“Nếu trong các chương trình nghệ thuật chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long chỉ toàn ca khúc, chỉ có các loại nhạc Pop, Rock… thì thật nghèo nàn, như thiếu đi chất trí tuệ của người Hà Nội. Vì lẽ đó, tôi muốn sáng tác giao hưởng về Hà Nội”.
Hà Nội luôn là cảm hứng sáng tạo không ngừng trong mỗi người nghệ sĩ. Với nhạc sĩ Vĩnh Cát cũng vậy. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” - nhạc sĩ vẫn vượt qua những cơn đau khớp hoành hành, để làm nên nhạc phẩm “Đây sông Hồng, sông Cái” và “Không chỉ là huyền thoại”. Hai bản giao hưởng này vừa được biểu diễn trong đêm nhạc “Nhạc sĩ Vĩnh Cát với Hà Nội - Thủ đô yêu dấu”.
* Được biết, những ca khúc của nhạc sĩ từng làm rung động biết bao trái tim khán thính giả cũng chính là những ca khúc viết về Hà Nội. Từ “Gửi bạn thủ đô” (1950), “Hà Nội của ta” (1964), “Hà Nội, thủ đô ta đó” (1967), “Thuở ấy tình yêu” (1994) đến “Hoài niệm tên em” (1998)… đến khi Hà Nội 990 tuổi, nhạc sĩ đã sáng tác “Hà Nội vào thu”. Và bây giờ, ông lại mừng Hà Nội 1.000 năm tuổi bằng hai tác phẩm giao hưởng “Đây sông Hồng, sông Cái” và “Không chỉ là huyền thoại”…
- Tôi muốn thể hiện tình yêu sâu sắc của mình với Hà Nội bằng ngôn ngữ giao hưởng, vì chỉ có thể loại âm nhạc bác học đa tầng, đa nghĩa như giao hưởng mới có thể nói lên mọi cung bậc tình cảm, mọi suy nghĩ đa chiều với triết lý sâu rộng về Hà Nội, về đất nước Việt Nam.
* Giao hưởng là thể loại âm nhạc bác học, rất kén người thưởng thức, vừa tốn nhiều công sức mà rất khó “nổi”. Viết nhạc cho một sự kiện trọng đại như kỷ niệm Hà Nội 1.000 năm tuổi, nhạc sĩ có cảm thấy đây là một sự mạo hiểm?
- (Cười). Vẫn biết âm nhạc không lời nói chung, nhạc giao hưởng nói riêng chưa có nhiều công chúng ở Việt
* Vậy hai tác phẩm này được kết cấu như thế nào để làm nổi bật được chiều dài lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua suốt 1.000 năm?
- Hai tác phẩm có sự bổ sung, phối hợp cho nhau, hy vọng có thể phản ánh được mọi mặt của Thăng Long xưa, Hà Nội nay. Để gần gũi với thói quen thưởng thức âm nhạc không lời ở nước ta, mỗi chương nhạc đều có một tiêu đề. Đó là một bản concerto cho đàn violon với dàn nhạc giao hưởng có nhan đề “Đây sông Hồng - sông Cái”, gồm 3 chương “Soi bóng kinh thành”, “Lấp lánh đỏ sóng phù sa” và “Mãi dạt dào, ơi dòng sông…”; bản giao hưởng 5 chương mang tựa đề “Không chỉ là huyền thoại”, gồm: “Đế đô cho muôn đời”, “Tình người Thăng Long - Hà Nội”, “Những thiên sử vàng”, “Sức sống kinh kì” và chương kết “Đất nước Tiên Rồng cất cánh”.
* Xin cảm ơn nhạc sĩ.
Thương Huế thực hiện
(Nguồn: Báo TNVN)