Từ Lão Hổ Sơn bùi ngùi nhìn lại
“Lặn lội sang xứ người không chỉ để tìm mộ của Hồ Quý Ly, mà còn tìm nơi chôn cất của các danh nhân Việt
|
Ông Đỗ Đình Truật trên đường đi tìm mộ Hồ Quý Ly - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Đó là câu nói chân tình của nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật. Ông ghi lại qua bản thảo cuốn hồi ức chưa xuất bản về hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly ở Trung Quốc, lúc đến vùng Lão Hổ Sơn - như sau: “Tôi bảo cô Thu Vân (sinh viên người Việt họ Hồ, du học tại Bắc Kinh) rằng cháu hãy lấy nắm nhang đem theo đốt lên để dễ liên lạc với người đã khuất nơi đây. Cô Thu Vân nghe lời đốt mấy nén hương, làn khói bốc lên nhưng không bay đi mà cứ lượn quanh tôi và cô Thu Vân. Tôi thấy đây là điềm lạ ở xứ người... Núi Lão Hổ Sơn gần sát bờ sông Trường Giang, cảnh vật âm u huyền ảo với những bãi tha ma vô chủ, cách nơi đô hội chỉ 20 km, song hiện nay nó cũng bị quy hoạch của thành phố Nam Kinh đẽo gọt dần - nên “mất đất” nhiều, số diện tích còn lại ngày càng khiêm tốn, trong đó có ba quả đồi không lớn lắm và ba quả đồi ấy là một bãi tha ma đủ loại mộ, phần nhiều không bia ký và tuyệt nhiên không có bóng dáng của con người lui tới rẫy cỏ, chăm sóc, khói hương.
Chỉ có thấy mây vờn trên các đỉnh đồi, với một vài loài chim bay tới bay lui trên không gian vắng lạnh mà thôi... Trở lại việc chính là tìm mộ Hồ Quý Ly có nằm ở đó hay không. Nếu căn cứ vào Minh sử thì cha con, thân thích của vua Hồ Quý Ly và các bộ tướng bị bắt, một phần tù binh ấy bị đưa ra công trường để tiếp tục xây thành Giang Tô, một số khác bị đưa khỏi Nam Kinh, tách ra để đi xây thành Bắc Kinh. Vì lúc bấy giờ, thành Bắc Kinh cũng đang được xây dựng, sau này trở thành kinh đô nhà Minh. Một bằng chứng hiển nhiên của số người Việt bị bắt đi xây thành Bắc Kinh là sự có mặt của một nhân vật nổi tiếng được sử sách Trung Quốc nhắc đến là kiến trúc sư Nguyễn An”.
Về bằng chứng trên, gần đây trong tài liệu in thành sách với tựa Kiều bào và quê hương, dày hơn 970 trang, của nhiều tác giả (NXB Trẻ, 2006), do Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo, Nguyễn Ngọc Hà cố vấn biên soạn, chủ biên là Viện sĩ - tiến sĩ Nguyễn Chơn Trung và TS Quách Thu Nguyệt, đã chuyển tải những thông tin liên quan đến Hồ Quý Ly và những người bị bắt đày sang Trung Quốc trong đó có Nguyễn An (1381-1458) - người đã thiết kế và xây dựng Thiên An Môn ở Bắc Kinh thời nhà Minh, tóm lược dưới đây:
Các bộ chính sử nước ta như Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều không đề cập đến sự kiện này. Gần đây, một soạn giả Trung Quốc là ông Trần Ngọc Long trong cuốn biên khảo nhan đề Hán văn hóa luận cương - Kiêm thuật Trung - Triều, Trung - Nhật, Trung - Việt văn hóa giao lưu (Luận cương về văn hóa Hán - Giao lưu văn hóa Trung Hoa - Triều Tiên, Trung Hoa - Nhật Bản, Trung Hoa - Việt Nam) do nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh ấn hành năm 1993, cho biết Nguyễn An chẳng những thiết kế kinh thành Bắc Kinh mà còn xây Tử cấm thành nữa, cụ thể: “Thành Bắc Kinh chín cửa, hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ, đến việc lấp, chắn các đoạn sông ở Hàn Dương thôn, mọi việc đều do một mình Nguyễn An trù tính cả”. Trần Ngọc Long còn dẫn bài viết của Việt Nhân nhan đề: “Nhà kiến trúc thiên tài Nguyễn An từng tham gia xây dựng Đại Bắc Kinh thời Minh” để cho biết công trình trọng điểm thời bấy giờ là xây Tử cấm thành và Hoàng thành. Tử cấm thành do Nguyễn An thiết kế, nam bắc dài 960m, đông tây rộng 760m, trong đó có ba điện phía trước là Hoàng cực điện, Trung cực điện, Kiến cực điện; và ba điện phía sau là Càn thành, Giao thái, Khôn ninh. Chỉ trong vòng 4 năm ngắn ngủi, Nguyễn An tiên sinh đã sơ bộ hoàn thành hạng mục công trình phức tạp này”. Năm 1440, vua Minh Anh Tông hạ lệnh xây dựng lại ba điện Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn thân (tức Kiến Cực điện), Nguyễn An vẫn là người thiết kế.
Ông Đỗ Đình Truật với các sĩ quan công
an Trung Quốc - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cuối cùng, tác giả (Trần Ngọc Long) viết: “Nguyễn An thực là kỳ tài hiếm có trong lịch sử kiến trúc phương Đông”. Sử sách còn ngợi khen: “giơ tay chỉ vạch là hình hiện lộ, thế dựng lập... Mắt tinh tường, ý doanh tạo đều khớp với quy chế. Khéo suy xét, tính toán như thần, người đời thán phục”. Nguyễn An là nhân tài nước Việt ta sinh vào cuối đời Trần, không rõ quê quán. Theo sử sách Trung Quốc, Nguyễn An là người bẩm sinh thanh cao, cứng cỏi, giỏi mưu tính, nhất là về việc xây dựng. Lúc Nguyễn An làm kiến trúc sư, tổng thiết kế kinh thành Bắc Kinh, ông chỉ mới xấp xỉ ba mươi tuổi. Để kết luận, tác giả Hán văn hóa luận cương viết: “Ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng cố cung trang nghiêm hùng vĩ, tự nhiên tưởng nhớ tới nhà kiến trúc thiên tài của Việt
Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi của Hồ Quý Ly được ghi vào từ điển bách khoa nước ngoài như một nhà cải cách lớn của Việt Hồ Sĩ Giàng |
Ngoài Nguyễn An, còn có 130 người thợ cả giỏi kiến trúc mỹ thuật, bị bắt đưa sang Nam Kinh. Họ cùng với gia quyến nhiều đời bị đày sang Trung Quốc, sống tha phương ở đó, chết ở đó và chôn ở đó. Để tìm hiểu sâu hơn, ông Đỗ Đình Truật đến tiếp xúc với các cụ già họ Hồ sống tại thôn Kim Lăng dưới vùng đồi Lão Hổ Sơn và ghi lại qua bản thảo cuốn hồi ức của ông, rằng: “Các cụ bô lão ở đây nói xưa kia theo ông bà nhiều đời truyền miệng quả là có tù binh Việt bị đày sang và chính cái gò hoang tha ma ấy là nơi mộ táng của họ. Các cụ còn chỉ chỗ này xưa kia có một ngôi mộ lớn hơn hết, không biết của ai, chỉ biết dân làng họ Hồ trong vùng thường đến đó cúng tế linh đình - nguyện ước gì được nấy - linh ứng lắm. Nhưng từ ngày quân Nhật tràn qua Trung Quốc đã biến nơi này thành pháo đài, nên cái lăng đó bị san bằng... không còn dấu tích. Song nếu được khai quật, đào sâu dưới lòng đất kia biết đâu có thể tìm thấy những chứng cứ bất ngờ về mộ Hồ Quý Ly và các bộ tướng vùi chôn dưới bãi tha ma nhiều đời nhiều kiếp nọ?”.
Lá số tử vi của Hồ Quý Ly
Việc lên đường tìm kiếm mộ Hồ Quý Ly (cùng những người trong gia tộc họ Hồ bị quân Minh bắt về Trung Quốc) không chỉ là công việc của riêng các nhà hoạt động văn hóa, khảo cổ, mà còn là ước nguyện của bà con các tông phái họ Hồ sinh sống khắp Việt Nam...
|
Một trong những ngôi chùa ở Trung Quốc có thờ các thiền sư người Việt - Ảnh do đoàn tìm mộ Hồ Quý Ly chụp |
Cái chết của Hồ Quý Ly sau khi bị giam tại Nam Kinh ra sao đến nay chưa ai dám khẳng định rõ ràng. Sử nhà Minh và một số tài liệu tìm được tại các thư viện ở
- Này nhà báo, theo sử liệu để lại, thì Hồ Quý Ly sinh năm Bính Tý, tức năm 1336. Có tài liệu chép sinh trước đó một năm, vào 1335. Ở đây tôi chọn năm Bính Tý 1336 để đi ngược thời gian thử chấm lá số tử vi cho vua Hồ Quý Ly xem sao. Làm việc này thoạt đầu xem ra có vẻ hơi kỳ, vì mọi chuyện trong đời của ông vua đầu triều Hồ này ai cũng biết rồi, còn “chấm” làm chi nữa. Song thật ra, đứng về mặt nghiên cứu chiêm tinh học và trường sinh học - vốn đang được các nhà khoa học hiện đại quan tâm - thì tất cả những người đã chết, đang sống, đều có thể tìm hiểu lá số của họ để biết điều đúng, điều sai từ các kết luận so với thực tế xảy ra. Vì thế, chúng tôi đã tìm hiểu Hồ Quý Ly ở khía cạnh văn hóa tâm linh để “chấm” số và so sánh với những diễn biến trong đời ông.
Chúng tôi xin phép được ghi lại đôi dòng “bên lề lịch sử” qua cuộc tiếp xúc ấy. Bấy giờ nhà chiêm tinh vui vẻ đồng ý, song không giải thích rõ, mà đọc mấy câu cho chúng tôi chép liên quan đến lá số của vua Hồ Quý Ly: Sống nhung lụa, chết tha hương. Mộ phần hai đóa Âm - Dương hai màu. Bên tả hình mèo tháng Mão. Bên hữu, hình ngựa chiêm bao Ngọ về... Rồi không nói chi thêm, nhà chiêm tinh hớp cạn ly trà, đứng dậy cáo từ đi mất.
|
Sau khi lên ngôi năm 1400, Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Tây Đô: “Cũng từ đây, Hồ Quý Ly điều hành đất nước, đưa ra những chương trình cải cách của mình. Khi cuộc kháng Minh của nhà Hồ thất bại, quân Minh vào chiếm... đổi tên thành phủ Thanh Hóa. Đến sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh, lên ngôi vua, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long), thành Thanh Hóa được trở lại tên cũ là Tây Đô (...) Đến đời vua Minh Mạng, thành được đổi tên là Tây Giai. Còn tên “thành nhà Hồ” mới xuất hiện sau này, từ khi triều đại nhà Hồ được xem là triều đại chính thống trong lịch sử nước ta”. |
|
Về nhà, chúng tôi ngẫm nghĩ mấy chữ mở đầu của các câu trên là: “Sống nhung lụa”, thì ai cũng biết Hồ Quý Ly xuất thân từ cửa quý tộc, ông có hai người cô ruột được vua Trần Minh Tông tuyển vào cung, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông, người kia sinh vua Trần Duệ Tông. Riêng Hồ Quý Ly được vua Trần Nghệ Tông gả em gái là công chúa Huy Ninh cho. Với những mối quan hệ đậm đà ấy, ông được vua Nghệ Tông tin dùng từ năm 1371, lúc 35 tuổi, phong cho làm Khu mật đại sứ, lại gia tước Trung tuyên hầu. Đến năm 1372, khi Nghệ Tông truyền ngôi lại cho em là vua Duệ Tông, Duệ Tông đã lập em họ của Hồ Quý Ly là Lê thị làm hoàng hậu.
Theo đà ấy, Hồ Quý Ly bước vào chính trường với tư thế là một trong những người có trọng trách của cơ quan tối cao nhà Trần, trở thành một trong các quý tộc ngoại thích có ảnh hưởng mạnh nhất đối với vua Trần, đã dần dần tập trung quyền hành để lên ngôi vào năm Canh Thìn 1400. Trước đó, nhà Minh đã lộ rõ nhiều dấu hiệu muốn gấp gáp thôn tính nước ta nên Hồ Quý Ly đã lệnh cho xây thành Tây Đô ở Thanh Hóa, mà sau này, khi nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật đi tìm mộ Hồ Quý Ly và đặt chân đến Lão Hổ Sơn đã sực nhớ đến thành Tây Đô ấy. Chúng tôi hỏi: “Vì sao trên đường sang Trung Quốc tìm mộ Hồ Quý Ly ông lại nhớ đến thành nhà Hồ, tức thành Tây Đô (còn gọi Tây Giai) ở Thanh Hóa, Việt
Nói tới đó, ông Đỗ Đình Truật giở bản thảo cuốn hồi ức về hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly để chỉ chúng tôi xem đoạn ông viết về việc thám sát thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly ra lệnh xây như sau: “Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt vào giai đoạn 1965 - 1967, đoàn điều tra khảo cổ học của chúng tôi vẫn đến Thanh Hóa, gần cầu Hàm Rồng, để bước đầu nghiên cứu thành nhà Hồ, bởi lẽ theo nhận định của nhà nước lúc bấy giờ, thành nhà Hồ là một di tích quân sự, di tích lịch sử, nói lên ý chí bảo vệ đất nước và chống ngoại xâm.
Đầu tiên khi đến đó, chúng tôi đặt vấn đề tại sao Hồ Quý Ly lại chọn vùng núi non của động An Tôn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa để xây căn cứ chống quân Minh, và rồi chúng tôi có ngay câu trả lời khi tận mắt nhìn thấy địa thế hiểm yếu của vùng này, với bốn bề núi non bao bọc, mở ra mặt nam và đông nam rộng thoáng mà thôi, lại có dòng sông Mã, sông Chu hợp lưu nữa, thuận cho việc hoạt động của thủy binh.
Cung đất mà Hồ Quý Ly chọn xây thành Tây Giai là cung Chấn - nghĩa là cung mạnh và phát địa nhất, cách thủ đô Thăng Long 150 km đường chim bay, và cách quốc lộ xuyên Đông Dương ngày nay khoảng 30 km, cách biển độ 40 km. Cuối đời, khi thế trận thất lợi, Hồ Quý Ly đã chạy về hướng đó, lên núi Thiên Cầm thuộc Kỳ La ở Hà Tĩnh cách thành Tây Đô không xa, rồi cũng tại đó, Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt, dẫn khỏi miền Trung để vĩnh viễn đày xa đất Việt...”.
(Còn tiếp)
Giao Hưởng
(Nguồn: Báo Thanh Niên)