Ngày 5-8-2010, Đại hội Nhà văn Việt
Nhân Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, lucbat.com xin giới thiệu bài viết của tác giả trẻ Khương Duy. Đây chỉ là một trong nhiều ý kiến bàn luận của đông đảo bạn đọc gần xa, về một sự kiện văn học 5 năm mới có một lần....
Có phải chính là sự ngại lăn lộn?
Trong bài Phát ngôn và hành động: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam, nhà báo Trực Ngôn đã trích đăng những dòng tâm sự của nhà thơ, họa sỹ Trần Nhương sau Đại hội nhà văn khu vực các tỉnh phía Bắc, trong đó có đoạn viết: 'Hình như các nhà văn chúng ta không mấy người can dự vào đời sống xã hội đang nóng bỏng. Rất ít tiếng nói cùng nhân dân. Các nhà văn gần như người ngoài cuộc, e dè, sợ hãi một cái gì đó.'
Cuộc họp trù bị của Đại hội VIII Hội Nhà văn Việt Nam
chiều ngày 4-8-2010. Ảnh: Lê Minh Đạt.
Đây là điều từ lâu tôi đã trăn trở nhưng phải đến khi chính một 'người trong cuộc' tự nói ra, tôi mới dám mạo muội viết đôi dòng. Quả thực, trong suốt chiều dài của nền văn học Việt
Thế nhưng, suốt những năm gần đây, văn học Việt
Liệu có phải sự e dè đó xuất phát từ nỗi lo sợ một thứ dây trói vô hình đối với những người cầm bút? Nhưng khi sự kiểm duyệt bên ngoài còn chưa xảy ra thì tiếc thay, sự 'tự kiểm duyệt' bên trong đã khiến nhà văn chẳng còn hào hứng khai thác và viết về những đề tài 'nhạy cảm', đó chính là 'đời sống xã hội đang nóng bỏng.'
Bắt được hơi thở của thời đại đã khó, chấp bút viết về những đề tài nóng sao cho tác phẩm của mình không trở thành những bản tin thời sự lại càng khó hơn. Thế nên, chẳng nhà văn nào muốn đứa con tinh thần mình dành hàng năm trời thai nghén không bao giờ được ra đời, hoặc ra đời không đúng như ý nguyện. Chi bằng không viết, hoặc viết 'nhẹ đi' là an toàn nhất.
Nhưng nếu nhìn ngược lại lịch sử văn học Việt Nam, dưới sự khắt khe của giáo điều phong kiến, thi hào Nguyễn Du vẫn cho ra đời tập Truyện Kiều để hôm nay chúng ta có một kiệt tác sánh ngang hàng văn chương thế giới. Dưới sự kiểm duyệt gắt gao của chế độ thực dân Pháp, dòng văn học 1930-1945 vẫn tuôn chảy, ghi lại dấu ấn của một thời đại hỗn loạn và đau khổ, nhưng vẫn thấm đẫm tình yêu nước...
Và không xa đây thôi, những năm 'đêm trước Đổi mới' 1986, khi mà những luồng tư tưởng bảo thủ vẫn còn ngự trị, sự kiểm duyệt còn khắt khe, nhưng xã hội vẫn phải xôn xao và thức tỉnh trước những vở kịch chính luận của Lưu Quang Vũ, những thiên truyện ngắn, tiểu thuyết 'xộc thẳng' vào hiện thực đầy gai góc của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khắc Trường, những vần thơ nóng bỏng và da diết của Nguyễn Duy... Lớp nhà văn ấy đã làm nên cả một dòng văn chương thời kì đầu Đổi Mới khắc ghi trong tâm khảm bạn đọc.
Hai nhà thơ tuổi Đinh Dậu, Nguyễn Quang Thiều và
Đặng Vương Hưng bên hành lang đại hội. Ảnh: Lê Minh Đạt.
Còn nay, cơ chế quản lý văn nghệ dù còn nhiều bất cập, nhưng so với trước, đã thông thoáng hơn rất nhiều. Vậy nhà văn e ngại điều gì?
Có lẽ rào cản lớn nhất chính lại chính là sự ngại lăn lộn với những đề tài 'nhạy cảm', ngại khó, ngại khổ của nhà văn?
Nhưng nếu nhìn xa hơn, viết hay không viết, viết nông hay sâu, viết gai góc hay hời hợt không phải là lựa chọn của cá nhân nhà văn, mà đó còn là trách nhiệm lịch sử đã chọn và đặt vào tay người cầm bút. Nếu nhà văn còn e dè, chưa có dũng khí để tự vượt qua chính mình, sáng tạo ra những tác phẩm mang tinh thần và hồn cốt thời đại, thì thế hệ con cháu chúng ta sẽ có những gì làm di sản tinh thần để dựng xây và phát triển đất nước?
Bên cỏ dại, hoa vẫn nở, rạng ngời kiêu hãnh
Hơn bao giờ hết, tôi cho rằng dòng văn học hiện thực cần được khơi lại. Khi những dư âm của chiến tranh đã lắng xuống, khi sự lãng mạn kiểu mây gió trăng hoa đã không còn đủ sức hấp dẫn độc giả trong cuộc sống vội vã và thực dụng hôm nay, thì vũ khí mà văn học cần nắm lấy là chủ nghĩa hiện thực.
Xã hội ta đang phải trải qua buổi giao thời. Sau gần một thế kỷ, dường như lịch sử đang lặp lại theo hình xoáy trôn ốc mà triết học đã đề cập. Trong xã hội hôm nay không thiếu những cảnh đời ngang trái, những thói đời gian trá, hư hỏng, thậm chí đồi bại...
Dù muốn dù không, những hố sâu ngăn cách các giai tầng đang ngày một lớn dần, và nguy cơ hình thành những nhóm lợi ích xa rời lợi ích chung của dân tộc đã được cảnh báo. Xã hội đầy những điều phi lý trong một giai đoạn quá độ mà Lênin đã gọi là 'những cơn đau đẻ kéo dài', đang cần các nhà văn tạc thành diện mạo của thời đại.
Nhưng nếu chỉ có vậy thì diện mạo thời đại chúng ta đang sống sẽ chỉ u ám? Sau gần một thế kỷ với bao nhiêu biến động, lịch sử phát triển của một dân tộc chắc chắn khiến các nhà văn, nếu thật sự tài năng, và tâm huyết không chỉ dừng lại ở những cái kết bi quan. Vì cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt: Bên cái xấu là cái tốt, bên cái thấp hèn là cái cao thượng. Bên cỏ dại, hoa vẫn nở, rạng ngời và kiêu hãnh...
Văn học hiện thực thời hiện đại, và phẩm cách người cầm bút không chỉ buộc nhà văn phải viết thật, phản ánh thật mà còn phải có trí tuệ và bản lĩnh để nhìn ra ánh sáng con đường phát triển một xã hội, một dân tộc đang trên tiến trình hội nhập.
Nhà văn Cao Duy Sơn (trái) nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á 2009
Xã hội luôn chứng kiến sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái tiến bộ và cái hủ bại. Đó là cuộc đấu tranh đau đớn và dai dẳng. Văn học phải cho người đọc cái nhìn thấu đáo vào hiện thực, nhưng cũng phải giúp con người tràn đầy niềm tin vào cái thiện, cái tử tế.
Ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng có thể thấy điều đó: Trong giáo dục, có những hiệu trưởng mua dâm học trò, nhưng cũng có biết bao nhiêu thầy cô lội suối băng rừng đem con chữ đến với học trò. Trong hàng ngũ cán bộ, có nhiều ông quan tham chỉ biết vơ vét cho đầy túi nhưng cũng có những anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Trong hàng ngũ trí thức, có những người khôn ngoan 'ngậm miệng ăn tiền' nhưng cũng có những người mạnh dạn đứng lên, nói tiếng nói phản biện trước những vấn đề lớn lao của dân tộc.
Sứ mệnh của văn học hiện thực là vinh danh những con người chân chính, đứng về phía họ để cùng đấu tranh vì một xã hội tốt đẹp và phát triển hơn. Nếu như Cách mạng tháng Tám thành công có sự đóng góp của dòng văn học hiện thực phê phán, thì khi xã hội chúng ta thực sự đạt được mục tiêu 'công bằng, dân chủ, văn minh', lịch sử sẽ không quên thế hệ nhà văn hôm nay đã vững bước trên con đường 'nghệ thuật vị nhân sinh'.
Theo Khương Duy (Vietnam.net)
____________________________
Lời BT trực chuyên mục: Nhà thơ Đặng Vương Hưng, Chủ nhiệm trang web lucbat.com tham dự Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII với tư cách là Đại biểu chính thức; Biên tập viên – Quản trị mạng Lê Minh Đạt (Lãng Tử Đạt Ma) tham dự với tư cách là Phóng viên.
Xin nhiệt liệt chúc mừng các Nhà văn, nhà thơ, cộng tác viên thân thiết của lucbat.com!
Chúc Đại hội Nhà văn Việt