời là cảnh Thương hải biến vi tang điền . Cảnh dâu bể mà. Dòng sông còn có bên lở bên bồi và cuộc sống sớm chiều có lúc ấm, lúc lạnh. Đó cũng là lẽ đương nhiên của đời thường. Những bãi mật phù sa tươi xanh kia biết đâu nó đã được bồi đắp của bởi một bờ sông đã lở. Có hạnh phúc, có tan vỡ, có đoàn tụ, có chia ly, âu cũng là những cung bậc trong cuộc sống đời thường. Song, nỗi đau mà mẹ con phải gánh chịu âm thầm ở đây là một sự hy sinh lớn. Cái nguyên nhân vì sao nhà không có bố tác giả không cần lý giải mà chỉ nêu hậu quả của nó và người đọc đã tìm ra đáp số : Đó là đổ vỡ của những cuộc ly hôn, ly thân. Cảnh này đang diễn ra khá nhiều đối với một số hạng người chạy theo tình yêu thời mở cửa.
Bài thơ là tiếng kêu cứu lấy trẻ em, là tiếng chuông cảnh báo, là lời tự phán tới lương tâm những ai đó đang nhởn nhơ, thờ ơ, đang vui say hoan lạc với những hạnh phúc giả tạo mà quên đi cội nguồn gia đình – cái tế bào vĩ đại làm nên sự sống, sức mạnh của xã hội. Nguyễn Thị Mai đã chia sẻ nỗi đau bất hạnh với những người phụ nữ và trẻ thơ đang phải gánh chịu những bi kịch ấy. Lời thơ nhẹ nhàng chân thành mà như có máu chảy trên đầu ngọn bút (Nguyễn Văn Siêu)./.

LÊ XUÂN

Bài đã in báo và in trong tập bình thơ “Lời đồng vọng” của Lê Xuân – NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, 2005
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-Tên thật: Lê Xuân Bột
-Địa chỉ: Nhà số: 55/5 CMT8 Cần Thơ
-Điện thoại: NR: 0710.3 828363 - DĐ: 0947.615119
-E-mail: xuanbot@gmail.com



 

  Từ Đức Khoát  -  tukhoat@yahoo.com.vn - 01679920465 - khu8 Thạch Đồng Thanh thuỷ Phú Thọ  (Ngày 07/08/2011 18:41:58)


Đôi lời cùng nhà thơ Bùi Kim Anh

Từ Đức Khoát cũng làm nghề dạy văn như Nguyễn Thị Mai và như bao g/v khác , năm nay đã gần tuổi 70 mà cứ lặng thầm trên 50 năm viết kể cả bài "Nói với mẹ gì "vẫn để trong kho lưu dấu văn chương chưa hề phô lộ với ai ngoài các thầy giáo trong trường thời bao cấp . Gần đây mới tham gia Lục bát .com qua sự khuyến khích của Chử Thu Hằng - Lê Nhuệ Giang …
Hôm nay chủ nhật may ra "Lục bát quán" lại được đọc bài của nhà thơ Bùi Kim Anh . Xin chân thành cảm ơn BKA đã đưa tôi lại gần Nguyễn Thị Mai ( Cùng quê Phú Thọ) và cùng BKA xin đồng cảm với nhà thơ
Tôi trộm nghĩ :
Người Phương Xá - kẻ Thạch Đồng
Vì bài "Nói với con chồng" nên duyên
Bấy lâu thơ cứ lặng yên
Nay nhờ tâm phật tay tiên gửi giùm ?
NÓI VỚI MẸ GÌ

Từ ngày tiễn mẹ ra đồng
một lời nũng nịu con không giám gì !
Khẽ khàng gọi mẹ mà chi
Lệ rơi thấm gối nào gì biết chăng(?)
Thẫn thờ chẳng giám nói năng
Mẹ gà con vịt nói bằng chi đây ?
Tình yêu gì tạm đủ đầy
Con là vật cản đứng ngay giữa đường !
Qua thơì vấn tóc soi gương
Trầu cay nồng thắm tình thương cuối mùa!
Con nay phận mỏng như tờ
Nhìn con bố lại thẫn thờ …nhớ ai (?)
Từ trong những tiếng thở dài
Nấu ăn , khâu vá trong ngoài đệm kê
Cha lo tất cả mọi bề
Gì về là bớt nặng nề cho cha .

Vì không máu chảy ruột già
Đứt dây thương xót được là bao lâu ?
Tìm xương bánh đúc trong đầu
Ngại ngùng lần lữa… đêm thầu ai buồn !?

Từ Đức Khoát
----------------------------------------------------------------------
Nếu không có gì phiền phức thì vợ chồng tôi (Từ Đức Khoát + Nguyễn Thị Đằng chùm dự thi lục bát số 41 xin địa chỉ email của nhà thơ Nguyễn Thị Mai qua bạn Bùi Kim Anh . Nếu được chúng tôi xin cảm ơn các bạn nhiều .
 

  Lê Bảo - nguyenbaolam95@yahoo.com.vn - 0978 439 446 - Vĩnh phúc  (Ngày 03/08/2011 17:34:26)

Tất cả những câu thơ lục bát của Nguyễn Thị Mai đều đáng yêu nhưng tôi thích nhất những câu:"...Từ ngày đưa mẹ ra đồng / Qua hàng trầu vỏ con không dám nhìn...";"...Dù anh biển rộng trời xa / Cũng không bước nổi qua tà áo em...";"...Em thì tất tả mưu sinh / Nuôi con bến thực nuôi mình bến mơ...". Ở hai câu dưới vế thứ hai thật là tài tình.Đây chính là thứ ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ.
Lê Bảo

  Nguyễn Thị Thúy Ngoan - Ngoanhp20@gmail.com - 0988760863 - 116/261 Trần Nguyên Hãn-Lê Chân-HP  (Ngày 24/07/2011 16:14:20)

Tôi chưa có dịp tiếp kiến với Nhà thơ Nguyễn Thị Mai, nhưng tôi đã được đọc thơ của chị từ những năm trước.
Tôi yêu thơ chị, đằm thắm, dung dị, giàu chất trữ tình, tự nhiên như hơi thở: "...Dù anh biển rộng trời xa / Cũng không bước nổi qua tà áo em...".
Những câu thơ như thế rất dung dị, mà để lại ám ảnh cho người đọc bằng sự trải nghiệm trong cuộc sống.
Đọc bài: "Nguyễn Thị Mai và những vần thơ..." của Nhà thơ Bùi Kim Anh. Đã cho độc giả hiểu thêm về cuộc đời và những dòng thơ trải dài của chị. Đóng góp một phần vào nền thi ca nước nhà.

Các bài khác: