Lời BT: Nhà xuất bản Thanh niên vừa ấn hành truyện thơ “Thúy Lan” của tác giả Lê Hữu Bình. Khoan hãy bàn về nội dung và chất lượng nghệ thuật của tác phẩm, chỉ cần biết rằng truyện thơ này dài tới 4.248 câu Lục Bát, đã là một sự đáng “nể” về sức lao động của tác giả.
Để bạn đọc hiểu phần nào tác phẩm kể trên, lucbat.com xin trích đăng bài giới thiệu của tác giả Hoàng Phong (Nguyên Giám đốc, kiêm Tổng biên tập của Nhà xuất bản Thanh niên) và lời tự sự của tác giả Lê Hữu Bình.
Thúy Lan với sóng gió của thương trường, tình trường và pháp trường
Tôi là một trong số các bạn bè được cựu chiến binh - Đại tá Lê Hữu Bình có gửi cho đọc truyện thơ “Thúy Lan”, một sáng tác mới của anh, dài trên 4000 câu, khi còn đang ở dạng bản thảo. Ấn tượng đầu tiên của tôi là rất nể trọng về những suy nghĩ và sức làm việc của tác giả. Trong khi nhiều người đang chạy đua kiếm tiền làm giầu bằng nhiều cách, bằng mọi giá, tôn thờ vật chất tối đa, thì Lê Hữu Bình, một người từng tắm mình trong khói lửa trận mạc trên khắp các chiến trường, nay trở về hậu phương lại ngày đêm say sưa đi tìm những giá trị văn hóa, tinh thần cao đẹp.
Tôi từng nhiều lần bị dị ứng với thơ, nhưng khi đọc tác phẩm truyện thơ “ Thúy Lan” của Lê Hữu Bình, đã thực sự bất ngờ với một hào hứng mới. Cái hào hứng mà nhà thơ mang đến cho tôi trong truyện thơ “Thúy Lan”. Trước hết là ngòi bút của anh xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, với những cảm nhận bằng tâm hồn của người lính - nghệ sỹ, chứ anh không tránh né những bất bằng, tiêu cực, hoặc thờ ơ trước những con người xả thân vì việc nghĩa.
Thúy Lan – nhân vật chính trong truyện thơ này, theo tôi là một cô gái tài sắc, dũng cảm vật lộn trong sản xuất, kinh doanh từ ngày đất nước đổi mới. Cô khao khát làm ra thật nhiều của cải cho xã hội, khát khao kiếm được nhiều tiền bằng sức lao động và trí thông minh của mình… Nhưng không phải vì bản thân, ích kỷ cá nhân, mà là xuất phát từ lòng nhân hậu, có tiền để từ thiện, giúp người nghèo khó và những mảnh đời bất hạnh. Có thể có những cách nhìn nhận khác nhau về Thúy Lan, một cô gái dịu dàng nhan sắc đa tài. Vì cô là sóng gió của thương trường, bão táp của tình trường và huyền thoại trước pháp trường!
Bên cạnh Thúy Lan là Oanh, người em, người bạn chí cốt; là đại gia Gâm Lang, “sư tử Hà Đông”; là lang sói Trí Thâm và nhiều nhân vật tích cực, tiêu cực khác nữa… Đó là những “chất keo” làm nên hồn cốt truyện thơ này. Mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh, đều được Lê Hữu Bình miêu tả bằng những câu lục bát đậm đà chất dân tộc, với những nét riêng biệt, nhằm làm nổi lên tính cánh nội tâm và hành động của họ. Điều đó, giải thích vì sao trong thời gian gửi bản thảo cho tôi đọc, anh mấy lần rút lại để sửa chữa, trau chuốt thêm. Cho đến lần thứ ba thì mới tạm yên. Chứng tỏ tinh thần làm việc rất nghiêm túc của một người luôn tự tin và biết tự đòi hỏi ở chính mình.
Sự cố gắng đi vào những vấn đề đặt ra của cuộc sống và lao động, tìm tòi ngôn ngữ thể hiện của anh trong truyện thơ Thúy Lan là rất đáng trân trọng. Tôi thực sự quý mến đức tính đó của anh. Tôi cũng yêu thích, tâm đắc nhiều câu thơ của anh trong truyện thơ “Thúy Lan” này.
Cô gái tài sắc Thúy Lan trong phần cuối truyện thơ đã phải ra pháp trường. Những họng súng đã giương lên! May thay, công lý sáng suốt và sự công minh của lương tâm mà cô đã không bị trúng một phát đạn nào!
Tôi xin được không tóm tắt câu chuyện hoặc kể hành trình của Thúy Lan - mặc dầu tôi đã đọc nhiều lần. Thiết nghĩ đó cũng là một ý thức tôn trọng bạn đọc. Xin hãy đọc đến trang cuối cùng của tác phẩm để hiểu rõ hơn Thúy Lan và hơn thế, để các bạn nhìn nhận đánh giá khách quan về những thành công của truyện thơ này.
Hà Nội, năm 2010
Hoàng Phong
(Email: hoangphonghn@yahoo.com.vn)
Vợ chồng tác giả Lê Hữu Bình và Lê Thị Phương, năm 1975
Tự sự của tác giả
Để viết ra truyện thơ Thúy Lan, tôi đã phải tích lũy và chuẩn bị mấy chục năm. Trước hết, tôi phải sáng tác nên tiểu thuyết Thúy Lan, từ cốt chuyện ấy mới viết ra được truyện thơ dài 4.248 câu. Có như vậy mới liền mạch, suôn sẻ, bảo đảm mỗi nhân vật đều thể hiện một nội tâm, hình thức cá tính riêng, theo từng hoàn cảnh không gian thời gian, vị trí chức năng và ý đồ của truyện.
Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tôi đã gắng xuất bản Truyện thơ Thúy Lan và gửi đến một số bạn yêu thơ trong cả nước (đồng thời cũng nhận được nhiều ý kiến quí giá các nơi gửi về).
Thúy Lan người con gái Thủ Đô nhan sắc tuyệt trần, nhưng lại có những khổ đau riêng, dai giẳng bám đuổi suốt đời. Kim Oanh vừa là em, vừa là người bạn gái chí cốt tri kỷ đã từng chia sẻ cùng chị (trang 163):
Lời chia nhủ, nấc chạnh lòng
Liền ôm lấy chị, cảm thông vô cùng
Nặng vai, chỉ đáng lông hồng
Chỉ thương chị nặng hai dòng bờ mi…
Vừa đẹp lại duyên dáng mẫn tuệ, những tố chất trời cho đó, khiến Thúy Lan (trang 210):
Thuyền vừa khoảnh khắc xuôi sông
Nuối thay! Tài sắc, khó lòng bão yên.
Nhưng với tấm lòng bao dung nhân hậu, cao thượng và giầu lòng tha thứ (trang 222):
Quá vui, rân rấn sụt sùi
Đã đau oán hại, lại cười trả oan
Ai cũng thấy ở chị, một con người luôn vì công việc và hướng thiện. Chị hết mình với mọi người đặt biệt ưu ái, toàn tâm vì người nghèo khó và những mảnh đời bất hạnh…. Thúy Lan là mẫu người của thời đại mới, chị sẽ sống mãi với thời gian.
Hy vọng quý bạn đọc sẽ đồng cảm và chia sẻ, tác giả truyện thơ này sẽ hạnh phúc vô cùng!
Lê Hữu Bình
(ĐT: 0912307618 – 04.38621683)
nhiều độc giả - huutheto1_193@yahoo.com - 01689117826 - hà nội
(Ngày 16/11/2010 06:51:27 PM)
Cảm nhận của bản đọc xin gửi đến tác giả --------------------------- Chu Phương Lan – Nguyên là cán bộ Cục tuyên huấn - TCCT Địa chỉ: Ngõ chùa Liên Phái ngách 36 nhà 22 phường Cầu Dền quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Đt 0438631543 Sau khi đọc kỹ truyện thơ này nhiều lần, xin gửi đến tác giả lời chào quí trọng và có một số suy nghĩ sau đây. Sinh ra từ Hoàng Học - Đông Hoàng - Đông Sơn - Thanh Hóa, mảnh đất giầu truyền thống thi ca, nơi có cầu Hàm Rồng đã ghi lại bao chiến tích trong hai cuộc kháng chiến. Nói đến Lê hữu Bình trước hết là nói đến một con người có tâm hồn trong sáng tình thơ lai láng, sinh ra để làm thơ và viết truyện thơ. Trải hơn 40 năm, đã dùng tâm sức của mình để truyền bá tri thức ngôn ngữ. Về phương diện đề tài, tác giả luôn thông cảm với người phụ nữ trong thời đại mới. Truyện thơ dài trên 4000 câu lục bát đã làm rung động lòng người, chia sẻ nỗi đau với đời ….. Người phụ nữ trong thời kinh tế thị trường được học hành tử tế, trình độ chuyên môn giỏi thì cuộc đời phải rạng rỡ lộng gió mới phải. Nhưng không đơn giản như thế mà ngược lại gặp biết bao điều chẳng lành, bi ai oán giận thăng trầm đau buồn trắc trở. Với khả năng trí tuệ sẵn có, sự qan sát tinh tế và lòng say mê nghệ thuật văn chương cộng thêm tinh thần trách nhiệm, đậm tính nhân văn của người cầm bút. Suốt thời gian dài với bao suy tư, tác phẩm nay đã đến tay bạn đọc. Truyện thơ Thúy Lan của anh, cách viết rất mới. Văn phong dản dị gần gũi đời thường đủ tình đủ nghĩa sáng như lửa hoa đăng, xanh như ngọc bích. Nội dung truyện viết theo triết lý Phương đông, các cặp phạm trù đối ngược nghịch lý, bất thường luôn được tạo ra trong cuộc sống: Cũ và mới tốt và xấu mạnh và yếu có thiện thì có ác, có nắng thì có mưa V.v..v Là hai mặt của một sự vật luôn tồn tại chung với nhau, liên quan và kiềm chế lẫn nhau: Một kiểu tư duy biện chứng. Anh là người đọc nhiều viết nhiều đi nhiều, qua ngòi bút của anh con chữ, câu thơ cứ tự nhiên bay bổng du dương dàn trải trên trang giấy khiến người đọc khó thể quên. Cấu trúc trong truyện có đường nét rõ ràng, phản ánh mô tả các nhân vật sự kiện đang mọc lên len lỏi trong thời mở cửa hội nhập, đa phương đa dạng của thế kỷ 21 này, với nhiều biến đổi thách thức. Thúy Lan một phụ nữ tuyệt đẹp, sắc sảo thông minh biết ứng biến với thời cuộc không cam chịu hèn, vượt lên số phận………………… Bộ trường, một con người đức độ một cán bộ tầm cỡ mẫu mực (Một Đảng viên cộng sản) rộng lòng vị tha, biết sử dụng nhân tài sử dụng cán bộ: Ngôn từ của vị Trung Ương Như dao chém đá nhu cương đúng tầm (trang 118) ............................................ Sự bình tĩnh, lý giải rõ ràng của em và là người bạn chí cốt Kim Oanh cùng Thúy Lan trước pháp trường đã trở nên huyền thoại. Họng súng đã dương cao, may thay sự sáng suốt công minh của lương tâm – Thúy Lan không bị trúng một phát đạn nào………………. Bão bùng sương gió chông gai Tận cùng đáy khổ kiên tài vượt qua Trời xuân lại trả cho hoa Nghênh đa bách phúc vượt xa trùng ngàn Trắng miền Tây bắc hoa ban Ngạt ngào Đồng Tháp hương sen ngát mùi Nhật Tân đào nhuộm hồng trời Thúy Lan vậy đó ngời ngời kiêu sa ……………………………. Hơn 200 trang thơ ngổn ngang tình đời đằm thắm tình người cao rộng hoành tráng dạt dào, xen lẫn đau thương. Giúp ta hiểu thêm tác dụng của văn học, thi ca. Thưởng thức thơ hay: Hay ở cái tứ cái chữ cái nghĩa là liều thuốc bổ tiếp thêm nghị lực. Những vần thơ viết bằng tâm huyết và tài năng tràn đầy tính hiện thực. Gấp cuốn sách vào còn cả nụ cười lẫn giọt nước mắt – mà tác giả bằng tấm lòng đã thổi vào hồn thơ và con mắt nghệ sỹ đã mỹ hóa thêm. Tác phẩm là truyện thơ có giá trị văn chương, có ý nghĩa chính trị xã hội là một thông điệp phản ánh cuộc sống đương đại chứa đựng đầy đủ nhân tâm cốt cách con người…Tạo ra những “ Bông hoa thơm, trái ngọt” dâng hiến cho đời./. --------------------------------------------------------- Nguyễn văn Thịnh Đã làm thơ viết văn từ 1972 Đt 0913228066 – 0438215697 Khi nhận được tác phẩm truyện thơ Thúy Lan, của anh Lê hữu Bình. Tôi rất mừng…..Để đọc tác phẩm không bị dán đoạn, tôi cố ý giành thời gian đọc từ sau bữa cơm tối, đọc liên tục đến gần sáng thì ngủ. Trong ngủ chập chờn mơ thấy “Cô Thúy Lan” đẹp quá: Đẹp xinh đến mức “chiến tranh” vì nàng. Quả là mỹ nhân…Càng đọc càng thấy Thúy Lan đẹp hơn, đẹp từ rực rỡ bình minh đến “lưng ong thắt đáy nét cong tuyệt vời” lại “dịu như hương bưởi hương nhài” – “Hòn ngọc bích của biển xanh”…. Để thưởng thức vẻ đẹp của Thúy Lan cứ phải đọc từ từ, rồi suy nghĩ. Tất nhiên người đẹp như vậy trong sóng gió của thương trường sẽ phải chống chọi vất vả vì thương trường là chiến trường. Có thắng có bại có bị thương và có thể hy sinh, nhưng ở Thúy Lan: Trời xuân lại trả cho hoa Nghênh đa bách phúc vượt xa trùng ngàn… Truyện thơ dài vậy, nhiều tình tiết, nhiều đoạn tả hay, Song tôi thích nhất cách xử sự của Thúy Lan với Cường là lái xe khi phải ở lại đêm tại khách sạn. Cường vốn là người tận tình, lại có võ nghệ cao siêu đã từng cứu nguy cho Thúy Lan, bởi hai tên côn đồ được thuê chặn đường rạch mặt. Trong một chút Cường không làm chủ được mình “Vì yêu thương vì tôn thờ từ lâu”..”Quá yêu đôi lúc mất khôn / Từ nay dứt mạch nếu còn đừng kêu”. Cách xử sự của Thúy Lan hay quá. Qua xử sự của một người đầy bản lĩnh, ta có thể thấy câu tục ngữ: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” nhưng bén như thế nào lại là một vấn đề. Sáng hôm sau ngủ dậy lại ngồi đọc thêm lần nữa, định gọi điện cho anh Bình tâm sự đôi điều, song sợ giờ này anh chưa day. Thôi thì đành nhắn tin vào máy di động. Giá như bìa quyển sách làm bằng bìa cứng thật đẹp, thì càng thu hút người đọc hơn nữa. Đấy là ý kiến cá nhân. Dù sao cũng phải cảm ơn anh đã có một tác phẩm hay, nhiều triết lý càng suy nghĩ càng thấm thía: …Có câu muôn sự tại trời E rằng mới nửa, đúng thôi không nào….. ……………………………………… …………………………………………… Đại tá nhà thơ Nguyễn Sỹ Châu Đt 01232297593 – 0435594405 Vẫn biết rằng đọc được đôi ba lần thì cảm xúc sẽ đầy đặn hơn, trước một tác phẩm đã được nhiều người ngợi ca là hay. Nhưng lại cũng băn khăn, làm vậy những cảm xúc ban đầu có thể bị biến dạng đi, mà tôi thì không muốn như vậy. Do vậy tôi ghi luôn cảm xúc đang hiện hữu mong được chia sẻ cùng tác giả. Gập cuốn truyện thơ Thúy Lan dài hơn bốn ngàn câu lại, tôi thấy xao xuyến lạ và hơn hết là thấy mừng vì một kết cục có hậu. Không ít những tác phẩm thơ, văn kết mở hay kết đóng, cũng đều rất hay. Nhưng ở đây cũng với kết cục có hậu, nó còn đậm chất nhân văn, thấm đẫm tình người. Cũng như truyện Kiều, tính cách của từng nhân vật trong truyện thơ Thúy Lan được khắc họa rất rõ nét, điều đó khiến cho tác phẩm có kịch tính, xung đột cao khiến người đọc cảm thấy hồi hộp lo lắng. Đặc biệt là sự dồn nén về sự kiện diễn biến ở phần cuối của tác phẩm, chính điều đó đã tạo ra rất nhiều cung bậc tình cảm đối với độc giả. Nhân vật chính của truyện thơ là Thúy Lan, đã giành được nhiều mối thiện cảm của độc giả. Nàng không phải là nguyên mẫu của phụ nữ truyền thống như: Đằm thắm – yếu đuối. Nàng là hiện thân của sự hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và nét đẹp của phụ nữ hiện đại. Trong đó nét đẹp của phụ nữ hiện đại được khắc họa rất thành công: Đẹp tự tin, có khát vọng vươn lên làm giàu và chấp nhận mạo hiểm nhưng lại dám làm dám chịu. Sự mạnh mẽ tự tin ở Thúy Lan ngay cả giới “mày râu” không phải ai cũng dễ dàng làm được. Cái khốc liệt của thương trường là điều dễ hiểu và ai cũng dễ dàng nhận ra! Do vậy đây không phải là điểm nhấn của tác phẩm, nó đã hiện ra như vốn có vậy. Điểm nhấn của tác phẩm là ở chốn tình trường. Sự khốc liệt trong chốn “tình trường”, sự ngọt ngào cám dỗ xen lẫn chát đắng, tủi nhục đau đớn cứ xoắn bện vào nhau. Nàng đã dấn thân mà không buông thả, đã ngã mà không gục, không để mất lòng tin. Nhìn thẳng vào sự thật và sẵn sàng đương đầu với số phận đã trở thành động lực vô hình cho một đóa hoa cứ ngời lên hương sắc. Định mệnh thật trớ trêu, ngay từ đầu cô sinh viên “mười phân vẹn mười” đã phải đối mặt với thần chết, để rồi phải lựa chọn một là chết, hai là nhận làm con dâu nhà người ta mà không bắt đầu bằng sự rung động của con tim. Nói là lựa chọn nhưng làm gì có sự lựa chọn. Bởi có ai đang yên đang lành lại chọn cho mình một cái chết? Phải chăng, vì định mệnh nghiệt ngã đó mà đã lần lượt phải “trả nợ” đời? Tôi bỗng nhớ trong một câu chuyện cổ, nói về một người con gái làm dâu nhà người, phải chịu nỗi đày đọa của người mẹ chồng như thế nào. Nhưng cuối cùng người cận kề chăm nom cho bà ta lại không ai, ngoài cô con dâu. Để rồi nàng phải than rằng: “Trách cha trách mẹ nhà chàng / Cầm cân không biết là vàng hay thau / Thật vàng chẳng phải thau đâu / Mà mang thử lửa cho đau lòng vàng”. Đúng thật vàng không sợ chi lửa. Nhưng đem thử lửa như trường hợp của Thúy Lan trước họng súng pháp trường thì…. Không thắt ruột không “đứng tim” mới là lạ. Mới chỉ hơn 30 xuân mà đã trải qua ba cái họa (Tạt a xít, rạch mặt, ra pháp trường) thiết nghĩ người thường chắc phải bạc đầu vì “sốc”. Chưa hết họa “tình trường” lại đến họa “ghen ăn tức ở”, đây cũng là điểm nhấn rất có dụng ý của tác giả. Để rồi như người ta nói “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Người tận cùng của sự thủy chung như Oanh, càng thêm lộng lẫy tỏa sáng. Người như những lũ chuột hôi hám : Trí Thâm - đã phải sám hối. Nếu nói rằng, lòng nhân hậu của Thúy Lan đã thấu tận trời xanh thì cũng thật khó tin. Nhưng sẽ phải giải thích thế nào, khi các họng súng dương lên lại không tìm được đến “mục tiêu”. Ngoài cách xây dựng tính cách khá đậm nét của các nhân vật tác giả cũng đã thành công trong dùng thể lục bát mà vẫn diễn tả được những tình huống, những cảm nhận……….Một cách nhuyễn đến như vậy. Đây cũng là cốt làm nên nét duyên dáng của tác phẩm. Nhìn toàn cảnh, truyện thơ Thúy Lan là một bức tranh đẹp. Nếu nhìn kỹ, ta sẽ ngạc nhiên bởi nó được kết tinh bằng những hạt pha lê óng ánh./. ----------------------------------------------------
võ thị thơ - tieutho@yahoo.com.vn - 01679201862 - xóm1 ,nghi xá,nghi lộc ,nghệ an
(Ngày 15/11/2010 08:36:02 PM)
em hết sức cam động trước bài viết này
Nguyễn Thị Diện - dienphunust@yahoo.com.vn - 0919.571.078 - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng
(Ngày 15/11/2010 10:22:14 AM)
--------------------
THÚY LAN - MỘT VẺ ĐẸP CỦA SỰ THÁNH THIỆN VÀ LÒNG NHÂN ÁI Em rất vui mừng, hạnh phúc và vinh dự khi được tác giả Lê Hữu Bình gửi tặng truyện thơ Thúy Lan. Em và tác giả chưa hề quen biết nhau ngòai đời, chênh lệch tuổi tác nhưng có lẽ duyên thơ lục bát đã kết nối hai tâm hồn ở hai đầu tổ quốc xít lại gần nhau (Hà Nội - Sóc Trăng). Xin cảm ơn website lucbat.com thông qua tập Sáu và Tám, mà chú Bình biết đến một người con gái ở vùng quê xa xôi, hẻo lánh này có niềm đam mê thơ lục bát và chú đã gọi điện thọai làm quen, gửi tặng thơ. Vì thế em mới có điều kiện đọc tuyệt phẩm “độc nhất vô nhị”, tính đến thời điểm hiện tại, về truyện thơ lục bát ca ngợi người PN Việt Nam, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế kỷ 21 này. Dù rất bận rộn với công việc cơ quan, gia đình nhưng em vẫn dành nhiều thời gian vào mỗi tối cố gắng đọc và suy gẫm từng câu, từng ý trong truyện thơ. Em thật sự bất ngờ, càng đọc càng say sưa bởi sự hấp dẫn của cốt truyện cũng như sự dẫn dắt thật khéo léo, tài tình của tác giả. Đồng thời, mong là sau khi đọc xong tác phẩm thì thẩm thấu được phần nào nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gấm thông qua tính cách, phong thái, hành động, của từng nhân vật mà tác giả đã dày công xây dựng qua mấy chục năm “tích lũy và chuẩn bị”. Em thật sự cảm phục tài năng, sức sáng tạo miệt mài, không mệt mỏi của tác giả để dâng cho đời tác phẩm “đặc biệt” giàu tính nhân văn, chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Thật đáng trân trọng, nâng niu giá trị của tác phẩm cũng như tấm lòng thành của tác giả đối với Hà Nội ngàn năm văn hiến. Dưới ngòi bút tài tình của một cựu chiến binh - Đại tá đầy trải nghiệm, dày dặn trong môi trường quân đội đã khắc họa thành công nhận vật Thúy Lan - một mẫu người phụ nữ hòan hảo nhất trong tất cả các tác phẩm viết về người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay nhưng cũng đầy éo le, trắc trở; “một Thúy Lan với sóng gió của thương trường, tình trường và pháp trường”. Qua 4.248 câu thơ lục bát - dòng thơ đang được xem là quốc hồn, quốc túy của dân tộc, cuộc đời của Thúy Lan dần hiện ra dưới mắt người đọc với niềm vui và nước mắt đan xen, hòa lẫn, khiến cho ta không khỏi ngậm ngùi ngay cả khi đã khép lại tuyệt phẩm. Tính cách của Thúy Lan, cô gái Hà Thành, vừa hiền lành, nhân hậu vừa thông minh, giỏi giang, tháo vát. Cuộc đời thì đầy éo le, trắc trở và luôn bị dập dùi trong phong ba, bão táp, đúng với câu “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” cũng bởi do nhan sắc quá ư diễm tuyệt, đến mức “chiến tranh” vì nàng. Vẻ đẹp của Thúy Lan khác xa Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du. Ở Thúy Lan chúng ta bắt gặp vẻ đẹp của sự thánh thiện cả hình thức lẫn nội dung, không chỉ vẹn tòan về tài, sắc mà còn về phẩm chất, đức hạnh. Cái tâm trong sáng càng tôn cho nhan sắc chị thêm duyên dáng, hồn hậu khiến trời đất cũng phải ngẩn ngơ: Kiều xinh cây cỏ đẫn đờ Thúy Lan đẹp đến ngẩn ngơ đất trời. Tỷ như sắc đẹp điểm mười Thúy Lan chắc hẳn gấp đôi mức này. … Thảo thương bản tính con người Thương người nghèo khó từ thời hoa niên. Trong tình trường, bước ngoặt cuộc đời Thúy Lan chính là ơn tái sinh vào năm thứ tư - Đại học xây dựng, khi chị vướng vào căn bạo bệnh mà đông y và tây y đều bó tay. Chấp nhận làm con dâu của một y lang để đổi lấy mạng sống. Nhưng bẽ bàng thay, chồng chị chỉ là người “tài hèn, sức yếu chỉ chơi quanh nhà” nên: Tiếu đàm đồn đại khắp nơi Người hơn hoa hậu, lấy người hay ma? Vốn tính hiền lành, ngay thẳng nên: Mặc cho chì bấc diêu du Ơn người cứu mạng cho dù lệch pha Lệ ngầm, bước tới xe hoa Thương thay kiếp phận đã sa chân dần Trong thương trường, chập chững bước vào kinh doanh, mặc dù có kiến thức, có năng lực nhưng thiếu kinh nghiệm nên chị liên tục làm ăn thất bại, đến mức sắp “tán gia bại sản”: Hai tỷ nợ, dây cổ quàng Ngân hàng sẽ xiết, nhà hoang khóa còng Chị buộc lòng phải dùng đến nhan sắc “khuynh thành” để không làm khổ chồng, con, âm thầm gây dựng lại sự nghiệp: Đành thôi, nhắm mắt cho cam Nhân tình thế thái đạo đàm tính sau Và mối tình giữa kiều nữ - giám đốc Hoa Mai, Thúy Lan và đại gia - Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Lộc, Gâm Lang thóang qua nhưng đã giúp chị thành công rực rỡ trong sự nghiệp bởi tài trí mưu lược, kinh doanh “siêu đẳng”: Hợp đồng, Lan đã sẵn sàng Gâm Lang tức tốc đón nàng cùng lên Khách sạn chim Én cái tên Mộng thơ ấn tượng, chiếu đèn thỏa yêu Hợp đồng đâu anh xem nào? Gian tay vội dở, đã vào mắt Gâm Lướt qua vài điểm lầm nhầm Thế oai, nhoằng bút như đâm thủng bàn. Càng thành công trong sự nghiệp thì chị càng năng làm từ thiện bằng cả cái tâm “thương người như thể thương thân” ngay từ thuở ấu thơ, bằng tấm lòng bồ tát sáng trong, không vụ lợi, chỉ mỏi mong người nghèo khó có được cái ăn, cái mặc. Tuy nhiên, thói đời “trâu buộc luôn ghét trâu ăn”, người quốc sắc thiên hương lại tài giỏi, liên tục thành công như chị luôn bị ghanh ghét dù chị đã cố gắng dùng đức độ để đối nhân xử thế. Oan tình chồng chất oan tình do kẻ gian manh rắp tâm bày mưu, tính kế hãm hại, đứng trước pháp trường, chị vẫn hiên ngang vì biết mình không phạm tội tham ô: Thà tôi chết quách cho rồi Còn hơn sống nhục, thấy người mình thương Cảm giác uất nghẹn, muốn nghẹt thở và dường như là người đọc đang chứng kiến một cuộc “hành huyết” thật sự đang diễn ra trước mắt chứ không phải là đang đọc truyện thơ. Hồi hộp, hoang mang, lo lắng, thương cảm một con người tài hoa, đức độ, nhân hậu tuyệt vời như Thúy Lan lại phải chịu cái án tử hình oan ức. Thế nhưng, tác giả rất lạc quan, tự tin vào sự thánh thiện, nhân ái sáng ngời của Thúy Lan sẽ “động lòng trời” nên đã xui khiến cho “Không một vết đạn cắm xuyên cạnh người” và: Đóa thơm trong cõi hồng trần Nắng mưa mài dũa, ngọc dần sáng to Rõ là một chuyện như mơ Đức nhân-Luật pháp cùng cơ bài trùng Phép màu hóa giải thần thông Khiến tâm khẩu phục thành đồng bản nhân Vui mà như nợ với Lan Nợ lòng nhân nghĩa, mảnh oan sứt hồn. Khép lại truyện thơ lục bát, lời nhắn nhủ của tác giả ngẫm mà thâm thúy vô cùng: Có câu muôn sự tại trời E rằng mới nửa, đúng thôi không nào? Nhân tâm cốt các chí cao Lượng đó định vào lẽ sống ai ơi Căn cùng cung bậc chín mười Suy đi ngẫm lại, nên người từ: TÂM. Xin cám ơn tác giả Lê Hữu Bình đã mang đến cho đời một Thúy Lan, hiện thân của người PN thời đại mới, xinh đẹp, tài hoa, đức độ. Chính cái tâm trong sáng, thánh thiện và lòng nhân ái đã giúp Thúy Lan vượt qua mọi “tai bay họa gửi” của tình đời. Nhan sắc bề ngòai sẽ dần nhạt phai nhưng vẻ đẹp tâm hồn người Phụ nữ sẽ trường tồn cùng năm tháng. NTD
Đào Phong Lưu - dphongluu@yahoo.com - 0241 3734243. 091309 - Nhà Máy Gang cầu Thiên Phát, Tiên Du, Bắc Ninh
(Ngày 9/11/2010 06:35:46 PM)
Gửi Tác giả Lê Hữu Bình
Chuyện thơ đã dài lại hay, Xin cho biết kiếm sách này ở đâu?
Tú Cười - butkim@gmail.com - - Hà Nam
(Ngày 9/11/2010 05:09:31 PM)
CÒN GÌ ĐỂ NHỚ...?
Chuyện đời dài ngắn...ai hay ? Cái tâm người viết bao ngày bao đêm Nhủ lòng...hãy đọc mà xem Còn gì để nhớ...Hay quên mất rồi ? Tú Cười
Trần Thị Lợi - coloiha@yahoo.com.vn - 0436361339 - 118 Yên Lạc, Vinh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
(Ngày 10/11/2010 01:14:22 AM)
Tôi là người may mắn được sống trong khu tập thể 361 cùng gia đình anh Lê Hữu Bình. Anh là một người rất yêu thơ và hay có những tác phẩm thơ dài hơi.
Tôi đã được đọc CHUYỆN TÌNH CHƯA MUỘN của anh và nay tiếp tục được đọc tác phẩm trên 4000 câu lục bát THÚY LAN. Xin trân trọng cảm ơn anh đã cho thưởng thức những tác phẩm rất đời, rất nóng mà nghệ thuật cũng ở tầm cao của thơ lục bát. Chân thành cảm ơn và chúc mừng anh. Trần Thị Lợi |