Lễ trao giải cuộc thi thơ lục bát “Ngàn năm thương nhớ” đã diễn ra tại Hà Nội vào sáng 2/7/2010. Tại lễ trao giải này, nhà thơ Đặng Vương Hưng, thành viên BTC cuộc thi, chủ nhiệm trang web lucbat.com đã có một đề xuất gây bất ngờ với nhiều người. Đó là đề xuất công nhận lục bát là “quốc thơ”, và không những thế, trang lucbat.com còn sẽ tích cực vận động kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận thơ lục bát là Di sản văn hóa thế giới. Trao đổi với TT&VH về đề xuất đầy lãng mạn này, nhà thơ Đặng Vương Hưng, cho biết:
- Việc có tới gần 16.000 bài thơ dự thi chỉ trong 6 tháng ngắn ngủi đã cho thấy sức mạnh và sức hấp dẫn của thể loại thơ lục bát đối với độc giả và những người yêu thơ. Chúng tôi không bất ngờ về điều ấy. Bởi, nhìn tổng thể, không thể thơ nào có khả năng bám sát và gần gũi với đời sống nhân dân như thơ lục bát. Dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư, mỗi nhà thơ đều chắc chắn có những lần sáng tác theo thể loại này. Sau lễ trao giải, trên trang web lucbat.com, chúng tôi đã đề xuất ý tưởng cùng kêu gọi chọn thể loại thơ lục bát là “quốc thơ” của Việt
* “Quốc thơ” ư? Liệu có quá lời hay không, thưa anh?
- Thơ lục bát không chỉ đơn thuần có giá trị ở góc độ thi ca. Nói không quá lời, lục bát là cội nguồn, là hồn vía của văn hóa Việt. Thể thơ này tồn tại cả ngàn năm và phát triển thông qua lời ăn tiếng nói của ông bà ta xưa truyền lại cho con cháu, qua tục ngữ, ca dao và qua các làn điệu dân ca ở khắp mọi miền đất nước. Thậm chí, các vấn đề nặng tính xã hội như tôn giáo, chính trị... cũng đều sử dụng loại thơ này để tiếp cận từng cá nhân. Thông thường, mỗi nền văn hóa, văn học hay thi ca đều có những thể loại mang tính biểu tượng riêng. Lục bát là thể thơ truyền thống, có thể coi là biểu tượng của thi ca Việt
* Vậy, có điểm gì khó trong việc đề cử lục bát là quốc thơ, theo anh?
- Do những đặc trưng về cấu trúc, cách gieo vần... lục bát vẫn bị coi là thể thơ nôm na, giản dị, dành cho đại đa số những người có trình độ thấp hoặc cá biệt là không biết chữ. Chúng ta có thể quen với sự tồn tại của thơ lục bát trong cuộc sống hàng ngày, nhưng khi chính thức thừa nhận và tôn vinh nó thì lại là một câu chuyện khác. Khi ấy, chắc chắn sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều cùng tranh luận và “mổ xẻ” thể loại thơ này. Khi nghe ý tưởng của tôi, nhà thơ Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải cho các tác giả đoạt giải cao tại cuộc thi
* Anh và trang web lucbat.com sẽ làm những gì để đóng góp vào lộ trình ấy?
- Bên cạnh việc tổ chức giải thưởng “Ngàn năm thương nhớ” theo từng năm, chúng tôi sẽ lấy ý kiến bạn đọc và các nhà thơ về vấn đề này. Ngoài ra, tôi được biết, tạp chí Văn nghệ Quân đội và Sông Hương cũng sẽ tổ chức một số giải thơ lục bát trong thời gian tới. Đó là điều rất đáng quý, bởi tôn vinh thơ lục bát cần sự đóng góp công sức của nhiều người. Khi đông đảo học giả, văn nghệ sĩ, bạn đọc có ý kiến, tôi mong những cơ quan có thẩm quyền sẽ chú ý tới vấn đề này một cách nghiêm túc.
* Cuối cùng, giả sử như danh hiệu “quốc thơ” được công nhận thì điều đó sẽ có tác động thế nào tới đời sống của thơ lục bát tại Việt
- Nhiều lắm. Trước hết, tôi mong điều đó sẽ là cú hích cho sự phát triển thơ lục bát ở Việt
* Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này.
Đông Hải thực hiện
(Nguồn: Báo Thể Thao & Văn Hóa)
Hoàng Bao - hoangbaokhcnbn@gmail.com - 02413824413 - Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh
(Ngày 16/07/2010 10:38:17 AM)
Lục bát có phải là thơ thuần Việt?
Tôi không học chuyên về Khoa học xã hội, lại càng không học ngành Văn học mà học Toán. Nhưng tôi có đọc và thấy nhiều tài liệu nói thơ Lục bát không phải thơ thuần Việt. đã có một số nghiên cứu công bố lối gieo vần kiểu lục bát, song thất lục bát là truyền thống chung của Đông Nam Á. Ngôn ngữ mỗi dân tộc có có cấu trúc mỗi khác (đa âm hoặc đơn âm) là một trong những từ để Lục bát có lối đi riêng. Ví dụ: Lục bát Chăm với tên gọi là ariya cũng vậy, so với lục bát Việt có sự khác biệt nhất định. Ngay từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đã ghi nhận là thời điểm ra đời của sử thi Akayet Dewa Mưno, lục bát Chăm đã có mặt. Tiếng Chăm đa âm tiết nên lục bát Chăm khi thì gieo vần theo lối đếm âm tiết, khi thì theo dạng nuốt âm, điều này ở lục bát Việt không có. Lục bát Chăm gieo vần lưng, chữ thứ sáu dòng lục hợp với chữ thứ tư dòng bát thì lại giống lối gieo vần xưa trong ca dao Việt. Ví dụ: Thei mai mưng deh thei o Drơh phik kơu lo yaum sa urang Giống như: Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Cung cấp thông tin này để Lục bát. com xem xét kỹ có đề nghị "quốc thơ" hay không. Như trên đã thưa trước với các thi hữu, là dân ngoại đạo, đọc thấy thế thì ghi lại thế như để học thêm chứ không có ý tranh luận. Có gì sai sót kính mong lượng thứ.
ĐINH THƯỜNG - thuonghuyen858@yahoo.com - 0912.242.998 - Hải Phòng
(Ngày 9/07/2010 11:34:51 AM)
Nhà thơ Đặng Vương Hưng vốn rất nhạy cảm. Anh đã sáng lập trang web lucbat.com nhằm mục đích bảo tồn và phát triển thể thơ Lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc. Nay anh lại đề xuất ý tưởng "Sau Quốc hoa là Quốc thơ", ý tưởng thật độc đáo! Hoa sen dung dị ao nhà
Trần Nguyên Anh - tranguyenanh@gmail.com - - Hoàng Mai - Hà Nội
(Ngày 7/07/2010 04:55:38 PM)
Quốc hồn quốc túy nói rồi,
DƯƠNG PHƯỢNG TOẠI - duongphuongtoai@gmail.com - 0982 367 982 - camphuong.vnweblogs.com
(Ngày 7/07/2010 12:31:48 PM)
Một ý kiến, một ý tưởng hay của Nhà thơ Dặng Vương Hưng. Đã đến lúc không chỉ chúng ta cần Quốc hoa, mà chúng ta cần có một Quốc Thơ. Quốc Thơ - chỉ có thơ lục bát là xứng đáng lên ngôi Quốc Thơ của dân tộc Việt , đất nước Việt. Thơ lục bát thời nay và sau này không còn là cái gì đó dân dã... nhà quê nữa! Thực chất mà nói, thơ lục bát ngay từ xưa đã không phải là dân dã, nhà quê, nó đã rất sang trọng, thâm thúy, bác học. Chẳng qua chúng ta đời sau nhìn lại vì nó được nói, được đọc, được ngâm nga, được ru từ bà, từ mẹ, từ chị ta ở vùng thôn quê, đồng áng. Khi có những câu lục bát thì nước Việt ta đâu đã có thành thị, phố xá đô hội. Thành Thăng Long khi mới ra đời cũng cỉ là chút ít lô nhô nhà cửa và cung điện chứ chưa thề phồn thịnh ngay. Mãi sau mới phát triển dần đến 36 phố phường qua bao thời đại. Mà lục bát đã được hát, nói trước đó xa. Sao lại chỉ là dân dã, nhà quê khi tiếng ca trù ngân lên ngay giữa cung đình? Hoàn cảnh đặt lục bát vào những cung bậc xã hội đó chứ không phải nó chỉ là dân dã, nhà quê. Nó đã thực sự vươn tới sự sang trọng, đầy tri thức bác học của Thi ca Việt.
Thơ Lục bát cho đến lúc này rõ ràng đã hoàn thiện và sẽ tiếp tục hoàn thiện, hướng tới những đỉnh cao thanh cao hơn, trí tuệ của thơ Việt. Thơ Lục bát sẽ là tiếng nói Thơ Việt tham gia vào xa lộ thơ Thế giới mới một lối đi sáng tạo riêng mà các quốc gia khác không thể có được! Các nhà thơ, các cơ quan quản lý văn hóa đất nước đã đến lúc đăng quang cho Thơ lục bát thành Quốc thơ, kẻo sẽ muộn. Nếu bây giờ thế ta không làm, bỏ qua thì Con Cháu ta sẽ làm và khi ấy chúng ngoảnh lại nhìn sẽ nói gì về hành động của người lớp trước? Tôi cho rằng: Quốc Thơ là đúng! |