Thứ sáu, 27/12/2024,


“Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông” (17/10/2008) 

Tộc người Ê Đê và Mơ Nông là các chủ nhân của hai kho tàng văn học dân gian phong phú, đặc sắc trong đó sử thi xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Để giúp độc giả có thêm thông tin về kho tàng văn học này, vừa qua Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn “Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông” của tác giả Đỗ Hồng Kỳ, Viện nghiên cứu Văn hoá.

         

Trên cơ sở khảo sát thực địa, nguồn tài liệu mới thu thập được, tác giả đã có cái nhìn đúng đắn hơn, toàn diện hơn về văn học dân gian Ê Đê và Mơ Nông. Với 353 trang sách, khổ 14,5x20,5cm, nội dung tác phẩm được chia làm 2 phần, phần thứ nhất: đại cương về tộc người Ê Đê, Mơ Nông. Tác giả đã nêu những nét chung nhất của người Ê Đê và Mơ Nông, như về đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống xã hội. Phần thứ hai: Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông tác giả đề cập tới các truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, sử thi, lời nói vần trong kho tàng văn học dân gian của Ê Đê và Mơ Nông.

Xã hội Mơ Nông, nhất là xã hội Ê Đê đang có những biến đổi nhanh chóng, điều đó làm mai một các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, với phương châm “gạn đục khơi trong” tác giả đã thử đề xuất hình thức lưu giữ văn học dân gian (dân ca, sử thi) nhằm góp phần vào việc bảo lưu các thuần phong mĩ tục của đồng bào, đó cũng là một trong những cách cần thiết để kế thừa, phát huy bản sắc tộc người, phổ biến tinh hoa văn hoá Ê Đê, Mơ Nông tới cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn !

                                                             

                                                       Theo Nguyễn Vũ

                                                     (Viện Khoa học xã hội Việt Nam)

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: