Chủ nhật, 22/12/2024,


Nữ võ sĩ viết văn, bắt cướp, trèo cây... (12/06/2010) 

Bạn đọc biết đến chị là nhà văn, nhà báo, và cả nhà giáo (dạy võ) và trọng tài Taekwondo cấp quốc gia. Nhưng còn ít người biết tác giả tập truyện “Một nửa là người” còn là một “hiệp sĩ đường phố” giúp người yếu thế.

 

Hiệp sĩ đường phố

Nhà văn trẻ Nguyễn Thị Bích Yến

Bích Yến có dáng người nhỏ nhắn nhưng từng đối mặt với những tên cướp đường phố to gấp đôi chị. Trong một lần đi ngang qua đường Bùi Thị Xuân, Yến bỗng nghe có tiếng “cướp, cướp”. Chưa định thần chuyện gì xảy ra, Yến bỏ xe máy đang đi, đuổi theo tên cướp đang vừa chạy vừa ngoái lại phía sau.

 

Trong chốc lát, Yến đã áp sát được tên cướp có dáng người khá cao nhưng hắn có vẻ run, cứ lắp bắp trong miệng. Yến cất giọng đanh thép: “Trả lại túi cho người ta” và đứng tấn sẵn sàng ra đòn nếu tên cướp tháo chạy. Nhưng tên cướp đã khuỵu chân xuống vì quá run, trả lại túi. Lần ấy, Yến đã tha cho tên cướp không giải về trụ sở công an nữa vì trong chiếc túi bị giật không có món đồ nào giá trị.

 

Đó chỉ là một vụ đơn giản mà Yến từng ra tay giúp đỡ người bị hại. Một lần khác cô đi qua đường Hàng Bông thấy hai cô gái tóc vàng cao lênh khênh đang phân bua bằng tiếng Anh với hai ông đạp xích lô. Sự việc là hai ông này định “ăn chẹt” tiền của khách từ 50 lên 200 ngàn đồng/2 người. Hai cô gái đưa ra 50 ngàn theo đúng giá thỏa thuận nhưng hai ông đạp xích lô không đồng ý. Yến an ủi hai cô Tây, gọi taxi và cho họ số điện thoại kèm lời dặn: “Nếu có sự cố gì thì các cô gọi cho tôi”.

 

Quay lại với hai người đạp xích lô, Yến nghiêm giọng: “Một là các anh nhận số tiền này, hai là mời hai anh vào đồn công an”. Một ông xích lô nổi khùng lên định tát Yến nhưng cô đã kịp lùi lại, thủ thế sẵn sàng tung đòn. Cô xé toạc chiếc áo mưa đang mặc trên người để ra uy với hai ông xích lô. Cùng với sức ép của nhiều người xung quanh, Yến đã buộc hai ông xích lô nhận số tiền công 50 ngàn. Sau đó, Yến được cơ quan (báo Văn Nghệ) khen ngợi vì đã có công giúp người nước ngoài thoát khỏi sự bấu víu, bắt chẹt.

 

Trèo cây giải cứu người điên

 

Bích Yến từng chia sẻ, với chị 'làm báo là nghề, viết văn là nghiệp, võ thuật là sở thích.' Có những sự ngẫu nhiên trong truyện của Yến viết và những tình huống cô gặp trong cuộc sống.

 

         

           Bích Yến còn là trọng tài ở một số giải Taekwondo quốc gia.

 

Chẳng hạn ở truyện “Điểm chết”, Yến đề cập đến 328 con sông đổ về Việt Nam với vô vàn nước bẩn và xảy ra đại dịch. Truyện này Yến viết trước khi xảy ra vụ công ty Vedan xả trộm nước thải ra sông Đồng Nai. Hay trong tập truyện “Một nửa là người” cũng có một truyện nói đến người đàn bà điên, thế nào mà sau này, ngày 28/4/2008, Yến đã một phụ nữ điên thật.

 

Khi Yến đi tới đầu đường Thanh Niên (phía  phố Thụy Khuê) thì bắt gặp đám đông ken cứng lòng đường. Trên cây gần đó có 5 người, trong đó một người đàn bà đang huơ chân múa tay trên cành cao, cách mặt đất 5 m. Yến bỏ xe cùng hàng hóa chạy lại xin trèo lên cây đưa người đàn bà kia xuống.

Tác phẩm “Một nửa là người” đoạt giải thưởng “Tác giả trẻ” của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2008.

Là tác giả kịch bản “Bốn đêm say” và cùng tham gia đạo diễn bộ phim với đạo diễn châu Âu Garbrien, được Hội Điện ảnh Việt Nam và Đại sứ quán Pháp đánh giá tốt.

Thành tích võ thuật: Nhiều huy chương vàng, bạc, đồng các giải võ thuật khu vực và toàn quốc.

Đẳng cấp võ thuật: Huyền đai tam đẳng quốc gia, Huyền đai nhị đẳng Viện hàn lâm Kukkiwon thế giới.

Hiện Nguyễn Thị Bích Yến đang là phóng viên báo Văn Nghệ, ngoài ra Yến còn dạy võ miễn phí cho người trung niên ở nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức và làm nhiệm vụ trọng tài ở một số giải Taekwondo quốc gia.

Người phụ nữ kia đã ngồi trên cây hơn 3 giờ đồng hồ và dường như có ý định nhảy xuống đường tự tử. Yến lanh lẹn áp sát, ôm ghì lấy chị ta và nói: “Em đây, chị đừng sợ”. Người đàn bà kia cũng ôm chặt lấy Yến.

 

Đợi tinh thần chị ta trấn tĩnh lại, Yến nhẹ nhàng đưa xuống mặt đất và tất cả cùng về trụ sở công an phường Thụy Khuê. Ở đây, qua xác minh, người đàn bà kia tên Hồng, quê ở Nghệ An. Trong những câu nói không đầu không cuối, bà Hồng luôn nhắc đi nhắc lại cụm từ: “Sao có vài sào ruộng mà đóng tới hơn 50 khoản thuế. Còn lương cán bộ thì mỗi ngày một tăng. Ta phải đi tìm lãnh đạo hỏi mới được”.

 

Yến đã về nhà lấy tiền rồi cùng công an đưa bà Hồng đi khám bệnh và liên lạc với người nhà ở quê ra đón. Người nhà bà Hồng cho biết, bà mắc bệnh tâm thần nên mỗi năm thường có vài tháng phát bệnh, hay đi lang thang và thích trèo cây. Khi trở lại bình thường, bà Hồng liên lạc với Yến nhận làm em nuôi.

 

Trước hành động nghĩa hiệp trên, Yến vinh dự được chọn là “5 gương mặt được công chúng ghi nhận năm 2008” trên báo Lao động Thủ đô.

 

Đức Chính

(Nguồn: Vietnamnet)

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: