Chủ nhật, 22/12/2024,


Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai: Dựng vở lịch sử để xích lại gần hơn quá khứ (28/08/2010) 

Tại Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử vừa diễn ra tại Hà Nội, “Trọn đời trung hiếu với Thăng Long” của Nhà hát Cải lương Việt Nam do Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn là một trong những vở được khán giả tới xem đông nhất. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với chị, một trong những đạo diễn trẻ đam mê tâm huyết với đề tài lịch sử.

 

Đạo diễn trẻ Hoàng Quỳnh Mai.

 

* Hai năm trở lại đây, dường như các đơn vị sân khấu cũng như các nghệ sĩ quan tâm hơn tới việc  dựng những vở lịch sử. Và giờ lại có một liên cuộc hoan giành riêng cho đề tài này. Chị có suy nghĩ gì?

 

- Tôi nghĩ, cũng dễ hiểu khi nhiều đơn vị và nghệ sĩ sân khấu lại có hưng phấn sáng tạo về đề tài lịch sử vào thời điểm này. Tôi cũng như những người nghệ sĩ khác được sống trong thời khắc lịch sử trọng đại của 1000 năm Thăng Long Hà Nội đều có chung mong muốn dựng vở lịch sử. Đó như lời tri ân đối với các bậc tiền nhân, giúp mình xích lại gần quá khứ. Đừng nghĩ rằng một câu chuyện lịch sử quen thuộc sẽ làm người ta nhàm chán khi lên sân khấu. Sân khấu có những ưu thế riêng, nếu nghệ sĩ biết cách đưa vào vở diễn những tiết tấu hiện đại, cách nhìn của con người hôm nay đối với lịch sử.

 

* Chị nghĩ gì khi nhiều người cho rằng cứ vở diễn về đề tài lịch sử là phải dựng thật hoành tráng và tốn kém?

 

- Theo tôi, không cứ vở lịch sử hay vở hiện đại, người đạo diễn phải biết liệu cơm gắp mắm để sáng tạo một hình thức phù hợp với kịch bản. Trong Trọn đời trung hiếu với Thăng Long, tôi dựng sân khấu khá công phu nhưng ngược lại Bến nước Ngũ Bồ cũng là vở lịch sử, tôi lại chọn một cách trang trí rất đơn giản, toàn lau sậy.

 

* Theo chị thì làm thế nào để có một tác phẩm sân khấu hay về đề tài lịch sử?

 

- Có nhiều điểm trong lịch sử đề cập chỉ là điểm xuyết hoặc đề cập không rõ. Bằng lăng kính của mình, người nghệ sĩ có quyền hư cấu, miễn là không làm tổn hại tới sự tôn vinh cũng như góc độ lịch sử. Tôi rất sợ mình sẽ lặp lại mình khi dàn dựng nên đã chọn cách quên tất cả những gì đã làm được để đắm chìm với những sáng tạo mới. Mỗi vở diễn có cốt truyện riêng, sức hút riêng và nhiệm vụ của người đạo diễn là phải tìm ra một cách kể nào hấp dẫn nhất.

 

* Xem các vở lịch sử nhưng người xem vẫn cảm nhận được chất trữ tình ngồn ngộn trong các tác phẩm của chị? Phải chăng, đó là một phong cách Hoàng Quỳnh Mai?

 

- Nói phong cách riêng thì hơi quá nhưng đúng là tôi luôn chú trọng yếu tố trữ tình trong các vở mà tôi dàn dựng. Tôi luôn muốn tạo ra cái gì đó khốc liệt trong sự lãng mạn. Bản thân sân khấu cũng rất cần điều đó bởi cứ phơi bày tất cả ra trong sự trần trụi thì sẽ khó mà tác động được tới tâm thức và lay động được tận gốc rễ tâm hồn người xem. 

 

 

Cảnh trong vở "Trọn đời trung hiếu với Thăng Long".

 

 

Cảnh trong vở "Bến nước Ngũ Bồ".

 

* Xem "Trọn đời trung hiếu với Thăng Long”, khán giả được chìm đắm vào sân khấu ước lệ sang trọng của cải lương qua lối dựng tài hoa, ấn tượng, mạnh về cảm xúc. Nhiều cảnh gây xúc động mạnh như cảnh miêu tả lại trận chiến sông Cầu, cảnh Ngô Tuấn tịnh thân, đặc biệt là hình tượng hoa ngọc lan xuyên suốt vở diễn như hiện thân mối tình trong trắng, son sắt của Ngô Tuấn và Thuận Khanh… Hẳn chị đã rất kỳ công cho những màn này?

 

- Đó là những màn diễn làm nổi bật chủ đích nghệ thuật của tôi và ê kíp sáng tạo vở. Tôi và tác giả kịch bản Phạm Văn Quý đều đồng quan điểm rằng, không phải tới khi lập những chiến công lớn, Lý Thường Kiệt mới trở thành anh hùng mà ông vĩ đại ngay từ quyết định tịnh thân, hy sinh tình yêu, hy sinh quyền được làm một người đàn ông đúng nghĩa để giành trọn đời cho sự nghiệp chấn hưng đất nước khi đang là một chàng trai trẻ. Do đó, khi dàn dựng, tôi nhấn mạnh những tình huống rất đời và những góc khuất trong lịch sử. Tôi và NSND Doãn Châu - họa sĩ thiết kế mỹ thuật của vở đã phải trao đổi rất kỹ từng cảnh. Tôi đã về sông Cầu, đọc các tài liệu để mượng tượng và hiểu được không khí các trận đánh ngày ấy... Tôi cũng hay đi qua khu vực Tây Hồ và thường xuyên bắt gặp hình ảnh hoa ngọc lan. Không hiểu sao, hương hoa ngọc lan mang lại cho tôi cảm giác trong trắng, bé nhỏ và cô đơn. Tôi liên hệ ngay tới nỗi buồn trong tình yêu của Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt) và Thuận Khanh, bởi ông cũng được sinh ra ở vùng này và quyết định lấy đó làm biểu tượng của vở diễn.

 

* Thực tế hiện nay có nhiều đạo diễn lớn tuổi “bao sân” các vở diễn ở nhiều nhà hát, nguyên nhân gì khiến chị là một đạo diễn trẻ, xuất thân là diễn viên lại được nhà hát mình nhìn nhận với vai trò đạo diễn và liên tục trao vở?

 

- Tôi cho rằng mình đang được nhận sự ưu ái của Ban Giám đốc và các anh chị nghệ sĩ của nhà hát. Sau giải Vàng tại Liên hoan đạo diễn tài năng trẻ 2007 với vở Cung phi Điểm Bích, tôi luôn được tin tưởng giao kịch bản. Sân khấu cải lương đang thiếu hụt một lực lượng đạo diễn, điều này khiến tôi cũng như nghệ sĩ Trung Kiên (diễn viên của Nhà hát Cải lương Việt Nam) cùng theo học lớp đạo diễn của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội chia sẻ. Trong quá trình học tập đều được Nhà hát Cải lương Việt Nam tạo mọi điều kiện có thể. Vở diễn đầu tay của tôi và Kiên đều được đơn vị đầu tư cùng với sự tham gia diễn xuất của anh chị em nghệ sĩ gạo cội của đơn vị. Nếu không có sự động viên đó, chúng tôi sẽ không có đủ tự tin để trở thành một đạo diễn và có được những kết quả như vừa qua. Ban Giám đốc đã giao toàn quyền cho chúng tôi chọn kịch bản và nghệ sĩ tham gia mà không hề khống chế thời gian dựng vở để chúng tôi có thể làm thật kỹ lưỡng. Tôi đang bắt tay dàn dựng vở Gươm thiêng trao trả hồ thần của tác giả Phạm Văn Quý trên sân khấu của nhà hát mình. Cũng là một vở về đề tài lịch sử về triều đại nhà Lê về sự tích trả gươm rùa thiêng ở Hồ Hoàn Kiếm. Cũng như các vở diễn khác, tôi mong muốn thông qua một câu chuyện lịch sử cũ để nói về những bài học cho ngày hôm nay.

 

* Xin cảm ơn những chia sẻ của chị.

 

 

LƯƠNG NHI thực hiện

(Nguồn: Báo Nhân Dân)

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Đạo Tôn - Quốc Tổ Đại Miếu  - tonnguyen07@yahoo.com  - 832.437-46-42 - 815 Mountain Meadows Dr -Katy -TX:- 77450 -USA  (Ngày 29/08/2010 08:52:07 PM)
Đạo Diễn Quỳnh Mai ,
Cảm ơn Đạo Diễn Quỳnh Mai ,
Cổ nhân sống lại nhờ Quỳnh Mai ..." Tâm " .
Cõi âm là cõi âm thầm ,
Nhưng mà rõ hết cái lầm thế gian ,
Hậu sinh muốn bớt gian nan ,
Xem tuồng lịch sử của Quỳnh Giao Tâm .
Đạo Tôn
Thưa Đạo Diễn Quỳnh Giao , ở Mỹ tại Thành phố Houston Bang Tếch sát , một Công Ty Ca Vũ Nhạc KỊch của Người Mỹ đang đưa Truyên Kiều của Thi Hào Nguyễn Du lên sân khấu kịch nghệ ... Họ mở cuộc tuyển lựa tài tử trong cộng đồng Người Việt một cách quy mô mất tới bốn tháng ... vì Đạo Diễn người Mỹ chọn , sau đó họ đưa lên màn anh cho người Việt chọn lại xem có hợp với " nhãn quan cảm nhận của Người Việt hay không " ... vài hàng trân trọng ... có cơ hội sẽ tường trình kết quả nghệ thuật và tài chánh của Vở Nhạc Kịch Kim Vân Kiều ( song ngữ Việt Mỹ lần đầu trên Sân Khấu Hoa Kỳ ) Đạo Tôn www.quocto .com / tonnguyen07@yahoo .com
.



Các bài khác: