Người của những 'số một' định mệnh…
Hồ Quý Ly mất năm nào? Đến nay nhiều tác giả khi viết tiểu sử của ông tuy đề năm mất vào 1407 nhưng lại đánh dấu hỏi đằng sau con số ấy (1407?). Có nghĩa: đó chỉ là năm phỏng định chứ chưa hẳn đúng như thế.
|
Cổng phía bắc thành nhà Hồ hiện nay (ở Thanh Hóa) - Ảnh: Đỗ Đình Truật |
Nếu căn cứ năm mất như phỏng định trên, thì Hồ Quý Ly chết ngay trong năm bị nhà Minh bắt giải về Trung Quốc - tức vào năm Đinh Hợi, ở tuổi 71, với các thuyết khác nhau. Xem thế, ngày tháng và năm mất của ông vẫn còn là dấu hỏi lơ lửng, khiếm khuyết. Chúng tôi đem dấu hỏi trên, cùng mấy câu thơ về lá số tử vi của Hồ Quý Ly, đặt ra với một nhà báo đồng nghiệp lớn tuổi có mặt trong buổi gặp gỡ tại tư gia của nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật và được nghe nhà báo này trao đổi, gợi mở thân mật:
- Về lá số tử vi thì tôi chưa dám giải mã, tôi chỉ muốn nhắc đến câu người ta hay nói: 'ai cũng có số'. Số đây không chỉ là số phận, số trời định, hoặc duyên số, mà còn hàm 'nghĩa đen' là... con số! Người nào cũng dính với một con số, mà Hồ Quý Ly thì ứng với con số khá nguy hiểm là... 'số một'! Vì phàm hễ ai đứng ở vị trí 'số một' thường bị kẻ khác dòm ngó, chen lấn, lật đổ để vượt lên, để giành lấy. Vậy hỏi các anh biết Hồ Quý Ly 'số một' ở chỗ nào không?
Hỏi thế nhưng không đợi trả lời, anh bạn vui vẻ kể một loạt 'số một' của Hồ Quý Ly, đại ý 'số một' về các cải cách táo bạo như hạn điền, hạn nô. 'Số một' về chủ trương cứng rắn, chẳng hạn ông đã chống lại việc cắt đất biên giới cho nhà Minh, mà Đại Việt sử ký toàn thư có chép: 'Năm 1405, thổ quan phủ Tư Minh, tỉnh Quảng Tây, là Hoàng Quảng Thành tâu với nhà Minh rằng Lộc Châu là đất cũ của phủ ấy. Nhà Minh mới sai sứ sang đòi cắt đất Lộc Châu ở Lạng Sơn (để nhập vào đất Trung Quốc). Lúc bấy giờ Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ, đã đem các thôn như Cổ Lâu (gồm cả thảy 59 thôn) đưa cho nhà Minh. Quý Ly trách mắng, lăng nhục Hối Khanh vì đã trả lại đất quá nhiều. (Về sau) những thổ quan do bên kia đặt, (Quý Ly) đều bí mật sai thổ nhân ở đó đánh thuốc độc giết đi'. Nhà Minh hẳn nhiên rất khó chịu vì những việc như thế.
Hồ Quý Ly lại đứng 'số một' trong hàng quý tộc ngoại thích đời Trần về tính kiên quyết, như khi sai Lại bộ Thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) vào phía Nam để xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa để 'đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 (năm Đinh Sửu 1397) thì công việc hoàn tất. Trước đó, triều đình bàn bạc chưa xong, hành khiển Phạm Cự Luận khuyên nên thôi. Quý Ly nói: Ý ta đã định từ trước rồi, ngươi còn nói gì nữa? Đến đây thì thực hiện'. Cũng có người (Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết) dâng thư can Hồ Quý Ly bảo là thời xưa nhà Chu, nhà Ngụy bên Trung Quốc đều gặp những điều chẳng lành khi dời kinh đô và phân tích: đất Thăng Long có núi Tản sông Lô, đất bằng rộng rãi, là nơi các bậc đế vương mở nền dựng nước từ lâu, còn đất An Tôn ở Thanh Hóa chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị, cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: 'Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm' (tại đức bất tại hiểm). Nhưng Hồ Quý Ly gạt đi không nghe, vẫn lệnh xây thành Tây Đô.
Về quyết định trên, ông Đỗ Đình Truật nhận xét trong bản thảo cuốn hồi ức về chuyến đi tìm mộ Hồ Quý Ly rằng, Hồ Quý Ly muốn tập trung sức để nhanh chóng xây thành Tây Đô là nhằm làm hậu cứ chống quân Minh đang hăm he xâm lược. Khi ông Truật từ núi Lão Hổ Sơn ở Trung Quốc trở về, ông đã một lần nữa viết lại những mô tả dưới nhãn quan của một nhà khảo cổ học về di tích thành Tây Đô, nguyên văn:
Nhà Hồ không làm vua được bao lâu, nhưng mà công việc sửa sang cũng nhiều. Trước hết Hồ Quý Ly chỉnh đốn việc võ bị, bề ngoài tuy lấy lễ mà đối đãi với nhà Minh, nhưng vẫn biết nhà Minh có ý muốn dòm đất An Nam, cho nên thường hỏi các quan rằng: 'Ta làm thế nào cho có 100 vạn quân để đánh giặc Bắc?'. Từ ý định đó Hồ Quý Ly bèn lập ra hộ tịch bắt người trong nước cứ 2 tuổi trở lên thì phải biên vào sổ, ai mà ẩn lậu (không ghi tên trong sổ) thì phải phạt. Đến lúc hộ tịch làm xong, số người từ 15 tuổi đến 60 tuổi thấy hơn gấp mấy phần lúc trước. Từ đó số quân (nhà Hồ) lại thêm ra được nhiều. Còn như thủy binh để giữ mặt sông, mặt bể thì Quý Ly bắt làm những thuyền lớn ở trên có sàn đi, ở dưới thì để cho người chèo chống, thật tiện cho sự chiến đấu. Quý Ly lại đặt ra 4 kho để chứa đồ quân khí và bắt những người xảo nghệ vào làm khí giới. Ở các cửa bể và những chỗ hiểm yếu trong sông lớn đều bắt lấy gỗ đóng cọc để ngự bị quân giặc... Trần Trọng Kim (Việt |
'Trên đường tìm mộ Hồ Quý Ly trong đầu tôi nảy sinh rất nhiều suy nghĩ về công sức, tim óc của người xưa đầu tư cho cuộc kháng chiến chống quân Minh vào đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ 15 đã không được như ý, song thành Tây Đô vẫn còn sót lại dấu tích với tên gọi 'thành nhà Hồ' - bằng chứng về một giai đoạn bi hùng trong lịch sử nước ta. Thành này về phía Nam nhắm thẳng vào núi Đọ, nơi các nhà khảo cổ nước ta đã phát hiện văn hóa đồ đá cũ, phía tây nam thành theo hướng ôm dòng sông Mã, phía bắc giáp dãy núi Mồ Côi và phía đông là rừng núi rậm rạp với một ít đồng ruộng và nay đang có làng Tây Giai tọa lạc. Như đã nói, chúng tôi đến khảo sát tại chỗ kiến trúc các vòng thành thấy số đo: chiều cao của thành từ 8 - 10m. Tài liệu cũ cho thành vốn cao 16m, như thế ngày nay phía trên các đoạn thành đã bị phá, hoặc bị đổ nát vì nhiều lý do khác nhau. Chúng tôi biết trên thành xưa kia có đắp những gò 'hỏa hồi' để đốt lửa báo tin giặc tới và có nhiều ụ pháo thần công hoặc nhiều tường ngắn để đỡ đạn và chắn tên. Thành rộng ở chân độ 12m, mặt thành rộng độ 8m. Bên trong ruột của thành bằng đất, bên ngoài là một lớp đá tảng, có viên dài gần 2m hoặc 3m, rộng tới 1,20m và dài 0,5m hoặc hơn nữa. Cũng có những viên còn to gấp đôi như các tảng đá dùng xây cổng Đại Môn thành và các cửa ở đông tây. Chiều dài mỗi đoạn thành là 998m và các đoạn thành gần như bằng nhau với một hình vuông rộng gần 1km2. Nổi bật qua kiến trúc ở đây là 4 cửa thành, nhất là Đại Môn thành rộng hơn 6m, cao 8m, hình cuốn tò vò, với những tảng đá khổng lồ nặng đến 20 tấn hoặc hơn nữa đã được Hồ Quý Ly sai chuyển đến từ các núi đá ở rất xa tòa thành'.
Đỗ Đình Truật kết luận về Hồ Quý Ly đoạn viết về thành nhà Hồ trong hồi ức: 'Hơn ai hết Hồ Quý Ly rút ra những bài học lịch sử của Đinh Tiên Hoàng xây cố đô Hoa Lư dựa vào vùng núi hiểm của Ninh Bình để chống lại sự dòm ngó của kẻ thù phương Bắc. Đến nhà Trần thì cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông cũng ba lần rút khỏi Thăng Long để về vùng sình lầy ở Thiên Trường (Nam Định), ở Hải Dương, Hưng Yên, Chí Linh, Đông Triều... Vùng sình lầy mà vó ngựa bách chiến của quân Mông Cổ cũng phải chồn chân, không thắng nổi. Vậy Hồ Quý Ly muốn đương đầu chống giặc Minh mạnh gấp trăm ngàn lần với mình thì phải dùng sách lược thủ hiểm lâu dài mới mong thắng được. Nhưng không may, buồn thay, cuối cùng vua tôi nhà Hồ thất trận và ngôi thành vĩ này lọt vào tay quân Minh, rồi nghiêng đổ theo năm tháng'...
Người được quân đội Trung Hoa phong thần
Khi còn sống, Hồ Quý Ly không được lòng nhà Minh bởi những hoạt động quân sự quá rõ nét và là người có những cải cách táo bạo, không ngại đụng chạm đến nền nếp tinh thần của Trung Quốc...
|
Nơi trưng bày những khẩu súng thần cơ do Hồ Nguyên Trừng chế tạo ở Trung Quốc - Ảnh: Đỗ Đình Truật |
Thật vậy, trong câu chuyện đi tìm mộ Hồ Quý Ly quanh bàn trà ở nhà ông Đỗ Đình Truật, anh bạn nhà báo đã nhắc ở bài trước nêu lên nhiều con “số một” khác mà Hồ Quý Ly “sở hữu” lúc sinh thời. Trong đó có điều chắc hẳn đã làm nhà Minh phải chột dạ như: ông quyết định đưa chữ Nôm vào sinh hoạt văn hóa nước Việt, hạn chế chữ Hán trong các văn bản hành chánh. Ông lại là ông vua duy nhất trong lịch sử vương triều Việt Nam dám lên tiếng “chỉnh sửa” vị trí và chỉ trích các vị tôn túc trong truyền thống Nho giáo Trung Quốc.
Điều đó đã được Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (NXB Thế Giới, bộ mới 2004) nêu rõ: “Về văn hóa và tư tưởng, họ Hồ cũng là người có đầu óc mạnh dạn. Ông viết sách Minh đạo (làm sáng tỏ đạo, 1392) duyệt lại Nho giáo một cách hệ thống: xếp
Ông cũng là người đầu tiên - người “số một” cho in tiền giấy trong lịch sử phát hành tiền tệ Việt
Trong lúc đó, người đứng “số hai” lại an toàn. Đó là con trai trưởng của ông: Hồ Nguyên Trừng. Hồ Nguyên Trừng ngay từ đầu đã thoát ra khỏi lực hấp dẫn của vương quyền, vui vẻ đứng vào vị trí “số hai” để em mình là Hồ Hán Thương lên ngôi (1401), kế vị Hồ Quý Ly. Khi bị quân Minh bắt về Nam Kinh, Hồ Nguyên Trừng được vua Minh tha bổng, trọng dụng nhờ tài chế súng thần cơ, cất nhắc lên những chức vị khá cao như Tả thị lang bộ Công. Khi mất Hồ Nguyên Trừng được truy phong Thượng thư. Quỳnh Chi - qua bài về các nhân tài kiệt xuất của Việt
Về nội dung tương tự, trên tạp chí Xưa và Nay, một số tác giả như: Phạm Hân, Hoài Anh, Hoàng Thanh Đạm, Nguyễn Hữu Tâm đã đề cập tới, xin phép trích dẫn và tóm lược các ý chính nêu sau.
Về cách chế tạo hỏa khí của người Việt
Trên trận đồ kỷ yếu do Tào Phi vẽ đời Thiên Khải (1621-1627) ghi chú: “Đây là thứ lấy được khi bình An Nam (Việt
Qua đó, biết Hồ Nguyên Trừng, Tả tướng quốc nhà Hồ, là người đã sáng chế thứ vũ khí tối tân mà người Trung Quốc gọi là “súng thần”, “pháo thần” hay “hỏa tiễn”, được coi là “nhất thiên hạ” thời đó khiến các nước láng giềng “khiếp sợ”, được quân đội Trung Hoa tôn là “thần của hỏa khí” và được cúng khi họ tế binh khí. Trên đường tìm mộ Hồ Quý Ly, nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật cùng các cộng sự đã đến thăm nơi trưng bày súng thần cơ do Hồ Nguyên Trừng - con trai trưởng của Hồ Quý Ly - chế tạo vang dội một thời…
(Còn tiếp)
Giao Hưởng
(Nguồn: Báo Thanh Niên)