35 năm sau ngày giải phóng miền Nam, trong một chuyến đi mong tìm những con người, những số phận ghi dấu sự kiện lịch sử lớn lao này, bất ngờ chúng tôi được biết điều đặc biệt trong cuộc đời một người nghệ sĩ mà tên tuổi cũng như gương mặt, dáng hình đã vô cùng quen thuộc.
Đó là NSƯT Lý Huỳnh - một cuộc đời đặc biệt với những khúc ngoặt bất ngờ, những thành công dường như đã hẹn trước, chỉ chờ một cuộc đổi thay...
Ông hẹn tôi vào giữa trưa tại ngôi nhà của mình trên đường 3-2, một ngày nắng giữa TP Hồ Chí Minh - Sài Gòn 35 năm sau ngày giải phóng.
Bước vào phòng khách của ngôi nhà mặt tiền ngóng ra con phố khá ồn ào, cảm giác như bước vào một gian triển lãm nhỏ, nơi trưng bày những bức ảnh tư liệu gần như ghi lại những dấu mốc cuộc đời ông từng trải qua, những vai diễn đáng nhớ, những thành tựu mà vợ chồng ông và những người con nổi tiếng đạt được.
NSƯT Lý Huỳnh, tháng 3-2010.
Những người còn trẻ ở thế hệ sau này nếu chưa biết về ông có thể sẽ chăm chú vì những bức ảnh từ cái thời ông còn sắm vai những sĩ quan chế độ cũ trong các bộ phim đen trắng thời kỳ đầu.
Nhưng với phần nhiều những ai cảm thấy thân thuộc với ông dù chưa một lần gặp mặt, bởi những gì mà ông thể hiện trong những bộ phim nổi tiếng một thời, sẽ vẫn còn ngạc nhiên tò mò bởi những bức hình (phần nhiều là đen trắng đã ố mầu hoặc chụp lại từ họa báo nên không rõ nét) ông trong trang phục con nhà võ, những trận thượng đài, hạ knock-out đối thủ hoặc giơ cao tay chiến thắng...
Nhưng chưa kịp cố công tìm kiếm gì nhiều trên những bức ảnh đó, thì đúng giờ hẹn, ông xuất hiện với một cuốn băng video trên tay, bật cho tôi xem đoạn trailer phim “Tây Sơn hào kiệt” và bắt đầu hồ hởi nói về nó - bộ phim mới nhất ông vừa hoàn thành mà theo ông là “hài lòng nhất trong cả đời tâm huyết” với điện ảnh của mình.
Từ người lính cận vệ trở thành ngôi sao điện ảnh
35 năm kể từ ngày cuộc đời sang trang mới, nghệ sĩ Lý Huỳnh vẫn nhớ như in cảm giác của mình khi lần đầu tiên nhìn thấy những người lính giải phóng trên đường phố Sài Gòn.
“Họ là những thanh niên quá trẻ, gầy guộc, và hiền khô, dễ thương quá chừng, hoàn toàn khác với hình ảnh mà chúng tôi được nghe hằng ngày trên những chiếc loa tuyên truyền của chế độ Mỹ ngụy”- Ông nói.
Rất có thể, dự cảm tốt lành đó chính là báo hiệu tương lai tốt đẹp của cuộc đời một người lính cận vệ ở chế độ tay sai vừa bị lật đổ, mà khi đó, ông chưa thể hình dung nổi. Cuộc đời có những khúc ngoặt bất ngờ.
Vốn là một võ sư, khi bị bắt đi quân dịch, người ta chọn ông làm một trong những người ở đội bảo vệ cho các tướng tá của chính quyền Sài Gòn. Sau một thời gian huấn luyện, ông trở thành cận vệ tướng Nguyễn Cao Kỳ. Chính quyền Mỹ ngụy sụp đổ, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước quy về một mối, thì chỉ sáu tháng sau, ông được đoàn làm phim của Đài truyền hình gọi mời đi đóng phim, vai một sĩ quan ngụy trong bộ phim về nữ anh hùng biệt động Nguyễn Trung Kiên - Cô Nhíp. Đó là lần đầu tiên người lính cận vệ trong chế độ ngụy quyền tiếp xúc và hơn thế, còn làm việc chung với một người nghệ sĩ cách mạng nổi tiếng - đạo diễn, nghệ sĩ Khương Mễ.
Và vai diễn đầu tiên ấy, đại tá Hoàng, đã trở thành dấu mốc lật cuộc đời ông sang trang mới. Ngay khi phim công chiếu, mỗi khi gặp ở ngoài đường có người gọi ông là “đại tá Hoàng”.
Tiếp sau đó, chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm liên tục, ông có mặt trong 12 bộ phim - luôn luôn là một gương mặt đặc biệt “chuyên trị” các vai tướng tá chế độ cũ. Công chúng những năm 80 - 90 của thế kỷ trước không thể quên hình ảnh những tên sĩ quan ngụy ác ôn khét tiếng do ông thể hiện trên màn ảnh như vai đại úy Xăm trong phim Hòn Đất, đại úy Long trong Mùa gió chướng ... Những nhân vật dữ dằn từ ngoại hình đến tính cách, thật đến từng ngôn ngữ cử chỉ, gần như là một “mặc định” đối với Lý Huỳnh.
“Tôi có lợi thế diễn loại vai này, bởi thời làm cận vệ, tôi có điều kiện tận mắt quan sát, chứng kiến và hiểu, từng hành vi cử chỉ, lời nói, điệu bộ cũng như tâm tư suy nghĩ của họ”.-Ông nói.
Vậy nhưng, cuộc đời hẳn luôn có những bất ngờ lớn lao luôn ẩn giấu đâu đó mà trong những sự tưởng tình cờ, đôi khi, phải chờ một tri âm nhận biết. Người nhìn thấy những tố chất và tài năng thực sự tiềm ẩn trong người diễn viên chuyên hành động và võ thuật này, chính là đạo diễn-NSND Hồng Sến. Khi được mời vào vai Hai Lúa - một nông dân Nam Bộ với đầy đủ những tính cách điển hình trong phim Vùng gió xoáy của đạo diễn Hồng Sến, chính Lý Huỳnh đã ngần ngại.
“Đời tôi chưa một ngày làm nông dân, không hề hiểu biết gì về họ”. Vậy nhưng trước sự quả quyết của NSND Hồng Sến, ông đã bắt đầu tìm hiểu, đi thực tế về Long An, mặc bà ba, nhậu rượu đế, tập những đường cày đầu tiên trên miệt vườn châu thổ, thấm vào da thịt nắng, gió và giai điệu đờn ca tài tử miền Tây. Và rồi một hình ảnh Hai Lúa đầy nội tâm phức tạp đã hiện lên màn ảnh - trở thành một nhân vật đặc biệt trong lịch sử điện ảnh nước nhà.
Với vai diễn này, ông giành giải
Bản thân Lý Huỳnh, trở thành một người chiếm cảm tình đặc biệt, trong rất nhiều tình cảm của công chúng giành cho điện ảnh nước nhà thời kỳ gian khổ mà huy hoàng đó. Đó là thời kỳ đất nước vừa trải qua chiến tranh, vô cùng khó khăn thiếu thốn. Không quản ông là ai, đóng vai gì trên màn ảnh, đi đâu ông cũng được người dân chào đón như một người thân quen với rất nhiều yêu mến. Không ai hay biết, cuộc đời ông trước đó là những ngày tháng tẻ nhàm của một người lính cận vệ...
Từng thách đấu với Lý Tiểu Long
Hôm nay ngồi kể lại bao nhiêu niềm vui đã trải qua trong cuộc đời mình, nghệ sĩ Lý Huỳnh vẫn cho rằng, ông là người may mắn. Vậy nhưng, những người cùng thế hệ ông ở Sài Gòn những năm 60 đều biết, ông vốn là một võ sư tài năng. Hẳn rằng, nếu không có chiến tranh, nếu không bị bắt đi quân dịch, ông đã rất có thể đứng trên đỉnh cao nhất của bục vinh quang giành cho một nhân vật thể thao nổi tiếng. Rất có thể, tên ông đã vang dội ở đấu trường quốc tế...
Ông vốn là một võ sư con nhà nòi, và là học trò của những võ sư nổi tiếng của Nam Bộ thời kỳ trước. Trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến trước 1965, ông từng thượng đài và hạ nốc-ao đối thủ Lyauté Francoise, võ sĩ da đen vô địch quân đội Pháp. Khi đó ông mới 17 tuổi.
Thời đó, ông còn là võ sĩ có nhiều trận thượng đài nhất sáu tỉnh Nam Bộ và từng giành thắng lợi trước các võ sĩ nổi tiếng Anh Thạch, Mạch Trung Phương. Tên tuổi ông vang dội khắp Nam Kỳ lục tỉnh.
Trước khi bị bắt đi lính cho chế độ Ngô Đình Diệm, ông đã “chạm ngõ” điện ảnh bằng các vai võ thuật trong các phim giải trí của Hồng Công, Đài Loan. Ông kể, bộ phim đầu tiên ông tham gia là Long hổ sát đấu . Khi đạo diễn Hàn Anh Kiệt (Hồng Công) vào lò võ để tìm một võ sư giỏi cho vai diễn, chứng kiến cảnh ông tung chiêu liên hoàn bát cước trên không (trong giới võ thuật rất hiếm người thực hiện được), tỏ ra nể phục. Sau khi hoàn thành vai diễn, Hàn Anh Kiệt hỏi ông có dám đấu với Lý Tiểu Long không.
Tôi hỏi ông rằng, 'liệu khi thách đấu với Lý Tiểu Long, có phải ông nghĩ đến việc mình sẽ nhờ đó mà nổi danh, hay là mong rằng mình sẽ may mắn để giành chiến thắng?'. Ông nói: “Tôi là một võ sư thượng đài thật sự, không chỉ là trên phim ảnh. Đối với một võ sư thực thụ, không bao giờ thách đấu ai đó vì cầu mong sự may mắn. Thượng đài chỉ có thắng hoặc thua, đó kết quả thể hiện tài năng và sự khổ luyện, và cũng là trách nhiệm với danh tiếng cũng như sự nghiệp của mình sau đó”.
Ông đã thách đấu với Lý Tiểu Long. Sự kiện này đều được các báo Việt
Một trận thượng đài của Lý Huỳnh.
Một trận thượng đài năm 1960, Lý Huỳnh (trái)
hòa với võ sĩ Văn Đại (đương kim vô địch miền nam thời đó).
Những vai diễn sĩ quan ngụy ác ôn do Lý Huỳnh thủ vai.
Lý Huỳnh vai Đại úy Long, phim Mùa gió chướng.
Nhân vật Hai Lúa do Lý Huỳnh thể hiện trong phim Vùng gió xoáy.
Tri ân điện ảnh nước nhà
Trong lịch sử điện ảnh cách mạng Việt
Nhưng đối với bản thân mình, ông luôn đau đáu một nỗi niềm tri ân điện ảnh. Chính những nghệ sĩ tài năng và đức độ của nền điện ảnh thời kỳ đầu đã đưa ông đến với màn bạc. Những nghệ sĩ cách mạng đó đã nhận ra, trân trọng những năng lực đặc biệt của ông, mang đến cho ông những đam mê, tâm huyết lẫn kinh nghiệm. Kỷ niệm về họ ông giữ mãi trong lòng.
Chắc chắn rằng, những gì ông có được chính là kết quả tất yếu và có hậu của tài năng thực sự và khổ luyện. Nhưng chính ông cũng biết, thành công cũng là sự gặp gỡ tình cờ giữa cuộc đổi thay lớn lao của dân tộc và năng lực sẵn có trong con người mình, dẫn cuộc đời mình tới những khúc ngoặt bất ngờ nhưng dường như đều hẹn trước. Vậy nên, hơn 30 năm nay, ngay từ buổi đầu đến với điện ảnh, ông vẫn luôn tâm niệm cống hiến hết sức lực và tâm huyết của mình vì nó.
Lập một hãng phim tư nhân do chính mình điều hành, đầu tư thực hiện những bộ phim hành động - võ thuật và lịch sử cổ trang, là bởi ông muốn phát huy sở trường của mình, để đóng góp được nhiều hơn. Những bộ phim mang dấu ấn của hãng phim Lý Huỳnh như Lửa cháy thành Đại La, Thăng Long đệ nhất kiếm ... đều là những dấu mốc dù nhỏ ghi dấu trên chặng đường điện ảnh cho dòng phim lịch sử. Làm phim về lịch sử nước nhà, thể hiện hình ảnh các vị anh hùng dân tộc trong quá khứ - là một thôi thúc và đam mê đối với ông.
“Lịch sử nước mình có những nhân vật lẫy lừng không thua kém gì thế giới. Nhưng trong khi thế giới có những siêu phẩm điện ảnh hoành tráng về họ, chiếu khắp các rạp trên trái đất, thì ở Việt Nam những người làm nghề như mình phải ngậm ngùi ngồi xem phim lịch sử nước họ. Tôi muốn làm phim về Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Bùi Thị Xuân, Quang Trung - Nguyễn Huệ. Mơ ước có thể làm được những bộ phim như Anh hùng, Đại chiến Xích Bích ...”.
Và, 'Tây Sơn hào kiệt' - bộ phim về vị anh hùng áo vải của dân tộc, vua Quang Trung mà ông ấp ủ và thực hiện hàng năm trời, với kinh phí bỏ túi 12 tỷ đồng vừa hoàn thành, sẽ được chiếu trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những đại cảnh hoành tráng, những màn đấu võ oai hùng, những nhân vật và cảnh quay ngoạn mục. Ông nói rằng, đây là bộ phim mà ông dồn vào đó cả kinh nghiệm, tâm huyết và đam mê với nghiệp điện ảnh 30 năm qua, như một lời tri ân...
HỒNG MINH
(Nguồn: Báo Nhân Dân)
huynh ngoc khanh - ngockhanhdt@yahoo.com.vn - 0563834927 - 14 le hong phong thi tran dieu tri huyen tuy phuoc tinh binh dinh
(Ngày 10/07/2011 11:02:26)
qua bai viet ve vo su ly huynh em mong toa soan viet tiep ve co chu vo si sau ly huynh cuong,ly huynh nga,ly huynh giao,..........em chan thanh cam on |