Cuốn tiểu thuyết dã sử này lần đầu tiên hé mở bức màn bí mật về nàng Công nữ Ngọc Vạn, người đàn bà tuyệt đẹp có công lớn, là một trong số những liệt nữ đất Việt ít người biết đến.
Tại sao các sử gia triều Nguyễn lại làm ngơ không nhắc đến, hoặc có nhắc đến thì cũng nhắc một cách chiếu lệ, hững hờ đối với người đàn bà đóng góp công đầu trong cuộc
Trong thời kỳ gây dựng xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã từng mở rộng lãnh thổ nước ta về
Nhưng giả như cuộc Nam tiến đó "thiếu" sự đóng góp công sức cả một đời mình của một người đàn bà, người đàn bà duy nhất đương thời có đủ khả năng làm tiên phong mở lối, cũng là người trong dòng họ Nguyễn, liệu các chúa Nguyễn có làm nên chuyện được không?
Công nữ là từ để gọi con gái của một vị chúa, không nên lầm lẫn với công chúa là con gái của vua. Sở dĩ sau này có người gọi là công chúa Ngọc Vạn, đó chỉ là cách gọi theo khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, thân phụ của vị công nữ này được nhà Nguyễn tôn phong là Hi Tôn Hiếu Văn Hoàng đế. Công nữ Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta 2 vào năm 1620 và được sắc phong hoàng hậu Chân Lạp. Khi vua Chey mất, hai người con của bà Chau Ponhea To rồi Chau Ponhea Nou lần lượt lên làm vua, Ngọc Vạn đương nhiên trở thành thái hậu nước Chân Lạp.
Qua quá trình 52 năm làm quốc mẫu Chân Lạp đó, Ngọc Vạn đã làm được nhiều việc cho dân tộc Việt mà thiết tưởng không có ai khác của nước ta làm nổi: Thứ nhất, xin với vua Chey cho người Việt di cư sang khai hoang sinh sống ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và Nông Nại (Đồng Nai) để rồi từ đó dân Việt tỏa rộng ra trên khắp miền Thủy Chân Lạp. Thứ hai, xin phép cho di dân nước Việt được võ trang để tự vệ trên vùng đất Thủy Chân Lạp. Thứ ba, xin phép vua Chey thành lập một sở thuế thương mại đầu tiên ở Prey Kor (Sài Gòn Chợ Lớn) làm đầu cầu chiến lược vững chắc cho chương trình di dân của người Việt vào đất Chân Lạp.
Sau khi hai người con bà chết, mặc dù những người khác trong hoàng tộc thay nhau lên làm vua, bà Ngọc Vạn vẫn tiếp tục giữ ngôi vị thái hậu. Nhờ thế, mỗi khi có chuyện tranh chấp nội bộ trong chính quyền Chân Lạp, bà Ngọc Vạn vẫn cố vấn cho những người yếu thế chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn.
Theo nhiều ý kiến, sở dĩ các sử gia triều Nguyễn tránh nêu rõ những công trạng của Ngọc Vạn là vì quá trọng quan niệm chính nhân quân tử mà bỏ qua công lao của một người, đặc biệt là một người đàn bà, qua một quá trình hơn năm mươi năm chịu đau khổ, chịu cô đơn, lao tâm khổ trí. Nhưng sử gia nhà Nguyễn lờ đi thì có sử Campuchia và nhiều nhà nghiên cứu về Đông Nam Á của Tây phương ghi chép việc này.
Tác giả Ngô Viết Trọng tâm sự, ông rất cảm phục người đàn bà tài tình, quả cảm phi thường này và viết thiên tiểu thuyết lịch sử Nàng Công nữ Ngọc Vạn như thắp một nén hương để tưởng niệm công lao của bà.
Hưng Phú
(Nguồn: Tiền Phong Online)