Thứ hai, 23/12/2024,


Đài Truyền hình Thông tấn làm chương trình ủng hộ “THƠ LỤC BÁT LÀ QUỐC THƠ VÀ DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ” (24/02/2011) 

Sau 2 lần tổ chức thành công Lễ hội Lục bát, tạo sự đồng thuận cao của báo giới và dư luận; đặc biệt gần đây Website Lucbat.com lại gây bất ngờ với sự xuất hiện độc đáo của “Lục bát Quán” tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ IX - Tân Mão, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Trong 2 ngày 23/02 và 24/02/2011, Đài truyền hình Thông tấn phối hợp với Báo Thể thao & Văn hóa đã cử PV và ekip truyền hình 'Rada Văn hóa', thực hiện một chương trình trò chuyện đặc biệt, về chủ đề 'Thơ Lục Bát là 'Quốc thơ' và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại'.

 

              Kịch bản: Huy Thông - Đỗ Doãn Phương;

              Biên tập: Huy Thông – Yên Khương;

              Thực hiện: Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Thông tấn;

              Kỹ thuật dựng: Yên Khương – Phạm Thắng;

              Thời lượng phát sóng: 30 phút.

 

Nhà thơ Đặng Vương Hưng và Nhà phê bình Văn học- TS Chu Văn Sơn được làm khách mời tọa đàm, ghi hình tại trường quay của Đài Truyền hình Thông tấn - 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Nhóm Phóng viên Truyền hình thông tấn còn thực hiện phóng sự, phỏng vấn, ghi hình xung quanh sự kiện ủng hộ “Thơ Lục bát là Quốc thơ và Di sản văn hoá phi vật thể” tại Lục Bát Quán - 6/40 Võ Thị Sáu - Hà Nội.

Trò chuyện xung quanh sự kiện này có nhiều cây bút uy tín đã thành danh bởi Thơ Lục Bát: Nhà thơ- PGS-TS Phạm Công Trứ, Nhà thơ Lê Đình Cánh, Nhà thơ Nguyễn Thị Mai, Nhà thơ Đỗ Huy Chí... Mỗi người một ý kiến, góc nhìn khác nhau, đã cùng phát biểu về nguồn gốc, quá trình hình thành và biến đổi của Thơ lục bát, nêu lên ý nghĩa của Thơ lục bát trong đời sống văn hoá đương đại. Làm cách nào để tôn vinh Thơ Lục bát là Quốc thơ và Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại? Cần có chuyển động, lộ trình như thế nào để Thơ lục bát “ở trên bàn Unesco” trong thời gian sớm nhất?

Chương trình 'Để Thơ Lục Bát là Quốc Thơ', đã được phát sóng trên kênh Truyền hình Thông tấn, Kênh K+ và My TV... vào lúc 18h30 ngày thứ sáu, 25/02/2011 và phát lại nhiều lần (lúc 7h00 và 11h30 cùng ngày 26/2/2011; lúc 15h15 ngày 01/3/2011). Sau đó, quý vị và các bạn cũng có thể xem lại chương trình nói trên qua máy tính nối mạng, khi truy cập vào mục Trò chuyện - Truyền hình Thể thao Văn hóa của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam.

 

Bấm vào đây để xem Chương trình Truyền hình

Thông tấn ủng hộ việc tôn vinh Thơ Lục Bát sẽ là

“Quốc Thơ” và Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại

 


 

CHÙM ẢNH VỀ SỰ KIỆN ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN

Làm chương trình để ủng hộ Thơ Lục bát là Quốc thơ

và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

 

MC Yên Khương, Nhà phê bình Chu Văn Sơn và Nhà thơ Đặng Vương Hưng

sau buổi ghi hình cuộc tọa dàm tại trường quay Đài truyền hình Thông tấn.

 

 

Nhà thơ, PGS – TS Phạm Công Trứ phát biểu khẳng định

Thơ Lục bát xứng đáng là Quốc thơ và Di sản văn hoá phi vật thể

 

 

PV Truyền hình Thông tấn đang ghi hình một góc Lục Bát quán.

 

 

Nhà thơ Lê Đình Cánh khẳng định:

Thơ lục bát là tinh hoa văn hoá của Việt Nam.

 

 

Nhà thơ Nguyễn Thị Mai: cần có lộ trình

để đưa Thơ lục bát ra với bạn bè quốc tế

 

 

Nhà thơ Lê Đình Cánh và Phạm Công Trứ đang ký tên

Ủng hộ Thơ lục bát là Quốc thơ và Di sản văn hoá phi vật thể

 

 

Nhà thơ Đặng Vương Hưng, nhà thơ Nguyễn Thị Mai,

Nhà thơ Lê Đình Cánh, PGS – TS Phạm Công Trứ

 

 

Một số thành viên tham gia chương trình Truyền hình Thông tấn,

chiều 24/2/2011 (từ trái qua): Lãng Tử Đạt Ma, Chử Thu Hằng,

Bích Thuỷ, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Thị Mai, Phạm Công Trứ,

Đặng Vương Hưng, Lê Đình Cánh và Đỗ Huy Chí.

 

 

Bài và ảnh:

Lãng Tử Đạt Ma – Chử Thu Hằng

(BTV Lucbat.com, Email: lucbat.com@gmail.com)

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Đặng Quang Long - thuong.dangvo@yahoo.com - 0984836314 - Cẩm phả, Quảng ninh  (Ngày 04/09/2011 17:52:22)

Chào tất cả những người yêu quí thơ LỤC BÁT !

Chúng ta,tất cả người Viêt Nam,ngay từ trong bụng mẹ đã được hưởng âm điệu ngọt ngào của dân ca Việt Nam của khắp vungd miên.Trong đó cái nền bằng lời ca hầu hết là thơ luc bat.
Đến khi sinh ra,rồi từ từ lớn lên chúng ai ai cũng từng đắm say trong tiếng ru của Bà,của Mẹ cũng hầu hết là thơ lục bát.
Những Hoàng Trìu,Phạm Công Cúc Hoa,Phạm Tải Ngọc Hoa...và nhất là Truyện Kiều cứ dần thấm đẫm vào từng thớ thịt,mạch máu,con tim và trí ó chúng ta mà nên người.Người Việt Nam ai cũng thuộc không nhiều thì ít những đoạn thơ trong các tác phẩm đó.
Bởi vậy tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc vận động:Thơ LỤC BÁT là QUỐC THƠ,và đề nghị Thơ Lục Bát là tài sản phi vật thể của nhân loại.
Tôi thấy nên có một cuôc vân đông sâu rộng trong toàn dân phong trào làm thơ lục bát,đọc thơ lục bát.Các nhà Lịch sử,các nhà nghiên cứu có nhiều công trình nghiên cứu và tôn vinh thơ lục bát.
------------------
LỤC BÁT TÌNH QUÊ.

-Ta là câu lục quê cha,
Em là câu lục đậm đà quê anh,
Từ trong câu hát ngọt lành
Mẹ ru năm tháng chông chênh cánh cò.

-Nàng Kiều từ giữa câu thơ
Hiện vào lời hát ru mơ dặt dìu,
Phạm Công,Phạm Tải,Hoàng Trìu...
Bà ru trong tiếng sáo diều cùng trăng.

-Đời người thuở tập nói năng
Câu thơ lục bát bâng khuâng suốt đời.
Lặn vào máu thịt mình ơi,
Cất lên tiếng nói,mọi lời thành thơ.

ĐQL.2011

  Nguyễn Thi Lân - lantourguide@yahoo.com - 0902305755 - K333/14 Đường Hải Phòng, Đà Nẵng  (Ngày 6/05/2011 07:16:21 AM)
Chào các bạn yêu thơ Lục Bát
Tôi yêu Tiếng Việt, nhất là thơ Lục Bát. là một hướng dẫn viên, tôi có điều kiện giới thiệu cho bạn bè quốc tế những bài thơ lục bát, dưới dạng hò, vè, hát tự do hoặc ngâm thơ, đồng thời dịch những bài thơ đó qua Tiếng Anh. Các bạn biết không, những người khách quốc tế rất ngạc nhiên và thú vị.
Xin thân mời các bạn thực hiện một cuộc hành trình thăm các di sản thế giới tại Việt Nam qua một bài thơ lục bát: Chúc các bạn sức khỏe và hạn phúc. Trân trọng.
____________

Hành Trình Di sản


Nào ta khăn gói lên đường
Đi thăm phong cảnh quê hương tuyệt vời
Hoàng Thành Thăng Long một thời
Vua hiền tạo dựng cho đời thịnh an
Văn Miếu rùa đội bia vàng
Vinh danh Tiến sĩ, vẻ vang giống nòi
Quan Họ Bắc Ninh gọi mời
Liền anh, liền chị vào chơi, hát cùng
Ca Trù thong thả ung dung
Khi trầm, khi bổng, khi chùng tiếng tơ
Nhớ Thần Phù Đổng năm xưa
Từng bừng Hội Gióng, tôn thờ Thánh Nhân
Hạ Long sóng vỗ trắng ngần
Nhấp nhô biển đảo như gần như xa
Lại về thăm vườn Quốc Gia
Thủy sơn lộng lẩy Phong Nha Kẻ Bàng
Núi rừng, sông suối, động hang
Điểm tô hương sắc giang san ngọc ngà
Cố đô Huế đẹp mặn mà
Sông Hương Núi Ngự chan hòa tình thương
Kinh Thành, lăng miếu, ruộng vườn,
Trăm hoa đua nở bốn phương ngạt ngào
Nhã Nhạc Cung Đình thanh tao
Đờn ca réo rắt đón chào văn nhân
Ô kìa một chú Tiểu Lân
Vui cùng bố mẹ tình thân gia đình
Phố Cổ Hội An trử tình
Chùa Cầu, Hội Quán, mái đình rêu phong
Một thời thương cảng Phương Đông
Tàu bè tấp nập trên sông Thu Bồn
Lại về Thánh Địa Mỹ Sơn
Thăm khu đền tháp tuổi hơn một ngàn
Cồng Chiêng rộn rả hân hoan
Tây nguyên mở hội, suối ngàn hát ca
Rạng ngời nét đẹp quê ta
Di sản thế giới, thật là quý thay
Bạn ơi, xin hãy chung tay
Nâng niu, gìn giữ, dựng xây cho đời!

Nguyễn Thị Lân, 2011


Các bài khác: