Gặp chị, người phụ nữ 54 tuổi vẫn xuân sắc, chẳng khác nhiều thời đóng “Biệt động Sài Gòn”. Nói về những vất vả đã đi qua, giọng chị nhẹ tênh, phơi phới.
Hà Xuyên trong vai Minh Đạo hoàng hậu của phim "Huyền sử thiên đô".
* Thời gian này chị tất bật ở Hà Nội. Chị đang theo đuổi những dự án gì?
- Tôi đang cùng lúc đóng hai bộ phim, một là “Huyền sử thiên đô” chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long với vai Minh Đạo hoàng hậu, song song với đó là phim “Anh xin thề” của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Một lúc hóa thân vào nhiều tính cách khác nhau không hề đơn giản, biết đó là thử thách nhưng đã làm phim thì phải chấp nhận. Vai hiện đại thì tôi đã quen nhưng vai trong phim dã sử thì thật sự lo lắng, vì bản thân tôi chưa từng có chút kinh nghiệm hay học được gì từ những người đi trước. Tôi diễn tất cả bằng sự cảm nhận của cá nhân. Tôi thấy mình may mắn vì hay được tham gia những bộ phim quan trọng. Ví như khi làm “Biệt động Sài Gòn”, thật không thể ngờ nó có sức hút khán giả đến mấy chục năm sau như vậy. Bây giờ lại là một mốc mới với Huyền sử thiên đô. Tôi tin bộ phim sẽ là bài học lịch sử vô giá với các thế hệ con cháu sau này. Mong rằng khán giả khi xem, nếu thấy chỗ nào chưa được thì châm chước cho đoàn phim vì ai cũng muốn thành quả của mình thật tốt nhưng điều kiện làm phim của Việt
* Nhiều người nói chị có một ngôi sao may mắn chiếu mệnh vì toàn được giao vai trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt
- Tôi luôn cảm ơn cuộc đời đã cho tôi ngôi sao may mắn chiếu mệnh như nhiều người đánh giá. Nhưng không một đạo diễn nào lựa chọn diễn viên cho phim mình lại nghĩ: “Hãy chọn diễn viên A, B vì anh chị ấy may mắn”. Nếu diễn viên không thuyết phục đạo diễn bằng khả năng diễn xuất, đạo đức nghề nghiệp mà chỉ trông vào sự may mắn thì e rằng người đó không sớm thì muộn cũng phải bỏ nghề. Sau khi đạo diễn mời và đồng ý nhận vai là chuỗi ngày vất vả vật lộn với từng câu chữ để nghiên cứu tìm lối diễn, phong cách ăn mặc, nói năng… sao cho ra nhân vật. Đó là điều mà không chỉ riêng tôi mà tất cả những người theo nghiệp diễn đều phải trăn trở. Làm nghệ thuật giống như mối nhân duyên, trong đó diễn viên luôn là người thụ động. Cái may không phải ở việc được mời vào nhiều phim mà ở việc, bạn thích, cảm một vai diễn trong bộ phim nào đó và lại được giao đảm nhận nó. Thời trẻ, tôi vuột mất nhiều vai mà đến giờ vẫn tiếc. Đó là “Thời xa vắng” của đạo diễn Hồ Quang Minh, “Xương rồng đen” của nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân nhưng ngày đó kịch bản không được duyệt vì chưa phù hợp. Phim “Ván bài lật ngửa”, đạo diễn Lê Hoàng Hoa cũng tha thiết mời tôi vào vai nữ chính nhưng lúc đó tôi đang bận quay “Biệt động Sài Gòn”. Rồi phim “Nơi bình minh chim hót” của đạo diễn Việt Linh bấm máy đúng vào lúc tôi được cử đi dự Liên hoan phim
* Chị phải trả giá những gì để có tên tuổi ngày hôm nay?
- Người diễn viên là người không sống được nhiều cho mình. Có những điều một người bình thường có thể làm nhưng nghệ sĩ thì không. Từ việc nhỏ nhất là nhịn ăn để không tăng cân hay không được ăn hoa quả nóng - những món khoái khẩu - để tránh mọc mụn ảnh hưởng tới lúc lên hình. Lớn hơn là việc phải xa con khi con còn nhỏ. Đây là điều khủng khiếp nhất với một bà mẹ. Dù bạn có giỏi sắp xếp gia đình đến đâu thì cũng chẳng ai thay thế được tình mẫu tử. Bộ phim đầu tiên tôi tham gia là “Xa và gần”, quay từ Nam ra Bắc. Hôm đó đoàn quay ở Hồ Tây - Hà Nội, đúng giờ cô trông trẻ dẫn các cháu ra ngoài vườn hoa chơi. Nhìn các cháu bi bô nói cười, nỗi nhớ con đến thắt ruột làm tôi khóc tức tưởi. Tuy con tôi có bà ngoại, có dì chăm sóc nhưng mỗi lần như vậy, lòng dạ tôi lúc nào cũng ngổn ngang. Ý nghĩ dừng làm phim không chỉ tới lúc con còn nhỏ mà ngay cả bây giờ khi các con tôi đã trưởng thành. Rất nhiều sự trả giá trong nghiệp diễn mà không thể vài câu là kể hết ra được. Không ít diễn viên trẻ vì đam mê nghề mà để mất người yêu, gia đình.
* Cực nhọc của nghề diễn góp phần thế nào trong việc làm tan vỡ cuộc hôn nhân của chị?
- Tôi lại không ở trong hoàn cảnh này. Khi tôi là diễn viên múa, từ năm 1973 đã có rất nhiều phim mời tôi nhưng người yêu (sau này là chồng tôi) không thích nên tôi không tham gia. Phụ nữ thời đó thường được giáo dục: lấy chồng phải tôn trọng và nghe theo ý kiến của chồng. Lúc chia tay, tôi mới đi làm điện ảnh vì tôi được tự mình quyết định cuộc đời. Tôi rất thích những phụ nữ mềm mại, liễu yếu đào tơ tìm sự che chở nơi bóng tùng quân. Nhưng ông trời “bắt phong trần phải phong trần”. Tôi không may mắn vì vừa là đàn bà vừa phải là đàn ông, chống chọi với cuộc sống, một mình nuôi con, phải tính toán thu vén gia đình thế nào để khi mình vắng nhà, nhà không tốc mái. Phàm những diễn viên có gia đình mà vẫn theo được nghiệp diễn thì những ông chồng, bà vợ của họ phải hết sức thông cảm. Nếu không, người diễn viên buộc phải lựa chọn giữa gia đình và nghề nghiệp. Hiện tôi ở với cô con gái chưa lấy chồng, cậu con trai đang du học ở
Một Hà Xuyên tươi vui của đời thực.
* Ở tuổi 27, vừa nuôi con, vừa theo các đoàn làm phim, chị vượt qua sự khó khăn như thế nào?
- Đó là giai đoạn quá vất vả mà đến giờ khi nhìn lại tôi vẫn tự ngưỡng mộ mình. Sau khi bố mất năm 1983, tôi đưa mẹ, chị, em trai và em gái út vào Sài Gòn với mình. Nếu ngày đó, tôi không đứng ra chèo chống thì không ai trong gia đình làm được. Tôi đi dạy múa cho các quận huyện, thời gian rảnh ở nhà bán giải khát. Đi làm phim cũng không khá hơn vì nếu bảo đi phim lấy tiền về nuôi gia đình là không có, kể cả đến giờ phút này. Tôi luôn bằng lòng với những gì mình đạt được, không đòi hỏi quá để phải kiễng, phải với. Chính nhờ những ngày tháng khó khăn đó mà đến bây giờ, tôi luôn cảm thấy mình may mắn và dù có gặp thêm sự khó, sự khổ nào tôi cũng vững vàng vượt qua.
* Một nghệ sĩ nổi tiếng như chị vì sao không hướng cho con mình theo nghề diễn?
- Không chỉ tôi mà hầu hết những người làm nghệ thuật khác cũng vậy. Con cái nối nghiệp cha mẹ là rất hiếm, nếu có chỉ là những đứa trẻ được truyền niềm đam mê mãnh liệt vào trong máu. Tôi có một cậu con trai rất có tố chất điện ảnh. Khi ngồi xem phim với mẹ, cậu ấy đưa ra những nhận xét, phê bình khiến tôi phải ngạc nhiên trước những hiểu biết của con về nghề nghiệp của mình. Thấy con có thiên hướng, tôi khuyên con nên theo học quay phim, đạo diễn hoặc nối nghiệp mẹ làm diễn viên vì cậu cao 1,8 m, gương mặt rất đàn ông. Nhưng khi tôi vừa đưa ra ý định, con trai bảo ngay: “Thôi mẹ ạ, nhà ta có một người làm điện ảnh là quá đủ rồi”. Cậu ấy thấy mẹ vất vả, tiền lại chẳng được bao nhiêu, cứ phải lấy ngắn nuôi dài. Ai không có hậu phương vững chắc khó có thể làm phim. Nhiều người theo một vài phim rồi chạy. Đó là điều dễ hiểu tại sao con diễn viên thường không theo nghề diễn.
Ngọc Trần thực hiện
(Nguồn: VnExpress)