Trong tất cả ba đại hội thi ca quốc tế ở Malmo (Thuỵ Điển), Smederevo và Belgrad (Serbie và Montenegro) thì Nguyễn Chí Trung (người Việt Nam định cư tại Đức) là nhà thơ Á Châu duy nhất được mời tham dự, với tư cách là một nhà thơ Việt Nam. Tại
Trong tất cả 5 đại hội thi ca quốc tế, Nguyễn Chí Trung đã đọc thơ lục bát của mình trước khán thính giả tại các hội trường, nhà rông lớn, những phòng giảng ở các viện đại học cũng như ở các trường trung học.... bằng tiếng Việt. Và sau đó, một diễn viên đã đọc thơ của ông được dịch ra ngôn ngữ của những quốc gia tổ chức đại hội (tại Malmo bằng tiếng Thuỵ Điển do nhà thơ Lasse Soderberg dịch, tại Smederevo và Nam Mỹ bằng tiếng Tây Ban Nha do nhà thơ Tobias và Juana Burghardt dịch). Tại đây, thơ lục bát ông đọc đã gây một sự chú ý đặc biệt và một âm hưởng sâu rộng nơi khán thính giả quốc tế từ Đông Âu, Bắc Âu cho đến Trung Mỹ và Nam Mỹ bởi tính đặc biệt của ngôn ngữ Việt Nam với năm dấu khác biệt (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), cũng như là tính cách đặc thù của thơ lục bát Nguyễn Chí Trung .
Tại Đại hội Thi ca El Salvador (của những quốc gia thuộc vùng Trung Mỹ) Nguyễn Chí Trung cũng đã đọc thơ của mình bằng tiếng Đức, vì tại đây ông đồng thời cũng là nhà thơ đại diện cho nước Đức. Tuy nhiên, mỗi lần Nguyễn Chí Trung đọc thơ lục bát Việt Nam thì khán thính giả đã hưởng ứng nhiệt liệt bởi 'âm hưởng đặc biệt' mà họ chưa từng trải qua khi đọc hay nghe đọc thơ.
Thơ Nguyễn Chí Trung đã được dịch và phổ biến trên những tạp chí văn học ở Belgrad, Smederevo (Đông Âu), ở
Tại Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Chí Trung đã cho xuất bản những tập thơ “Thi ca” và “Thi ca ngoại tập” tại Nhà xuất bản Văn học (Hà Nội) cũng như tập thơ “Sương mù và ngựa hồng” tại Nhà xuất bản Trẻ (thành phố Hồ Chí Minh).
Qua những buổi đọc thơ của mình trên những diễn đàn thi ca thế giới, Nguyễn Chí Trung đã trình bày cho thi ca quốc tế biết đến nền thi ca hiện đại Việt Nam qua những bài thơ trích từ 2 tập “Sa mạc” và 'Gió' (chưa in), tất cả đều được viết trong thể lục bát là một thể thơ đặc biệt của Thi ca Việt Nam. Những bài thơ này đã gây một tiếng vang sâu rộng trong giới làm thơ và yêu thơ khắp thế giới.
(Theo tác giả Thuận Phương)