Cùng với chiếc xe Chaly nhỏ bé, người phụ nữ ở tuổi 63 Đặng Ái Việt đã đi xuyên Việt và ký hoạ 225 hình ảnh các Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Đi qua 18 tỉnh thành từ Nam ra Bắc, vượt qua chặng đường 4689 km với phương tiện duy nhất là chiếc xe máy Chaly nhỏ xíu, ít ai tin được nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (vợ của cố NSND Phạm Khắc), năm nay đã 63 tuổi lại có đủ sức khỏe và nghị lực để “một người, một ngựa” suốt hành trình hơn năm tháng qua. Chia sẻ với chúng tôi, bà cho biết 225 bức ký họa về Mẹ Việt Nam Anh Hùng đã được hoàn thành giúp cho hành trình tiếp tục tâm huyết của người chồng quá cố và 'tri ân và trả ơn cuộc đời' của bà đến gần đích hơn.
Họa sĩ Đặng Ái Việt và chiếc xe Chaly
trên suốt chặng đường dài (Ảnh: H.Hà)
Tiếp tục ý tưởng “tri ân và trả ơn cuộc đời” của chồng
+ Ở tuổi của bà, nhiều người phụ nữ thích nghỉ ngơi, dành thời gian vui vầy với con cháu, vì sao bà lại có kế hoạch xuyên Việt để vẽ các Mẹ Mẹ Việt Nam Anh Hùng?
- Trên thế giới duy nhất Việt
+ Tại sao bà không chọn một phương tiện khác để xuyên Việt, đặc biệt lại là với chiếc xe Chaly cũ kỹ như vậy?
- Khi biết tôi có ý định xuyên Việt, nhất là lại đi bằng chiếc xe máy hiệu Chaly cũ kỹ thì nhiều người cản lắm. Chiếc xe Chally đã theo tôi gần 20 năm nay, tôi thuộc từng ‘tính nết” của nó nên để chuẩn bị cho chuyến đi này, tôi đã thiết kế chiếc xe cho “ngon lành” hơn, ví như làm lại cái giảm sóc, nâng cổ lên để vượt được đèo, rồi “tinh giảm biên chế” cái ổ khoá xăng để thò tay xuống là mở được, hay cái le cũng tháo bỏ, làm thêm cái mái che mưa nắng, thiết kế một cái thùng phía sau, khoá ốc vít chặt vào xe để đựng đồ nghề... Tôi mang theo đồ bơm xe đạp bằng chân, ruột xe, bugi... nhỡ gặp trục trặc giữa đường thì sửa ngay tại chỗ. Tôi không chọn xe khách vì xe máy mình mới len lỏi vào ngõ ngách, rất thuận tiện cho việc đi lại. Vậy mà tôi đã đi hết đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia rồi đèo Cả. Không phải duy tâm nhưng tôi nghĩ chắc cũng có các chiến sĩ phù hộ, bởi vậy mà suốt năm tháng trời lặn lội mưa nắng nhưng chưa ngày nào tôi ốm mệt hay phải dừng lại giữa đường.
+ Kinh phí cho chuyến đi của bà có được đơn vị nào hỗ trợ, hay tự bỏ tiền túi của mình ra?
- Nói thực, chồng tôi là Anh hùng lao động, NSND Phạm Khắc- nguyên Giám đốc đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh. Ông ấy từng làm phim “Mê Kông ký sự”, trong quá trình làm phim này, ông ấy đã chụp khoảng 200 ngàn bức ảnh về dòng sông Mê Kông. Sau này ông ấy làm một quyển sách ảnh, mới làm được một nửa thì mất (2007), tôi tiếp tục công việc đó của chồng. Đến năm 2009, cuốn sách hoàn thành với tên “Phạm Khắc – Mê Kông ký sự phim và ảnh”, sau khi tặng bạn bè, người thân, tôi gửi các nhà sách phát hành và toàn bộ số tiền bán sách đó tôi dùng để chi phí cho chuyến đi này.
Một bức ký họa Mẹ Việt
của họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: H.Hà)
Sẽ vẽ hết Mẹ Việt
+ Bà tìm đến nhà các Mẹ bằng cách nào để vẽ, trong khi rất nhiều mẹ đã già và yếu, không đủ sức khỏe làm mẫu cho bà vẽ?
- Xuất phát từ TP. HCM, tôi đi theo hình chữ chi, hình xương cá. Khi đi đến bất kỳ tỉnh nào, việc đầu tiên là đến Sở LĐTB&XH, tôi xin danh sách các bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng còn sống ở tỉnh đó. Và đi tới các các huyện, xuống phòng LĐTB&XH, làm giấy giới thiệu về địa phương, xã phường, lại tiếp tục nhờ các đồng chí phụ trách chính sách của xã đưa tới tận nhà các Mẹ. Tôi rất cảm ơn Bộ LĐTB&XH đã hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như sự quan tâm, tình cảm để tôi hoàn thành công việc của mình. Đúng là có những Mẹ khi tôi đến đã rất yếu, thậm chí phải nằm một chỗ, gặp những Mẹ như vậy, tôi hỏi thăm Mẹ, chụp ảnh kỷ niệm chứ không thể ký họa được.
+ Bà có thể kể một chút về hành trình chuyến đi của mình?
- Điểm dừng đầu tiên của tôi là thị xã Long Khánh (Đồng Nai), tuy nhiên khi đến nơi tôi mới biết không còn Mẹ Việt Nam Anh Hùng nào còn sống. Thế là lại tiếp tục xuôi ra TP Phan Thiết (Bình Thuận), liên lạc với địa phương thì nơi đây chưa làm việc. Tôi lại thẳng hướng Ninh Thuận. Ngày đầu tiên đến gặp Mẹ Nguyễn Thị Thứ ở Điện Bàn, Quảng
+ Có lúc nào bà thấy nản vì chặng đường đi nhọc nhằn, vất vả không?
- Đường dài, nắng mưa đến mấy tôi cũng không nản lòng, nhưng thú thực một lần đến Thanh Hóa, tôi cũng có gặp khó khăn một chút từ phía chính quyền. Hôm đó tôi cũng buồn, có gọi điện chia sẻ với Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng đã động viên tôi rất nhiều khiến tôi vô cùng xúc động. Điều này đã khẳng định con đường tôi đang đi là đúng và giúp tôi có thêm niềm tin là bằng bất cứ giá nào cũng phải cố gắng thực hiện được kế hoạch ký họa hết chân dung những Mẹ Việt Nam Anh Hùng còn sống. Điều tôi thấy buồn nhất trong hành trình của mình là lần đến cac xã Cam Lâm, Cam Hải (tỉnh Khánh Hòa). Nơi đây có tám Mẹ Việt Nam Anh Hùng, nhưng đều đã qua đời. Bà Mẹ cuối cùng mới mất năm 2009 ở xã Cam Hải, 112 tuổi, buồn và xúc động, tôi đã làm bài thơ:
Hỏi thăm nhiều nơi biết Mẹ đã ra đi
Con đến trễ để Mẹ mỏi mòn nhắm mắt
Mẹ mang cả tâm linh và hình hài héo hắt
Mẹ anh hùng-
Ôi thương quá Mẹ Việt
+ Điều gì là khó nhất khi vẽ các Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bà có ngại sự giống nhau giữa các Mẹ bởi dấu ấn của thời gian và tuổi tác?
- Đúng là các Mẹ giống nhau ở các nếp nhăn của tuổi tác và nỗi đau. Nên vẽ về các Mẹ Việt Nam Anh Hùng rất khó vì các Mẹ rất nhiều nếp nhăn, nếp nhăn này chồng lên nếp nhăn kia. Nỗi đau nào của Mẹ cũng quá lớn và sâu... Làm sao để thể hiện được thần thái của từng Mẹ là câu hỏi lớn nhất mỗi lần tôi đặt cọ vẽ. Không biết bao lần tôi vừa vẽ vừa khóc. Mẹ héo hắt, gầy gò, đợi chờ mòn mỏi. Các Mẹ chịu đựng và can trường. Lần nào vẽ, tôi cũng vừa vẽ vừa trò chuyện để nắm được cái thần thái toát ra ở Mẹ, khắc họa nét đôn hậu, sự chịu đựng và dũng cảm của Mẹ. Làm sao có thể kể hết công ơn của các Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Chính các Mẹ đã sinh ra những người con anh dũng, những người đã quên mình cho Tổ quốc, để chúng ta hôm nay được sống trong hoà bình, tự do. Tôi muốn góp một phần nhỏ sức mình như một lời cảm ơn đến các Mẹ!
Họa sĩ Đặng Ái Việt sinh năm 1948, quê gốc Tiền Giang, nguyên giảng viên trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Ngày 27/7, tại Hà Nội, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Hội LHPN Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm mang tên “Hành trình nét thời gian” của nữ họa sĩ Đặng Ái Việt nhân kỷ niệm 63 năm ngày thương binh liệt sĩ sĩ (27/7/1947 - 27/7/2010). Hơn 100 bức ký họa tuyển chọn trong số 225 bức ký họa chân dung các mẹ Việt Nam Anh Hùng trong suốt hành trình xuyên Việt của bà đã được trưng bày. Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 2/9/2010. |
+ Các con bà có phản đối việc bà đi vẽ như thế này không bởi lo ngại bà sẽ vất vả?
- Tôi có ba con trai, trong đó hai cháu đã có vợ. Cháu thứ ba đang học ở NewZeland. Các con trưởng thành hết rồi, tôi coi mình là người tự do, không phải lo lắng điều gì mới có thể toàn tâm toàn ý đi vẽ được. Các con cũng lo cho tôi lắm, tối nào chúng cũng gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe, công việc. Nói thực chúng cũng cản khủng khiếp lắm, nhưng thấy tôi cương quyết, chúng không đồng ý cũng không được! Tôi chỉ sợ mình chậm chân mà không đến kịp để gặp các Mẹ bởi phần đông đã già yếu. Tôi làm công việc này cũng là để trả ơn cho đời, trả nợ cho nghiệp thôi...
+ Sau triển lãm “Hành trình nét thời gian”, bà sẽ quay trở lại TP Hồ Chí Minh bằng cách nào?
- Lộ trình trở lại TP.HCM, tôi đã tính đi theo tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nhưng nhiều người khuyên đi xe gắn máy sẽ bất tiện vì không có trạm đổ xăng nên tôi đang phân vân, có lẽ tôi sẽ đi theo hình xương cá như vừa rồi, đến những huyện chưa kịp đến để vẽ nốt các Mẹ. Đúng 20/10, tôi sẽ làm triển lãm tiếp theo về chân dung các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng còn sống ở khắp các tỉnh, thành từ TP HCM trở ra phía Bắc.
+ Xin cảm ơn bà và chúc bà luôn dồi dào sức khoẻ với hành trình xuyên Việt về lại TP Hồ Chí Minh!
Hồng Hà thực hiện
(Nguồn: Báo Điện tử Tổ Quốc)