Chủ nhật, 22/12/2024,


MỘT SỐ PHẬN NGHIỆT NGÃ VÀ THƠ - NIỀM CHIA SẺ KHÔN CÙNG (23/11/2010) 

Nguyễn Hữu Thịnh bị bệnh liệt từ nhỏ do nhiễm chất độc màu da cam, di truyền từ người bố - ông Nguyễn Xuân Luật, một cựu chiến binh của chiến trường miền Nam trong Kháng chiến chống Mỹ, hiện là giáo viên trường Cao đẳng Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang. Mẹ Thịnh là nông dân.

Nhận thư và rồi sau đó là 3 tập bản thảo thơ Nguyễn Hữu Thịnh gửi, đọc thư và thơ mới biết Thịnh làm thơ khoảng hơn mươi năm nay và thơ anh đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, Truyền hình VTV1, VTV4, lucbat.com vv... cũng đã giới thiệu thơ Thịnh. Là người làm thơ có hoàn cảnh như Thịnh, cầm bản thảo thơ anh, thực lòng tôi không thể không bồi hồi… Cũng quãng tuổi này, tuổi 30, hai mươi năm trước tôi cũng mới e dè đặt bước đầu tiên vào đường văn chương và cũng bởi vậy, rất vui tôi như gặp lại chính mình....

 

Bố mẹ Thịnh sinh được 4 người con, Thịnh là con thứ hai và là người con chịu yếu đau nhất. Do sớm bị bệnh nặng nên mới học được hết lớp 2 anh đã phải nghỉ học. Ba người anh chị em còn lại đều ốm yếu, tuy không nặng và họ đều đi học được. Hai người đang học đại học, người em út đang học cấp 3... Đây là đôi điều ít ỏi tôi được biết về Thịnh qua thư điện tử cùng những cuộc điện thoại.

Hoàn cảnh sức khoẻ, học tập của Thịnh thật nhiều chật hẹp. Thân bệnh trọng và vốn liếng chữ không có gì ngoài 24 chữ cái. Qủa là một thứ “vốn liếng” vô cùng nghèo nàn và tàn nhẫn, thực sự nó mới tạm thời giúp cho người sử dụng biết cách ghép từ, nhận mặt chữ, nó chưa đủ để viết câu văn cho trọn nghĩa, đúng chính tả, ngữ pháp, như trong thư Thịnh tâm sự. Với hành trang chữ nghĩa ấy, Thịnh vào đời, đọc sách, tự học hỏi và kiên trì đi tìm ý nghĩa sống, tìm mình trong chính mình, đi sâu mãi vào thế giới nội tâm suy nghiệm về cuộc đời và thân phận mình, để rồi một ngày ở nơi phiêu du lạnh lẽo, mỏng manh và tưởng rằng vô cùng tận ấy, anh đã gặp được... nàng thơ. Nàng thơ cưu nâng hồn anh, chia sẻ, gánh đỡ cho anh những nỗi niềm nhọc nhằn thân bệnh trọng. Chiếc gánh thân phận ngỡ nặng vô chừng bỗng được cất lên, đầy tin yêu, hy vọng.

Đọc thơ Thịnh một niềm hân hoan thực sự đến trong nhận biết của tôi là thơ anh không chỉ tỏ ra chững chạc, nhuần nhị mà sâu hơn anh đã cho thấy một ý thức tìm tòi sáng tạo, một đam mê mãnh liệt với thơ. Điều này là rất quý bởi nó chứng tỏ bước đầu sáng tác đã thoát ra biểu hiện tự nhiên, tự phát do những áp đặt của hoàn cảnh. Và cũng nhờ vậy, việc tôi giúp anh biên tập, lựa chọn 46 bài cho tập THƯƠNG LẮM MAI SAU này chỉ còn là chút việc của kinh nghiệm, có tính kỹ thuật mà thôi. Sau mười năm anh đã đi được một chặng đường sáng tác đáng khích lệ. Anh đã tự hoàn tất công việc để từ đó cho hy vọng anh còn được đi tiếp trên con đường này. Trong một thư gmail cho tôi, Thịnh đã viết những dòng tâm sự về đời và về thơ mà tôi tin chắc khi đọc mọi người đều gặp ngay lòng cảm mến: “... Đời người là một cuộc sống đầy dẫy những khó khăn, khắc nghiệt và cám dỗ nhưng nó cũng dạy cho con người ta biết cách để sinh tồn trong cuộc đời, và cho con người vươn tới những điều tốt đẹp. Con người phải biết tìm trong những nỗi khổ đau, cay đắng ấy một niềm vui dù nhỏ bé để chúng ta có thêm nghị lực tồn tại mới không cảm thấy bị vô nghĩa giữa cuộc đời! Con người ta hơn nhau ở nghị lực, ở lòng can đảm đối mặt với thực tế và bao dung những điều trong cuộc sống... Cuộc sống là một dòng sông không ngừng chảy bao giờ, những năm tháng cho ta rất nhiều thứ tốt đẹp song lại lấy đi của ta bao điều quý giá! Nên ta phải sống sao cho trọn vẹn với bản thân, cho thật ý nghĩa với quỹ thời gian đó!

 

Về nghệ thuật thơ, Thịnh quan niệm: “... Thơ là môn nghệ thuật ngôn ngữ, để đạt được đỉnh điểm cảm xúc nhiều khi ta không nên để nó phải chịu ảnh hưởng một sự ràng buột hay khuôn khổ ngôn ngữ, phong cách nhất thiết nào... Và, “... Rốt cuộc nghệ thuật và thơ ca phải được thỏa sức, bay bổng sao cho sáng tác được tự do như những cơn gió Mùa thu... Thơ đã vào cuộc đời tôi rất tự nhiên như hơi thở hàng ngày vậy... Thơ đã giúp tôi sống dậy những niềm tin đã bị chết yểu, theo sự mặc cảm thân phận nhiều năm sống trong bệnh tật, tôi đã dịu đi rất nhiều nhũng nỗi khổ tâm đó!...Tôi đã mang thơ theo từ năm 16 tuổi, khi tôi còn chưa biết đọc thông viết thạo thì thơ mang đến một niềm khao khát là được hiểu biết cuộc sống xung quanh, chứ không bó hẹp như trong một căn phòng tôi sống!... Thơ mở ra cho tôi một thế giới giữa thực và hư, nhưng hai thế giới ấy luôn tồn tại song song trong tôi, cho tôi một tình yêu và mơ ước với những hình tượng có thật, để tôi được trải lòng mình cùng họ, và tôi đã biết tin, yêu cuộc đời bằng chính trái tim và hồn thơ... Tôi viết thơ như những trang nhật kí để biểu cảm những tâm trạng của lòng mình, không theo một quy tắc ngôn ngữ nhất định mà như một sự ngẫu nhiên. Bởi vậy, thơ tôi chưa được bố cục chặt chẽ câu từ và âm điệu. Tôi lấy mạch cảm xúc làm cốt để diễn đạt. Nhiều người đọc thơ tôi cho rằng, rất giàu tình cảm, song lại thiếu những câu chữ để đóng đinh trong lòng người đọc! Tôi viết thơ không nhằm một cái đích nào cả mà chỉ là để  trải lòng mình với cuộc sống quanh mình...”.

Đó là những tâm sự của Thịnh, những tâm sự không chỉ cho chúng ta niềm cảm thông mà hơn hết cho sự cảm phục về một nghị lực và một năng lực tư duy... Thời gian sáng tác thơ mới khoảng trên mươi năm mà số lượng bài Thịnh đang có được đã lên tới gần 620 bài. Với quãng thời gian ấy, số lượng sáng tác ấy quả không dễ làm với bất cứ ai. Và chắc chắn anh vẫn tiếp tục sáng tác, hy vọng chúng ta còn được đọc những tác phẩm hoàn chỉnh hơn, hay hơn của anh. 

 Tập thơ của Nguyễn Hữu Thịnh đã mở trước chúng ta. Anh đến với chúng ta không chỉ cần ở chúng ta sự đồng cảm nghệ thuật, mà điều anh cần hơn ở chúng ta là tình yêu thương, trân trọng. Trong thơ anh không ít lần hát gọi lên điều ấy. Và có ai trong chúng ta sống thiếu được nguồn tình cảm vô cùng thân thương đó!

TP Thái Bình, cuối năm 2010

Nhà thơ ĐỖ TRỌNG KHƠI

(Điện thoại: 01693 276294)

 

_____________________ 

LBT: Webiste www.lucbat.com sẽ phối hợp với CLB Bloggers Tấm Lòng Bè Bạn tổ chức giới thiệu tập thơ nêu trên và tập thơ “Giọt lệ đơn côi” của nữ tác giả Phong Linh; vào hồi 9 giờ, ngày Chủ Nhật, 28-11-2010, tại Tầng 3, quán LOTTERIA – 23 Đại Cồ Việt, Hà Nội;

Kính mời các tác giả và bạn yêu thơ quan tâm tới dự;

Liên hệ với số máy của Ban Tổ chức:  0936 345335 (Song Hương) - 0945 222578 (Lãng Tử Đạt Ma) để biết thêm thông tin chi tiết.

LỤCBÁT.COM

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Chử Thu Hằng - nguoibinhthuong1957@yahoo.com - 01663332171 - Sơn Tây. Ba Đình. HN  (Ngày 29/11/2010 12:07:02 AM)

Kính gửi Bạn Bùi Xuân Phượng.

Bạn có thể liên lạc với tác giả Nguyễn Hữu Thịnh theo các thông tin sau:
Nguyễn Hữu Thịnh, ĐT: 03203.789860
Địa chỉ: Cẩm Hưng , Cẩm Giàng, Hải Dương
Email: nguyenhuuthinhtt@yahoo.com.vn

Trân trọng.
BTV Chử Thu Hằng.

  Bùi Xuân Phượng - buixuanphuong09@yahoo.com - 03203.547.940 - Bình Phiên, Ngọc liên, Cẩm Giàng, Hải Dương  (Ngày 28/11/2010 11:42:08 PM)
Kg BBT Lucbat. com
Đọc bài viết trên tôi rất cảm động và khâm phục Nguyễn Hữu Thịnh. Nhờ BBT cho tôi xin địa chỉ Email của Thịnh để liên hệ làm quên. Tôi nặng tai không nghe được điện thoại.
Bùi Xuân Phượng
  Phạm Minh Giắng - phamigia@gmail.com - 0987736365 - Trung tâm Bảo trợ xã hội Vũ Thư-Thái Bình  (Ngày 27/11/2010 06:36:32 PM)

Mình nhận được lời mời qua email của Thịnh mời đến dự buỏi giới thiệu sách. Rất tiếc là mình không đi được.

Vui và Hạnh phúc cùng nàng Thơ nhé

Phạm Minh Giắng
  Trần xuân Trường - truongkimson35a@yahoo.com.vn - 0974764831 - Ninh bình  (Ngày 25/11/2010 09:04:41 PM)
Mình xin chúc mừng Thịnh .
Hãy lạc quan và yêu đời nha.
Trần Xuân Trường
  Phạm Minh Giắng - phamigia@gmail.com - 0987736365 - Trung tâm Bảo trợ xã hội Vũ Thư-Thái Bình  (Ngày 24/11/2010 10:07:52 AM)
Chúc mừng Thịnh đã ra được tập thơ đầu tay. Hạnh phúc với Nàng Thơ mãi mãi nhé!

Phạm Minh Giắng
Các bài khác: