Chủ nhật, 22/12/2024,


THUỶ HƯỚNG DƯƠNG VÀ “CHUYỆN CỦA LÍNH TÂY NAM” (28/11/2010) 

Sáng ngày 27-11-2010, tại Hội trường Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã có mặt rất đông các anh chị, bạn bè của Thủy Hướng Dương cùng một số nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, cùng các anh chị em phóng viên báo chí tới dự buổi ra mắt cuốn sách 'Chuyện của lính Tây Nam'.

 

 Kể từ tiểu thuyết đầu tay “Chúng tôi và Mig 17”, cho đến cuốn sách thứ hai, Thuỷ Hướng Dương luôn tự thách thức chính mình, đi vào đề tài khó và tiếp cận, khai thác nó theo cách riêng. Thuỷ Hướng Dương có lối viết dung dị, dung dị như đời lính, có lẽ vì bản thân hiện thực khốc liệt cả máu, nước mắt, nụ cười, vừa mang đậm chất hùng ca, vừa mang chất bi kịch đã tự thân toát lên sức hấp dẫn của nó mà không cần pha thêm một chút mắm muối, hay màu mè.

Qua câu chuyện của Tuấn “tròn”- một anh lính vận tải vui tính, thông minh, mê văn chương có khả năng quan sát tốt, một góc cuộc chiến tranh biên giới tây nam đã hiển hiện sống động. Tính khốc liệt của cuộc chiến, tình đồng đội, những chi tiết thú vị của đời lính, sự hài hước vui đùa, những trò nghịch ngợm để quên đi lằn ranh mong manh giữa sống và chết... Nhưng cũng vì góc nhìn của cuộc chiến chỉ qua góc nhìn của một nhân vật Tuấn, bởi thế thật khó có cái nhìn bao quát, đầy đủ, toàn diện về cuộc chiến cũng như tính xác thực của một số chi tiết còn cần được kiểm nghiệm thêm. Dù vậy, “Chuyện của lính tây nam” là một cuốn sách đáng đọc.

 

CHÙM ẢNH BUỔI GIỚI THIỆU “CHUYỆN CỦA LÍNH TÂY NAM”

 

 

Toàn cảnh lễ giới thiệu sách

 

 

Nhà văn Đặng Vương Hưng phát biểu

 


 

Nhà thơ Đặng Cương Lăng - Nhà báo Nguyễn Trung Kiên (VTV4) - Nhà thơ Kiều Anh Hương - Nhà báo Nguyễn Đình Xuân (báo QĐND)

 

 

Với đội hình Blogger

 

  

Thuỷ Hướng Dương với các thành viên Lucbat.com

 

 

Tin, ảnh: Thục Anh - Minh Đạt

(Lucbat.com)

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: