Thứ bảy, 04/05/2024,


Bây giờ... Tiếng ếch? (20/07/2011) 
   
                                                                       
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
                                    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò!
(Trần Tú Xương)
 
 
      Ngày ấy, quê tôi có nhiều đầm, lạch ven làng quanh năm ngập nước nên rất nhiều cua ốc, tôm cá, và đông đủ họ hàng nhà ếch. Vì thế đầm lạch trở thành nơi kiếm sống của nhiều người trong số đó có lão Tõm. Lão Tõm còm nhom, chân đi cà nhắc nhưng có biệt tài câu cá, câu ếch.Từ sáng tinh mơ, với chiếc cần câu trúc, cái giỏ tre đeo bên hông và mê nón trên đầu, lão Tõm tập tễnh ra bờ đầm và đứng đó câu suốt cả ngày.
       Bọn trẻ chúng tôi cũng thường rủ nhau ra đầm, lạch để mò cua, bắt ốc hoặc lấy những cọng lục bình về làm thành những khẩu súng rồi chia phe đánh trận giả. Loài lục bình ở quê tôi đẻ tràn lan ra khắp mặt đầm lạch và hình như mùa nào cũng có những cọng hoa phơn phớt tím trổ vổng lên khỏi tầm lá xanh mướt. Sau những cơn bão mùa hạ, buổi sáng các đám bèo tan tác, xô xệch nhưng chỉ đến quá trưa sang chiều, dưới làn mưa bay lác đác thì các đám lục bình đã kịp xích lại với nhau, kết thành tấm thảm xanh sum vầy...
        Có một lần bọn trẻ chúng tôi suýt bị lão Tõm cho mấy cái véo tai vì đúng lúc lão đang chăm chăm nhìn chú ếch bị thôi miên cái mồi hoa mướp vàng thì bọn chúng tôi ào ào lao xuống đầm mò cua ốc, thấy động, chú ếch hoảng hồn chuồn mất. Đứng bên cạnh gốc lộc vừng, lão Tõm trừng mắt chửi: “Đ. M. cái lũ quỷ! Om sòm lên thế thì người ta còn câu với kéo cái con khỉ! Khôn hồn thì xéo đi!”… Mấy đứa sợ xanh mắt vác “nồi” chuồn thẳng (thứ nồi bằng đồng dùng để nấu ăn và cũng để đi bắt cua ốc..), còn tôi đánh liều nép vào bụi lau cạnh đó để chờ được tận mắt thưởng thức cái “ tài nghệ” câu ếch của lão Tõm mà lâu nay người ta đồn đại thêu dệt như một phép thuật đặc biệt của lão? A kìa, một cái hoa mướp đực vàng tươi được buộc vào đầu luỡi câu, theo vòng cuộn của dây câu từ tay lão Tõm, cái mồi hoa mướp cứ chờn vờn, lúc ẩn lúc hiện trên thảm bèo xanh. Một chú ếch nhảy lên khỏi đám bèo, dượt đuổi theo cái hoa mướp và vội vàng “tợp” mồi, tức thì “ phựt ”một cái, chiếc lưỡi câu sắc lẻm kịp móc ngay vào miệng ếch. Lão Tõm từ từ cuộn dây về, đến nơi lão nâng bổng cần câu lên đúng tầm tay “ tóm” gọn chú ếch và nhét ngay vào giỏ, mặt lão lạnh tanh. Hàng chục chú ếch lúc nhúc chen lấn nhau trong chiếc giỏ tre lão đã dùng lâu năm ánh lên màu nâu của váng nước đồng chiêm. Có hôm “ tốt mồi, tốt vía” ếch câu được nhét đầy giỏ, lão phải lấy lạt buộc ngang bụng các chú ếch đeo ở bên ngoài giỏ thành một xâu dài. Những chú ếch vô tội bị trói, mắt mở thao láo, mang tai phập phồng như đang kêu van xin tha tội chết. Nhìn những chú ếch tội nghiệp, bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng thương vì chúng tôi biết rằng những chú ếch rất đỗi hiền lành. Ở lớp học, thầy giáo dạy chúng tôi rằng ếch là loài vật có ích cho đồng ruộng, suốt một đời con ếch đã tiêu diệt biết bao nhiêu con sâu bọ, chấu, rệp làm hại cây trồng... Cũng như loài chim sâu, chim sẻ, ếch cần được coi là người bạn tốt của nhà nông!..
     Vào mỗi độ cuối xuân, sau những trận mưa rào nhẹ, tiếng sấm ì ầm xa vọng đã đánh thức họ hàng nhà ếch bừng tỉnh giấc ngủ dài qua đông, đâu đó ôm oam tiếng ếch gọi nhau ra khỏi nơi ẩn nấp để đón một mùa giao hoan, sinh nở. Tiếng ếch trong đêm quê nghe rành rõ mà ngân vang, vừa ấm áp sum vầy vừa bâng khuâng xa vắng. Chợt nhớ câu thơ giàu tâm trạng của thi nhân tài ba Tú Xương năm xưa :
                                    Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
                                    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò!
Ai cũng biết đến món thịt ếch đã ngon lại bổ dưỡng nên dân gian vẫn quen gọi thịt ếch là thịt “gà đồng”. Ngày xưa, “gà đồng” cũng bị đánh bắt nhưng cách đánh bắt chỉ là “câu ếch”, “soi đuốc đi bắt ếch”. Cả làng mấy nghìn dân mà cũng chỉ có một vài tay “câu, bắt ếch” chuyên nghiệp như lão Tõm... Vì thế, những thập kỷ trước họ hàng nhà ếch (kể cả cá, cua, ốc) có rất nhiều cơ may sống sót, sinh sôi. Còn bây giờ, ở khắp các làng quê đều có phong trào bắt ếch “hiện đại”. Thay vì câu ếch, đi soi đuốc bắt ếch, ngày nay, từ trẻ con đến người lớn, ai cũng biết dùng đèn pin, ắc quy, dùng vợt điện để bắt ếch .
          Khốn khổ cho những chú ếch dại dột, thật thà chẳng thể giấu nổi tiếng kêu đêm đêm gọi bầy, gọi bạn, hễ nghe thấy tiếng ếch ở đâu là lập tức có người ập đến tìm bắt bằng được, bất kể là ếch to hay ếch nhỏ, bất kể là ếch đực hay ếch “chửa”! Ai đó đâu biết rằng bắt một cô ếch “chửa” ăn thịt là vô tình đã giết chết cả trăm chú ếch con vô tội sắp chào đời! Mới hay, ở một số nước phát triển trên thế giới họ phạt rất nặng những ai săn bắt các loài động vật hoang dã, nhất là đối với con vật đang có chửa!
            Bây gìơ, mỗi sáng sớm, vẫn thấy hàng đoàn xe thồ, xe máy từ các vùng Thường Tín, Hoài Đức... chở những tải cua, ốc, ếch đổ về các nhà hàng “đặc sản” ở khắp nội thành. Thiển nghĩ, khi mà giá bán mỗi cân ếch “đặc sản” càng cao thì nguy cơ diệt chủng của loài ếch càng tới gần hơn!
            Có người bảo rằng bây giờ hết ếch đồng thì đã có ếch nhà, ếch nuôi công nghiệp - loài ếch Thái có năng suất rất cao! Chao ôi! Những chú ếch ngoại được nuôi vỗ trong bể xây kín cổng cao tường kia làm sao có thể cất lên tiếng ếch của đồng quê? Người chủ nuôi ếch có ai dại gì mà thả phóng đàn ếch ra đồng để sớm tối ếch bắt sâu, bắt rệp giúp nhà nông?...
Bây giờ, mỗi lần về quê, bọn trẻ chúng tôi ngày ấy, xe cộ rong ruổi dọc con đường làng “bê tông hoá” chạy giữa những ngôi nhà cao tầng như phố xá... mà trong lòng bỗng bâng khuâng nhớ về những thảm xanh lục bình nở hoa tím ngát quanh làng, ở nơi ấy có họ hàng nhà ếch, cua , ốc, cá quanh năm sum vầy sinh sôi..., nơi ấy có lão Tõm chân cà nhắc mà câu ếch tài tình (Dân làng kể rằng: Lão Tõm chết vì bệnh thương hàn từ hồi Cải cách ruộng đất!). Và làm sao quên được tiếng ếch râm ran sau những trận mưa rào - bài đồng ca hạnh phúc của những lứa đôi “gà đồng”...  
 Bây giờ...??...
                                                                                    Nguyễn Khắc Kình. DT : 090 432 36 33.
 
                                                            (Email: lynguyenlien1946@yahoo.com )
 
(Địa chỉ: Nguyễn Khắc Kình- Số 17/ 4- Phố Ao Sen- Phường Văn Mỗ- Hà Đông – Hà Nội)
 
 Around 1840, Tiffanys 350-001 dumps acceptance escalated. tiffany and co profited on the radical turmoil around France as soon as ray ban cats expensive diamonds and jewellery were staying sold on very good charges.
tiffany outlet uk reproductions have given
70-410 exam people all over the world ray ban new wayfarer the opportunity to own and admire a classic work of art.
The corporation is popular for its unique Exams
642-691 last dumps brain dumps designs made from different types of precious metals btiffany jewelry on sale.
Sometimes, you happen to be swarovski bangle compelled to give up your sense of fashion, and only to purchase whatever you have discovered anywhere you
swarovski flower pendant have met just like buy abtiffany heart necklace to show your high grade taste.
Choose the style or theme of exclusively
swarovski bracelet jewelry trendy tiffany heart earring is very important for anyone who wants to buy it as a gift.
It is widely acknowledged that tiffany jewelries are the dreaming pieces of everyone. And as one of the best store for btiffany jewelry outlet,
Folks are always busy with work almost every day.
engagement rings tiffany Someone complain that life is just like a tiffany and co engagement rings.
If its an online store, read the company policies, shipping, 200-120 dumps product return and warranty policies before buying btiffany heart bracelet.
universe is supplied in a variety of kinds for your own man or women 200-101 exam
tiffany & co design. Every selection of btiffany uk sale jewellery offers longer because been the final word style swarovski bracelet crystal declaration in addition to offers slept.
throughout 1969. This opportunity grew to become to be successful report when girls by far and wide came thus to tiffany & co uk their stall for earpiercing.
The item grows to on the list shoppers through the department stores under your
tiffany co jewellery screaming Kay Dealers and regionally under tiffany jewellery uk plenty of well established and regarded bands.
Printemps Shop within London, from Sydney, Questions, btiffany outlet uk Ngee Ann Metropolis within Singapore to name several. ISC CISSP dumps
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Phương Liên - Phuonglientn@yahoo.com.vn - 0988191598 - Đại Từ - Thái Nguyên  (Ngày 11/08/2011 0:19:35)

ẾCH CON HỌC BÀI.

Ếch con đi học trời mưa
Lá sen xanh mướt đội vừa trùm tai
Đến nghe cô ếch giảng bài
Ốp ốp, nặng ộp, vui tai quá chừng

Thế rồi nhạc điệu tưng bừng
Ốp ốp, ộp ộp!Đón mừng ếch con
Đêm đêm tiếng ộp kêu giòn
Nghe ra có tiếng ếch con học bài...

Mong sao sẽ còn mãi tiếng ếch của đồng quê!
Cảm ơn nhà thơ LNL!

  Nguyễn Thị Thúy Ngoan - Ngoanhp20@gmail.com - 0988760863 - 116/261 Trần Nguyên Hãn- Lê Chân-HP  (Ngày 21/07/2011 11:58:43)

Hôm qua tôi được đọc "Mùa gặt với người trong phố" của Nhà thơ Chử Thu Hằng. Đã cho tôi sống lại một bức tranh miền quê vói bao kỷ niệm thời thơ ấu.

Hôm nay lại được đọc bài "Bây giờ...tiêng ếch" của Nhà thơ Nguyễn Khắc Kình. Đọc xong: tôi lại đươc thưởng thức một bức tranh đồng quê thứ hai thật tuyệt diệu hiện về. Quê tôi cũng vậy, Cứ vào tháng ba nghe tiếng sấm dầu mùa, mưa rào xối xả là vợ chồng, con cái ếch kéo nhau ra, sau giấc ngủ dài mùa Đông. Cánh đồng thấp thóang những ánh đèn đi soi, mà đã đi là được, vì những chú ếch sống quá đỗi thật thà.

Tôi nhớ mãi đêm nằm nghe tiếng ếch nhái, ễnh ương kêu tha thiết như một bản tình ca dài vọng mãi trong đêm thăm thảm, buồn... và lãng mạn, Ở miền quê nghèo sao đằm thắm, chân thành, và yêu thương đến vậy.

Đi xa quê đã gần nửa thế kỷ, những kỷ niệm ở quê nhà, tất cả đã ngấm vào máu thịt trong tâm hồn mỗi người con đi xa.

Bây giờ về quê không còn được nghe tiếng ếch, nhái, hát một bản tình ca trong sáng mà đất trời ban tặng cho con người.

Đành vậy thôi! Bởi bây giờ đang hiện đại hóa nông thôn.

Nhưng làm thể nào để bảo tồn những loài động vật hoang dã quý hiếm, là điều rất cần thiết ở mỗi người.

Cảm ơn Nhà thơ nguyễn Khắc Kình.

Các bài khác: